--> -->
“Tinh giản” thủ tục tác quyền âm nhạc: Phù hợp với thực tiễn cuộc sống

Kỳ 2: Thu tiền tác quyền ra sao?

Xung quanh việc “tinh giản” thủ tục xin cấp phép biểu diễn âm nhạc và bỏ cấp phép những tác phẩm âm nhạc quen thuộc, phổ biến, nhiều ý kiến cho rằng, muốn bỏ giấy phép đó mà vẫn thu được tiền bản quyền thì phải có các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe, để không gây ảnh hưởng lớn tới việc thu tác quyền.
tin nhap 20180406103305 Kỳ 1: Khi hành chính hóa không còn phù hợp

Đơn vị tổ chức chương trình “dễ thở”…

Với dự thảo bãi bỏ văn bản thỏa thuận sử dụng quyền tác giả trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chương trình biểu diễn ca nhạc, nhiều “ông bầu” tỏ ý kiến đồng tình. Bởi với họ, việc thực hiện thủ tục này từ trước đến nay khá tốn kém và rườm rà.

Trong ý kiến đóng góp gửi Bộ VHTT&DL, đại diện của Trung tâm băng nhạc Rạng Đông cho rằng, thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả là thỏa thuận dân dự, việc quy định này làm phát sinh thủ tục hành chính, gây khó cho đơn vị xin cấp phép. Vì vậy, Trung tâm băng nhạc Rạng đông cũng đã kiến nghị gửi lên Bộ VHTT&DL bỏ quy định này trong thành phần hồ sơ xin cấp phép.

tin nhap 20180406103305
Nhiều ca khúc biểu diễn trong các buổi ca nhạc còn vi phạm tác quyền.

Trao đổi với PV báo Lao động Thủ đô, Nhà sản xuất, đạo diễn chương trình Vạn Nguyễn cho biết, hiện nay, để được cấp phép một chương trình biểu diễn, nhà sản xuất hoặc đơn vị tổ chức biểu diễn phải sang Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam nộp hợp đồng chi trả tác quyền, danh mục bài hát, văn bản nhạc và giấy thỏa thuận của nhà sản xuất với nhạc sĩ. Sau đó chờ được cấp giấy xác nhận của Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc để tiếp tục làm thủ tục cấp phép biểu diễn với Sở văn hóa Thể thao địa phương và Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Hiện nay thông thường các chương trình muốn được cấp phép biểu diễn phải có xác nhận đã hoàn thành thủ tục tác quyền với Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc, trong trường hợp cần thay đổi bài hát sau cấp phép thì thao tác sẽ vẫn lặp lại đầy đủ qui trình như vậy. Việc thay đổi bài trong quá trình làm việc từ cả phía đạo diễn và ca sĩ là không hiếm nếu không muốn nói là nhiều do các yếu tố khách quan tác động khiến chương trình cần điều chỉnh. Do vậy các thủ tục và cả chi phí tác quyền cũng là một vấn đề đối với các nhà tổ chức nói chung.

Hiện nay các công ty biểu diễn âm nhạc nói chung đều thực hiện khá đầy đủ do ý thức nghiêm túc về vai trò sáng tác của các nhạc sĩ, và cho đó là quyền lợi hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, nếu Bộ VHTT&DL định bãi bỏ thủ tục này thì nên có chế tài đảm bảo quyền lợi cho người sáng tác, bởi đối với những nhạc sỹ lớn thì đã có một ê kíp làm nhiệm vụ bảo vệ tác quyền, nhưng đối với một số nhạc sỹ khác, nhất là các nhạc sĩ có tuổi khó khăn về mặt thông tin liên lạc rất dễ bị “phớt lờ”, gây thiệt hại cho họ.

Theo đạo diễn Vạn Nguyễn, việc tuân thủ nguyên tắc để đảm bảo quyền lợi cho nhạc sĩ sáng tác là nhiệm vụ hàng đầu vì nhờ nhạc sĩ mới có ca khúc và đêm nhạc, nhưng cũng cần xem xét mức thu sao cho hợp lí và thủ tục được linh động phù hợp cho tính động trong công tác tổ chức các liveshow. Còn đối với những ca khúc quen thuộc, phổ biến như những ca khúc được sáng tác trước năm 1975 thì việc bỏ cấp phép là cần thiết, sẽ khiến các nhà sản xuất chương trình “dễ thở” hơn Tuy nhiên cũng nên công khai danh mục bài hát hoặc lập danh sách bài hát bị cấm để các đơn vị biểu diễn không bị nhầm lẫn trong khâu kiểm duyệt nội dung trước khi biểu diễn.

… nhạc sĩ lo khó thu tác quyền

Trái ngược với sự “dễ thở” của các đơn vị xin cấp phép, giới sáng tác tại tỏ ra băn khoăn với việc liệu có thu được tiền bản quyền khi bãi bỏ thủ tục văn bản thỏa thuận sử dụng quyền tác giả trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép biểu diễn âm nhạc.

Trao đổi với PV báo Lao động Thủ đô, nhạc sĩ Huy Hùng cho biết, bản thân muốn làm việc, thỏa thuận trực tiếp với tổ chức cá nhân sử dụng ca khúc, khi đó mức chi phí bản quyền sẽ đến tận tay nhạc sỹ và đáp ứng được với công sức, sản phẩm trí tuệ mà mình sáng tạo. Tuy nhiên, nếu bỏ thủ tục thỏa thuận sử dụng quyền tác giả trong hồ sơ xin cấp phép biểu diễn thì có thể gây bất lợi cho nhạc sĩ nếu những đơn vị tổ chức biểu diễn hay một người nghệ sĩ nào đó sử dụng tác phẩm mà không tự giác trả tiền tác quyền cho tác giả.

Trao đổi với PV báo Lao động Thủ đô, nhạc sĩ Huy Hùng cho biết, bản thân muốn làm việc, thỏa thuận trực tiếp với tổ chức cá nhân sử dụng ca khúc, khi đó mức chi phí bản quyền sẽ đến tận tay nhạc sỹ và đáp ứng được với công sức, sản phẩm trí tuệ mà mình sáng tạo. Tuy nhiên, nếu bỏ thủ tục thỏa thuận sử dụng quyền tác giả trong hồ sơ xin cấp phép biểu diễn thì có thể gây bất lợi cho nhạc sĩ nếu những đơn vị tổ chức biểu diễn hay một người nghệ sĩ nào đó sử dụng tác phẩm mà không tự giác trả tiền tác quyền cho tác giả.

“Nếu họ tự ý sử dụng mà không xin phép thì tác phẩm đó bị xâm phạm bản quyền mà người sáng tạo ra không biết làm cách nào để ngăn chặn. Ví dụ vừa qua, một thí sinh của chương trình âm nhạc trực tiếp trên VTV3 có sử dụng ca khúc nhưng không xin phép, chỉ đến khi tác giả đó lên tiếng cũng như nhờ trung tâm bảo vệ quyền tác giả can thiệp thì họ mới xin lỗi và chấp nhận trả tiền bản quyền. Nếu bỏ văn bản thỏa thuận sử dụng tác quyền trong hồ sơ xin cấp phép, vậy một nhà sản xuất chương trình hoặc một nghệ sĩ, ca sĩ nào đó tự ý sử dụng ca khúc mà không xin phép, thì cơ quan nào hay ai là người đứng lên đòi chi phí bản quyền cho tác giả của ca khúc đó?”, nhạc sĩ Huy Hùng băn khoăn.

Nhà sản xuất âm nhạc, ca sỹ Trần Vũ từng sáng tác nhiều ca khúc và thể hiện trên sân khấu Sao mai điểm hẹn, bài hát Việt.. cho biết, việc bảo vệ quyền tác giả là việc mà Bộ VHTT&DL nên đồng hành và vào cuộc cùng với nhạc sĩ và những người sáng tác âm nhạc. Vì khi một ca khúc, một tác phẩm âm nhạc ra đời đó là cả một sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ, là tư duy trí tuệ chứ không chỉ là một sản phẩm giải trí.

Đối với những nhạc sỹ gạo cội, nhạc sĩ nổi tiếng có cả một tổ chức đứng ra bảo vệ tác quyền thì việc xin phép là đương nhiên, nhưng đối với những ca, nhạc sỹ hoặc ca sỹ kiêm sáng tác nhỏ lẻ thì thường hay bị các đơn vị tổ chức chương trình “tiền trảm hậu tấu” khi sử dụng tác phẩm. Bởi thế, theo ca, nhạc sĩ Trần Vũ, nếu bỏ thủ tục xin cấp phép tác quyền âm nhạc trong hồ sơ xin xin cấp phép biểu diễn, thì cần có chế tài để những người sản xuất âm nhạc không bị tình trạng “thả gà ra đuổi”.

Cần cân nhắc để phù hợp với thực tiễn

Trong ý kiến đóng góp đối với chính sách trong dự thảo xây dựng nghị định nghệ thuật biểu diễn của Bộ VHTT&DL, nhiều đơn vị đồng ý với việc ban hành Luật Nghệ thuật biểu diễn thay thế cho các văn bản hiện hành. Theo ý kiến của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, hiện nay nhiều tác phẩm nghệ thuật mới sáng tác được phổ biến, phát hành bản ghi âm, ghi hình tràn lan trên mạng internet mà không thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Về bản quyền tác giả, việc thực hiện thu tiền bản quyền theo quy định là rất khó vì áp dụng nhiều cách thức thu, đề nghị cân nhắc để phù hợp với thực tiễn.

Cùng ý kiến với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, đại diện Vụ Pháp luật hình sự hành chính (Bộ Tư pháp) cũng đưa ra ý kiến: Về công tác quản lý hoạt động sáng tác, biểu diễn và lưu hành các sản phẩm âm nhạc trên thị trường hiện nay, bên cạnh nhiều tác phẩm có nội dung tốt, có chất lượng nghệ thuật, thì cũng có những tác phẩm được sáng tác, phổ biến “kém chất lượng, nội dung không phù hợp với giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc” cân nhắc nghiên cứu, đưa ra biện pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý phù hợp trong thời gian tới.

Đại diện Nhà xuất bản Âm nhạc cho rằng, cơ quan quản lý cần chú trọng hơn về công tác hậu kiểm để đảm bảo các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng tốt. Nên có hệ thống nội bộ danh sách tác phẩm hạn chế lưu hành, chỉ cần tra cứu và không nên đưa vào thủ tục phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình. Một số đơn vị khác nêu ý kiến các bài hát sáng tác trước năm 1975 cần lập danh sách các bài hát bị cấm phổ biến, lưu hành, tiện cho các cá nhân, tổ chức tra cứu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách trúng tuyển bổ sung lớp 10 năm học 2025 - 2026 các trường trung học phổ thông (THPT): Phúc Lợi và Minh Quang; danh sách trúng tuyển vào lớp 10 hai trường THPT mới thành lập là Phúc Thịnh và Đỗ Mười.
Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Tin khác

Hà Anh Tuấn, Đen, Hoà Minzy tham gia "V Concert - Rạng rỡ Việt Nam"

Hà Anh Tuấn, Đen, Hoà Minzy tham gia "V Concert - Rạng rỡ Việt Nam"

Ngày 9/8, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ mang tới một lễ hội âm nhạc rực rỡ và bùng nổ cảm xúc, hội tụ những nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam trên cùng một sân khấu lớn mang tên "V Concert - Rạng rỡ Việt Nam".
“Vợ yêu ơi” - Khúc ca tôn vinh giá trị gia đình

“Vợ yêu ơi” - Khúc ca tôn vinh giá trị gia đình

Ca khúc “Vợ yêu ơi” của nhạc sĩ Lê Bá Thường vừa ra mắt đúng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) mang thông điệp đầy ý nghĩa khi hạnh phúc gia đình là nền tảng của xã hội, là động lực để mỗi người vươn lên trong cuộc sống.
Quang Anh và Mai Chi chia tay “Điểm hẹn tài năng”

Quang Anh và Mai Chi chia tay “Điểm hẹn tài năng”

Sau đêm liveshow 3, Quang Anh và Mai Chi là 2 thí sinh phải dừng cuộc chơi, khép lại hành trình tại “Điểm hẹn tài năng”.
Nghệ sĩ trẻ hát mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Nghệ sĩ trẻ hát mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tối 20/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Báo chí và các đơn vị liên quan tổ chức.
Trần Phương Nhung, từ giảng viên công nghệ thông tin đến ngôi vị Quán quân Giọng ca vàng dân ca trữ tình

Trần Phương Nhung, từ giảng viên công nghệ thông tin đến ngôi vị Quán quân Giọng ca vàng dân ca trữ tình

Đam mê ca hát từ bé, nhất là dòng nhạc dân ca, nhưng Trần Phương Nhung không ngờ một ngày nào đó mình sẽ đoạt được danh hiệu Quán quân dòng nhạc dân ca trữ tình, Cuộc thi Giọng ca vàng Dân ca trữ tình & Bolero toàn quốc năm 2025. Từ sân chơi của niềm đam mê nghệ thuật đến vòng hào quang của chiến thắng như một giấc mơ.
Mai Diệu Ly táo bạo làm mới nhạc Trịnh theo phong cách Jazz

Mai Diệu Ly táo bạo làm mới nhạc Trịnh theo phong cách Jazz

Sau hơn hai năm không ra album, ca sĩ Mai Diệu Ly chính thức tái xuất làng nhạc bằng album mới mang tên “Gió qua mùa Thu nhớ”. Trong album mới, Mai Diệu Ly đã táo bạo và liều lĩnh làm mới 6 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn theo phong cách Jazz.
"Tình đất phù sa" ngợi ca vẻ đẹp đồng bằng Bắc Bộ

"Tình đất phù sa" ngợi ca vẻ đẹp đồng bằng Bắc Bộ

Tiếp nối thành công của các tác phẩm "Tình ta Hà Tĩnh" và "Biển trời quê hương", nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh vừa cho ra mắt ca khúc mới mang tên "Tình đất phù sa" ngợi ca vẻ đẹp của đồng bằng Bắc Bộ, nơi hội tụ những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời cùng những tiềm năng kinh tế to lớn.
Giải mã cơn sốt “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Giải mã cơn sốt “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Những ngày qua, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đang trở thành một hiện tượng âm nhạc đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử. Sự lan tỏa chóng mặt của bài hát trên mạng xã hội và trong đời sống tinh thần của người Việt Nam không chỉ là một hiện tượng âm nhạc đơn thuần, mà còn là một minh chứng sâu sắc cho sức mạnh của nghệ thuật trong việc khơi gợi những giá trị cốt lõi của dân tộc: Lòng yêu nước, niềm tự hào và khát vọng hòa bình.
Hơn 20 nghệ sĩ góp giọng trong MV Phật giáo "Đường từ tâm" mừng Đại lễ Vesak

Hơn 20 nghệ sĩ góp giọng trong MV Phật giáo "Đường từ tâm" mừng Đại lễ Vesak

Kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025, hơn 20 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên góp giọng trong MV Phật giáo "Đường từ tâm".
Ra mắt MV “Cho con là người Việt Nam” chào mừng ngày 30/4

Ra mắt MV “Cho con là người Việt Nam” chào mừng ngày 30/4

MV "Cho con là người Việt Nam" được phát hành chính thức vào 20 giờ ngày 28/4/2025 trên kênh Youtube của ca sĩ Tùng Dương và các nền tảng âm nhạc lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động