Kỳ 2: Mục tiêu cả “lượng” và “chất”
![]() | Kỳ I: Đảm bảo “nguồn cung” nước sạch trong mùa nắng nóng |
![]() | Hà Nội: 100% người dân được sử dụng nước sạch vào năm 2020 |
![]() | Dịch vụ nước sạch thời 4.0 |
Nâng dần tỷ lệ cấp nước
Chăm lo cho đời sống nhân dân luôn là vấn đề được thành phố Hà Nội quan tâm, đặc biệt là vấn đề nước sạch. Để nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ này, thành phố đã cụ thể hóa nhiều giải pháp đột phá, mang tính chiến lược, bền vững để tháo gỡ những khó khăn nội tại cơ sở sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư eo hẹp.
Một trong những giải pháp được giới chuyên gia đánh giá cao là chủ trương xã hội hóa phát triển hệ thống cấp nước. Tính đến hết năm 2019, thành phố đã kêu gọi được 23 nhà đầu tư, triển khai 34 dự án cấp nước, nguồn nước và mạng lưới. Nhiều dự án lớn đã bước vào giai đoạn khai thác, nâng công suất cung cấp nước sạch cho thành phố từ 1.000.000 - 1.335.000m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố đã từng bước được đầu tư nâng cấp, mở rộng.
![]() |
Mạng lưới nước sạch đã đươc phủ sóng 75% khu vực nông thôn thành phố (ảnh: Anh Thi). |
Hạ tầng kỹ thuật mạng lưới cấp nước dần từng bước được cải tạo, phát triển theo đúng quy hoạch. Tỷ lệ thất thoát nước sạch trung bình toàn thành phố giảm từ 24% xuống còn 18%. So với trước đây, số lượng doanh nghiệp tham gia vào khai thác, kinh doanh, cung cấp nước sạch từ nguồn cho đến mạng lưới đã tăng gấp hơn 4 lần. Thị trường nước sạch của Hà Nội đã trở nên sôi động và có tính cạnh tranh hơn bao giờ hết, góp phần quan trọng thúc đẩy các nhà sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng nước sạch sinh hoạt phục vụ nhân dân Thủ đô.
Kết quả là, nếu như tại thời điểm năm 2016, khu vực nông thôn mới có hơn 2,3 triệu dân (đạt 37,2%) dùng nước sạch, thì đến nay tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch là 75% và đang hướng đến 100%.
Nỗ lực đảm bảo về “chất”
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc cấp nước sạch trên địa bàn Hà Nội cũng còn không ít khó khăn, hạn chế, trong đó đặc biệt nổi bật là “chỉ tiêu nước sạch tại vòi”. Về cơ bản, đối với các dự án mới, chất lượng nguồn nước đều đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế. Tuy nhiên, quá trình lưu thông trên mạng lưới, đường ống, qua các bể chứa, trạm bơm, nhất là ở các khu chung cư cao tầng, khu đô thị mới, nguồn nước lại có nguy cơ tái ô nhiễm cao.
Tại các khu tập thể, khu dân cư cũ như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng; Thành Công, Ba Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân… hệ thống đường ống cấp nước đều được lắp đặt từ vài chục năm trước cơ bản đều đã hư hỏng, xuống cấp. Do đó, nguồn nước sạch cấp phát đến các khu vực này thường có tỷ lệ thất thoát và nguy cơ tái ô nhiễm cao.
![]() |
Mục tiêu người dân được sử dụng nước sạch tại vòi vẫn còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ (ảnh: Mai Quý). |
Câu chuyện tại những khu đô thị, chung cư cao tầng mới cũng không khác là bao. Mạng lưới nội bộ được các chủ đầu tư tự thi công thường thay đổi liên tục mỗi khi có yêu cầu khác. Thậm chí, nhiều khu vực mạng nội bộ không được đầu tư đúng mức, không đồng bộ, không đủ công suất cấp hoặc thiếu duy tu, duy trì theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ, dẫn đến ô nhiễm nước sinh hoạt.
Bên cạnh đó, theo nhiều chủ đầu tư, giá nước sinh hoạt tại Hà Nội (bình quân 9.435 đồng/m3) chưa phản ánh hết giá thành chi phí sản xuất, thậm chí còn thấp hơn nhiều tỉnh, thành phụ cận. Chi phí cao, nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, tỷ lệ người dân nông thôn đấu nối và sử dụng còn thấp… Nói như Tổng Giám đốc Công ty CP Nước sạch Tây Hà Nội Nguyễn Đình Hà tại Triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước tại Việt Nam thì suất đầu tư cho nước sạch nông thôn cao hơn nhưng giá lại thấp hơn nhiều khu vực nội thành. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu hồi vốn, sinh lời và đặc biệt là nguồn lực tái đầu tư, duy trì hệ thống của các doanh nghiệp.
Từ thực tế này, để đạt mục tiêu 100% người dân được sử dụng nước sạch trong năm 2020 theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vẫn còn một chặng đường dài với nhiều thử thách. Và để đạt mục tiêu này, vẫn cần thêm những giải pháp mang tính đột phá hơn nữa để gỡ bỏ những nút thắt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người
Tin khác

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị
Đô thị 10/05/2025 09:12

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện
Trật tự đô thị 10/05/2025 07:10

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết
Trật tự đô thị 09/05/2025 18:04

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô
Trật tự đô thị 08/05/2025 15:10

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè
Trật tự đô thị 06/05/2025 20:39

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị
Trật tự đô thị 06/05/2025 14:23

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5
Trật tự đô thị 29/04/2025 13:11

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình
Trật tự đô thị 18/04/2025 08:39

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn
Trật tự đô thị 16/04/2025 12:32

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp
Trật tự đô thị 11/04/2025 22:54