Kỳ 1: Viết chữ nước ngoài, cho ai đọc?
Tiếng Việt mới: Tên riêng và tiếng nước ngoài viết sao? | |
Cải tiến “Tiếq Việt” của PGS Bùi Hiền được cấp bản quyền |
Sinh thời bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta”, còn Huy Cận cũng phải thốt lên: “Ôi tiếng Việt nghìn lần tôi mắc nợ”. Vì thế muốn dân hiểu lịch sử, muốn dân yêu tiếng mẹ đẻ và muốn dân tự tôn tiếng mẹ đẻ của chúng ta, tiếng Việt phải được thể hiện mọi nơi, mọi chỗ…
Chữ gì mà không đọc được!
Nếu là các di tích kiến trúc kiểu cũ hoàn toàn, hoặc một số công trình chùa chiền cần trùng tu, phục dựng, thì việc giữ nguyên hiện trạng các văn bản chữ Hán là cần thiết và nên bảo tồn. Nhưng với các công trình mới làm thì người ta cũng tìm đủ cách để điểm xuyết cho bằng được mấy chữ Hán cổ, mà đối với đa số những người đến lễ bái đều thấy rất “bí hiểm”.
Có thể dễ dàng tìm thấy các biển hiệu không phải tiếng Việt trên phố Huế. Ảnh: Bảo Thoa |
Chùa Bái Đính là một công trình tâm linh lớn nhất Việt Nam được được xây mới tinh vào năm 2003 với hàng loạt công trình phật giáo, công viên văn hóa.. bên trong những vòng cung núi đá vôi hùng vĩ. Mỗi năm, khu du lịch tâm linh này đón cả chục ngàn lượt du khách ghé thăm và lễ bái. Thế nhưng, tuyệt nhiên nhìn toàn bộ công trình thì không có một dòng chữ quốc ngữ nào từ những nơi trang trọng như cổng chùa đến tam quan, nội thất nhà chùa. May chăng chữ quốc ngữ chỉ thấy trên các thông báo, quy định chỉ dẫn của ban tổ chức... Ngay cả các công trình tín ngưỡng khác như đền thờ các nhân vật lịch sử, nhà thờ...tại đây cũng mới được làm, nhưng lại được “cổ hóa” bằng chữ Hán. Du khách người Việt chiếm đa số, đến đây được chiêm ngưỡng một công trình tâm linh hùng vĩ, nhưng lại chẳng đọc nổi một chữ tiếng Hán nào. Trong khi du khách một số nước nói và sử dụng tiếng Hoa lại đọc rất sành!
Chị Phương Ngọc Hoa (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) nhận xét: “Thú thật là tiếng Hán quá khó đối với đại đa số người dân hiện nay, hay nói đúng hơn là chẳng biết gì. Thế nên nếu đi lễ chùa thì tôi cũng chỉ biết đi theo hướng dẫn của những người đã đi trước, chứ cũng không thể đọc được chữ Hán ở một số chùa chiền. Hơn thế nữa, một số chùa chiền in các dòng văn tự, sự tích… nhưng chỉ khắc bằng chữ Hán, không có dịch ra tiếng Việt cho nên tôi cũng chỉ biết nhìn thôi chứ chẳng hiểu gì”. Anh A Lợi, một người Hoa tạm trú tại Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, anh đã sống ở Hà Nội hơn 10 năm, anh thích đi lễ chùa vì hệ thống chùa chiền đều dùng chữ Hán cổ cũng có nơi Hán Việt, khiến anh có thể đọc dễ dàng”.
Đối với những công trình tâm linh thì như vậy, nhưng đối với một số công trình nhà thờ họ tộc người việt cũng ghi chữ Hán cổ, loại chữ Hán mà hiện nay đến người dân Trung Quốc cũng đã “khai tử”, do họ đang phát triển chữ Hán giản thể. Không ít con cháu của một số họ tộc khi đến nhà thờ tổ phải khóc dở mếu dở khi chẳng hiểu nổi một chữ ghi trên công trình linh thiêng nhất dòng tộc mình. Có lẽ ngay cả những người đã khuất cũng chịu không thể hiểu được con cháu viết gì lên nơi thờ tổ tiên.
Chữ nước ngoài “lấn át”
Trong bối cảnh đất nước mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, việc đông đảo người nước ngoài đến du lịch, làm việc và sinh sống tại Việt Nam là điều dễ hiểu. Cùng với đó, các hoạt động dịch vụ hướng tới đối tượng là người nước ngoài cũng phát triển mạnh mẽ. Sẽ không có gì đáng nói nếu các biển hiệu, logo, biển quảng cáo bằng tiếng nước ngoài này tuân thủ các quy định về luật pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các biển hiệu quảng cáo bằng tiếng nước ngoài đang được dựng lên tràn lan, từ Anh đến Nhật, từ Pháp đến Hàn… Trên rất nhiều biển quảng cáo chữ viết bằng tiếng nước ngoài lấn át chữ Việt, đặc biệt có nhiều biển quảng cáo chỉ có chữ viết nước ngoài.
Dạo qua nhiều con phố của Hà Nội, từ phố Huế, bà Triệu, Tôn Đức Thắng, Hàng Ngang, Hàng Đào… hầu trên các tuyến phố người ta có thể dễ dàng tìm ra một cái biển hiệu tiếng nước ngoài. Họa hoằn lắm mới thấy một dòng chữ tiếng Việt bé tí tẹo bên dưới dòng chữ tiếng Anh to tướng. Ngay như hệ thống cửa hàng dệt may của Công ty May Việt Nam xuất khẩu 100% vốn trong nước, với khẩu hiệu Người Việt dùng hàng Việt, nhưng biển hiệu bên ngoài cả hệ thống cửa hàng lại có chữ “Made in Viet Nam” rất lớn, áp đảo dòng chữ tiếng Việt có kích cỡ rất khiêm tốn ở phía trên “Thời trang xuất khẩu, thương hiệu quốc tế”
Điểm qua những tòa nhà cao tầng, siêu thị, la liệt là những Royal City, Times City, Kangnam… Nói một cách ngắn gọn, rất nhiều số chung cư, đô thị mới từ nội đến ngoại thành đều đặt tên bằng tiếng Anh. Thậm chí, cả những công ty, tập đoàn lớn của nhà nước như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng để logo bằng dòng chữ VNPT (tên tiếng anh viết tắt) lớn tại tòa nhà trụ sở, trong khi tên tiếng Việt viết bên dưới chỉ nhỏ bằng 1/2 tên tiếng Anh. Hay như tòa tháp nổi tiếng nằm tọa lạc trên khu vực gần Hồ Tây của Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng có dòng chữ EVN (viết tắt của Điện lực Việt Nam) nổi bật trên cao, còn tên tiếng Việt thì cũng khiêm tốn nằm ở phía dưới.
Còn rất nhiều những công trình, khu đô thị, nhà hàng, khách sạn cho đến những cửa hiệu nhỏ, đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc (tùy theo khu vực thu hút khách du lịch) để làm biển hiệu, bất chấp quy định của Luật quảng cáo năm 2012. Ví dụ như Khu Đô thị Mỹ Đình, phường Mễ Trì và khu Đình Thôn, phường Mỹ Đình có thể dễ dàng thấy la liệt các biển hiệu quảng cáo bằng tiếng Hàn Quốc trên các khu phố. Trên phố Nguyễn Thị Định và phố Kim Mã cũng dễ dàng nhìn thấy các biển biệu bằng đủ các chữ nước ngoài, vi phạm quy định về chữ viết trên biển hiệu quảng cáo.
Là biểu tượng của đất nước, ngôn ngữ, chữ viết của Việt Nam phải được bảo tồn và phát huy. Hàng ngày, trên báo chí và các phương tiện truyền thông chúng ta đều không ngớt nói về sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt và nhấn mạnh phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy mà trên các công trình văn hóa, di tích, di sản, trên đường phố và các công trình hiện đại, biển hiệu quảng cáo ở các tuyến phố đông đúc, nhộn nhịp chúng ta lại lãng quên ngôn ngữ của mình. Nguyên nhân vì đâu?
Bảo Thoa
Kỳ 2: Nguyên nhân vì đâu?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ
Thể thao 23/01/2025 09:16
Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà
Thể thao 22/01/2025 06:31
Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu
Thể thao 22/01/2025 06:18
Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out
Thể thao 21/01/2025 08:05
Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn
Thể thao 21/01/2025 06:10
Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro
Thể thao 20/01/2025 08:03
Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves
Thể thao 20/01/2025 08:03
Man United vs Brighton: Cuộc chiến cân sức, cân tài
Thể thao 19/01/2025 07:00
Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1: Chủ nhà nỗ lực giành điểm
Thể thao 19/01/2025 06:57
Arsenal vs Aston Villa (00h30 ngày 19/1): Pháo thủ đòi nợ cũ
Thể thao 18/01/2025 08:05