Kỳ 3: Sự sợ hãi và “virus kỳ thị” đáng sợ hơn cách ly
Kỳ 2: Mạnh tay với “tin giả” - thứ “dịch bệnh” nguy hại không kém Covid-19 | |
Hà Nội những ngày tổng tiến công "chống giặc" Covid-19 |
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày.
Trước thông tin, một bộ phận nhỏ người dân tỏ ra lo ngại song cần phải khẳng định cách ly hoàn toàn không có gì đáng sợ. Đây là một giải pháp cần thiết nhằm tạo ra một giới hạn an toàn, giúp xã hội có điều kiện khu biệt và nhận diện nguồn lây nhiễm có thể phát tán.
Cách ly không có gì đáng sợ
Cho đến thời điểm này, vius corona (Covid-19) vẫn chưa có vacxin phòng ngừa hiệu quả. Bởi vậy, trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn được quán triệt đặt lên hàng đầu.
Phun thuốc khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục. Ảnh: P.T |
Đặc biệt, hiện nay, việc theo dõi và cách ly những người từng tiếp xúc gần và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, được triển khai đồng bộ và quyết liệt. Đây được xem là giải pháp y tế cơ bản để bảo vệ cá nhân và cộng đồng khi gặp đợt dịch khó lường.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. |
Tương tự, cách ly toàn xã hội cũng không nằm ngoài phạm vi này. Có chăng nó nằm ở mức độ phòng dịch cao và cần thiết hơn. Song mục đích cách ly mang lại không nằm ngoài phạm trù, vừa có lợi cho cá nhân và gia đình, vừa có lợi cho cộng đồng.
Theo lý giải của các chuyên gia y tế, cách ly sẽ tạo ra một giới hạn an toàn, nhằm giúp xã hội có điều kiện khu biệt và nhận diện nguồn lây nhiễm có thể phát tán. Chính bởi vậy không nên nghiêm trọng hóa chuyện cách ly.
Còn nhớ xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) thời điểm những ngày đầu bị cách ly, người dân đã gặp phải tình trạng phân biệt, kỳ thị. Nhiều người tỏ ra lo ngại khi tiếp xúc với người đến từ Vĩnh Phúc, không ít cá nhân tỏ thái độ xa lánh. Trên mạng xã hội cũng đăng tải hình ảnh một khách sạn treo tấm biển từ chối tiếp công dân Vĩnh Phúc hay những dòng status, comment “Vũ Hán của Việt Nam”, rồi “tránh xa Vĩnh Phúc”... Tuy nhiên, thứ “virus kỳ thị” này đã nhanh chóng được loại bỏ bởi cộng đồng.
Với những người mang “virus kỳ thị”, có thể lý giải tương đối như một vòng lặp. Nghĩa là, từ không hiểu người ta sẽ dẫn tới lo sợ, lo sợ dẫn tới kỳ thị và kỳ thị các hành vi không chuẩn mực. Từ nguyên nhân này khiến sự cảnh giác với dịch bệnh đã trở thành nghi kỵ, soi mói và kỳ thị lẫn nhau.
Kiểm tra thân nhiệt người dân khi đến làm việc tại các cơ quan. Ảnh: Đ.L |
Quanh câu chuyện cách ly, bác sĩ Trần Văn Phúc- Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, trong lịch sử, việc cách ly cá nhân đã thực hiện từ thế kỷ trước. Nhưng để cách ly cộng đồng thì lần đầu tiên Hoa Kỳ triển khai vào năm 1960.
Hãy bình tĩnh vì mọi thứ đều trong vòng kiểm soát
Quanh câu chuyện cách ly, đâu đó vẫn còn hiện tượng một bộ phận nhỏ người dân vì lo ngại Covid-19 và không hiểu đúng về cách ly nên đổ xô vào các siêu thị, các chợ, trung tâm thương mại mua hàng. Điều này dễ dẫn đến chuyện khan hiếm hàng hóa “ảo”.
Đáng ngại hơn, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, việc đông người tụ tập, đổ xô hành động theo cách thiếu hiểu biết như vậy sẽ tạo nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh lớn.
Cần phải khẳng định, việc một bộ phận người dân tích trữ thực phẩm là hoàn toàn thừa thãi. Bởi chỉ cần tỉnh táo suy ngẫm thì có thể hiểu, ngay tại thủ đô Hà Nội – trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước sẽ không bao giờ có chuyện khan hiếm hàng hóa.
Người dân xếp hàng tham gia xét nghiệm miễn phí tại trường Trung học cơ sở Đống Đa. Ảnh: K.T |
Hà Nội cũng nhiều lần khẳng định không có xáo trộn, khó khăn gì trong việc cung ứng hàng hóa đến người dân, đặc biệt là các hàng thiết yếu, như lương thực, thực phẩm, khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cách ly xã hội 15 ngày.
Dễ thấy, thời gian vừa qua, Hà Nội cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa lên đến 300%, chuẩn bị cho mọi tình huống. Đặc biệt, ngay mới đây, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng 10 tổ công tác, có sự tham gia của Công an thành phố Hà Nội và Bộ Tư lệnh Thủ đô để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại một số quận, huyện, các khu tập trung đông người.
Hiện tại, đã có 10 trạm test nhanh bắt đầu hoạt động, trong đó, 5 trạm được đặt tại bên trong khuôn viên trường THCS Đống Đa và 5 trạm được đặt trên vỉa hè đường Trần Đại Nghĩa.
Rõ ràng, cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, được Hà Nội xác định là cam go hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu. Hơn hết, Hà Nội đang triển khai phòng chống dịch bệnh Covid-19 với tinh thần ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, cùng cả nước chiến thắng dịch bệnh. Bản thân mỗi người dân cần bình tĩnh và tin tưởng vào chính quyền và các ngành chức năng bởi mọi việc đều vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Tại Điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng. Bên cạnh đó, nếu người có hành vi trốn khỏi nơi cách ly mà mang mầm bệnh, lây nhiễm cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 240 Bộ luật Hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Nếu bị truy tố, tùy theo mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm và có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng. Theo quy định các chế độ hỗ trợ đối với người bị cách ly tại cơ sở y tế, được cấp miễn phí không thu tiền, đảm bảo các vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế... |
(Còn nữa...)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ
Công đoàn 23/01/2025 13:03
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07