-->
KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng” Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Tin tưởng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng - chúng ta sẽ thành công trong việc xây dựng một xã hội không thể và không muốn tham nhũng, lãng phí để đất nước sánh vai với các quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới.

Câu chuyện thu nhập và 1m2 chung cư

Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá 1m2 đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!

Từ 1/7 khi thực hiện tăng lương cơ sở rất nhiều công chức, viên chức mừng vì cũng ít nhiều cải thiện được cuộc sống trong bối cảnh giá cả ngày càng leo thang, các chi phí cho nhu cầu cuộc sống ngày càng nhiều; đặc biệt khi Nhà nước đưa ra các chính sách về phát triển nhà ở xã hội. Lương đã tăng theo đúng lộ trình, nhà ở xã hội đa số vẫn “đang nằm” trên giấy… cũng thời điểm người lao động, nhất là những người có thu nhập trung bình khá đến thu nhập thấp mà chưa có nhà riêng như ngồi “trên lửa”, đơn giản bởi giá nhà, giá chung cư tăng quá cao.

Sau thời kỳ “đóng băng” trong năm 2023, do chờ Luật Đất đai (sửa đổi) cũng như các chỉ đạo của Chính phủ về giảm nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp bất động sản để nhường chỗ cho khu vực sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nền tài chính, tín dụng an toàn. Ai cũng mừng thầm, có lẽ giá bất động sản sẽ giảm sâu (nhà, đất), người lao động có thu nhập trung bình khá trở lên có cơ hội mua nhà. Nhưng không, giá không giảm như kỳ vọng, trái lại ngày một tăng.

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Trong khi lương, phụ cấp của công chức, viên chức hệ số từ 2,34 đến cuối bậc chỉ từ 5-20 triệu đồng/tháng... (Ảnh minh họa)

Từ chỗ những năm trước, trong các quận nội đô những chung cư được cho là cao cấp hay “gắn mác” cao cấp giá cũng chỉ dao động 30-45 triệu đồng/m2, các chung cư khác giá khoảng 25-30 triệu đồng/m2, nhưng giờ đây chẳng cần cao cấp hay “thấp cấp” cứ trong các quận nội thành, giá 1m2 chung cư dao động 70-100 triệu đồng. Với mức giá “khủng khiếp” này, những người có thu nhập thấp, thu nhập khá (khoảng 20 triệu đồng/tháng) không biết bao giờ có nhà!

Trở lại câu chuyện đứa em, quê Hà Tĩnh - miền Trung nắng gió. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đến nay đã sinh sống, làm việc ở Thủ đô được 10 năm. Lương, thu nhập trung bình khoảng gần 30 triệu/tháng. Thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng có thể xếp vào loại trung bình khá, nhưng tính ra so với các khoản chi tiêu trong tháng cũng chẳng để ra được là bao.

Cậu em kể, tiền thuê nhà và các chi phí điện nước, xăng xe tháng khoảng 5 triệu đồng, tiền ăn; các loại tiền liên quan đến cưới xin, ngoại giao và các chi phí khác khoảng 15 triệu đồng/tháng. Chưa kể ốm đau, tiền gửi về quê biếu bố mẹ, mỗi tháng tằn tiện dư ra khoảng chục triệu. Một năm, dành dụm được tầm 150 triệu đồng. Với số tiền này, tính ra mua được… đúng 2m2 nhà chung cư! Đấy là cậu em làm ở doanh nghiệp, thu nhập còn tương đối khá, còn ngay như bản thân tôi và những viên chức làm các cơ quan hành chính sự nghiệp, ăn theo hệ số lương Nhà nước, mức thu nhập thấp hơn thì tính tiền tích lũy cả năm có khi chỉ mua được 1m2 nhà chung cư. Nghe có vẻ chua cay, nhưng đó là sự thật!

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
...Thì giá 1m2 chung cư ở các quận nội đô Hà Nội và TP.HCM đang dao động mức 70 - 100 triệu đồng thời điểm tháng 10/2024 khiến nhiều người không tiếp cận được với nhà ở. (Ảnh minh họa)

Nghe 1m2 chung cư giá lên đến 80 triệu đồng mà choáng, nên đành hỏi cậu em: “Chú học kinh tế, vậy anh hỏi giá chung cư tăng cao như hiện tại có phải là do giá đầu vào tăng?”. Cậu em trả lời, thực ra từ Tết Nguyên đán đến giờ giá đầu vào cũng không quá tăng đến nỗi làm giá chung cư tăng cao như hiện tại, cái chính là ở khâu “nghệ thuật” thổi giá dẫn đến hiệu ứng dây chuyền.

“Xét ở góc độ quản lý, có lẽ Chính phủ nên chỉ đạo thanh tra chuyên ngành, Bộ Xây dựng tiến hành thanh, kiểm tra xem giá cả như thế có đúng không? Nếu cứ thả như thế vấn đề bất bình đẳng về nhà ở vẫn cứ diễn ra”, cậu em kiến nghị! Từ hôm nay (1/10) những người hưởng lương chuẩn bị được lĩnh, nhưng cứ nghĩ đến tiền lương tháng với 1m2 nhà chung cư lòng nôn nao buồn!

Câu chuyện cũng lý giải vì sao tham nhũng vặt vẫn không thể chấm dứt, công chức, viên chức nhiều người “chân ngoài phải dài hơn chân trong”.

Kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực

Singapore là nước nổi tiếng với mô hình quản trị quốc gia và có chế phòng, chống tham nhũng tốt nhất. Trong lần đi học quán triệt nghị quyết Hội nghị Trung ương do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức, thiếu tướng Lê Văn Cương kể câu chuyện về mô hình phòng, chống tham nhũng ở nước này đáng để chúng ta duy ngẫm. Cụ thể, từ ngày quốc đảo Singapore giành được độc lập, việc đầu tiên mà Thủ tướng Lý Quang Diệu làm là đi đến các cơ sở xem đời sống công chức, viên chức sống thế nào. Ông phát hiện ra mức lương vẫn quá thấp không đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu.

Bởi vậy, trong công tác điều hành, Chính phủ “tạm” cho công công chức, viên chức được nhận tiền lót tay, giống như hiện tại ở ta đi làm thủ tục giấy tờ, cảm ơn chút phong bì (tham nhũng vặt). Trong khoảng thời gian nhất định, đến khi kinh tế Singapore phát triển hơn, Chính phủ thực thi tiếp biện pháp không dám, không thể tham nhũng. Bằng việc xử lý nghiêm hành vi tham nhũng và hoàn thiện cơ chế chính sách, luật pháp để không thể tham nhũng, trong đó có việc đưa mức lương công chức tiệm cận với mức lương của doanh nghiệp. Và đến những năm cuối 1990, khi Singapore trở thành nền kinh tế hàng đầu khu vực Đông Nam Á, mức lương đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cuộc sống, có tích lũy, Chính phủ nước này thực thị chính sách không muốn tham nhũng.

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Bên cạnh tăng lương, điều quan trọng phải đưa lương và giá về một thể thống nhất như các nước phát triển thì mới giải được các bài toán kinh tế và tham nhũng, lãng phí (Ảnh minh họa)

Cụ thể, cán bộ, công chức… khi nhận lương phải trích một phần vào quỹ do Nhà nước quản lý. Đến khi đến tuổi nghỉ hưu, nếu người đó không vi phạm luật pháp, tham nhũng sẽ vừa nhận được lương hưu, vừa nhận được số tiền rất lớn từ quỹ chi trả. Còn nếu vi phạm tham nhũng sẽ bị tịch thu. Với một mức lương đáp ứng đầy đủ các nhu cầu (tùy theo thu nhập và thụ hưởng cao, thấp) chẳng cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền nào muốn tham nhũng làm gì. Vừa phải xử lý hình sự, vừa mất hết số tiền quỹ…

Đây là cách quản trị rất hay, song theo các chuyên gia, sở dĩ họ làm điều đó là quỹ đạo lương - thu nhập - giá cả là một thể thống nhất. Ngay một số nước phát triển trong khu vực, khi một nhân viên đi làm, chỉ được nhận tối đa 80 - 85% số lương, còn lại “tự động” chảy vào ngân hàng. Tất nhiên, số lương được nhận ở trên đã đủ trang trải cuộc sống, còn số tiền chảy vào ngân hàng để nhân viên đó thực hiện các giao dịch mua xe trả góp, nhà trả góp.

Còn ta, trong thời gian dài, quỹ đạo lương - giá ngày một cách xa nhau. Câu chuyện của cậu em thu nhập tương đối khá ở trên, sau khi trừ mọi chi phí sinh hoạt như đề cập ở trên tích lũy tính ra một năm cũng chỉ mua được hơn 1m2 chung cư nhà, đủ để thấy tính bất cập của nền kinh tế cần phải hoàn thiện.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thảo luận ở tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng giá nhà đang cao gấp 25 lần thu nhập của người dân đô thị là rất vô lý.

Vậy để, dần đưa quỹ đạo lương - giá về một thể thống nhất, tạo cơ chế không muốn tham nhũng trên cả bình diện kinh tế, luật pháp, thể chế việc đầu tiên nên làm có lẽ sử dụng công cụ thuế. Đánh thuế thật mạnh vào những người có nhiều bất động sản để tránh đầu cơ; những người có nhiều cổ phần… sao cho đồng vốn chảy mạnh vào sản xuất - kinh doanh để tạo công ăn việc làm thay vì chỉ chảy, tìm đến những nơi chỉ mang tính chất đầu cơ, kiếm lời mà không mang lợi ích cho xã hội.

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng chúng ta sẽ xây dựng đất nước phồn vinh, luật pháp nghiêm minh, lương đủ chi tiêu và tích lũy để không ai muốn tham nhũng. (Ảnh minh họa một góc Hà Nội về đêm )

Với kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt trong quảng thời gian gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta tin Đảng ta tới đây sẽ có những quyết sách để thực hiện thành công mô hình quản trị quốc gia, quản lý kinh tế để không cán bộ, công chức nào muốn tham nhũng, lãng phí. Ai cũng sống được bằng lương, thu nhập của mình. Một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để thực hiện bằng được mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đất nước hùng cường vào năm 2045 đúng thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra. Sánh vai với các nước phát triển trong khu vực…

Phải có quy trình xây dựng pháp luật chặt chẽ, khoa học, dân chủ để chính sách, pháp luật thể hiện được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, khuyến khích đổi mới sáng tạo, thu hút mọi nguồn lực cho sự phát triển; nhưng cũng phải linh hoạt để kịp thời phản ứng chính sách, có giải pháp xử lý kịp thời các vấn đề thực tiễn phát sinh làm chậm sự phát triển theo nguyên tắc bảo vệ, bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc là trước hết và trên hết.

(Trích bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 21/10/2024)

Lê Hà- Hà Phong

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động