-->
Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi và thực tiễn cuộc sống

Kỳ 1: Những bất cập hiện tại

Luật Điện ảnh hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần có điều chỉnh phù hợp, đặt ra cho các nhà quản lý văn hóa một thách thức mới, cần thiết phải sửa đổi nhằm đáp ứng phù hợp với thực tiễn cuộc sống, xu thế mới và tình hình mới.
ky 1 nhung bat cap hien tai Tại sao Ghost Walk là phim kinh dị không thể bỏ lỡ cuối tuần này?
ky 1 nhung bat cap hien tai Công nghệ số đã thay đổi điện ảnh truyền thống
ky 1 nhung bat cap hien tai Các tác phẩm điện ảnh phơi bày chân thực những mảng tối của xã hội Hàn Quốc

Sau 12 năm triển khai và thi hành Luật Điện ảnh, đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện thực tế, khó thực thi. Các quy định của Luật Điện ảnh chưa thể hiện đầy đủ tính chất đặc thù của hoạt động điện ảnh.

ky 1 nhung bat cap hien tai
Trung tâm chiếu phim quốc gia

Nhiều điều khoản không còn phù hợp

Theo Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, trong khi trên thế giới, nền công nghiệp điện ảnh đã chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ số hóa thì một số quy định của Luật Điện ảnh vẫn đang điều chỉnh việc sản xuất, phát hành và phổ biến phim theo công nghệ 35mm hoặc video (Betacam hoặc VHS), dẫn đến tình trạng không phân biệt rõ sản phẩm nghe nhìn nào được xem là một tác phẩm điện ảnh hoặc không phải là tác phẩm điện ảnh, chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý việc phát hành và phổ biến phim trong môi trường số hóa, trên internet, phổ biến phim online và các phương tiện truyền thông khác.

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, qua 12 năm thực thi Luật, Điện ảnh Việt Nam đã thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào các lĩnh vực của hoạt động điện ảnh; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu phát triển điện ảnh…

Các quy định về việc thành lập các cơ sở sản xuất phim, phát hành và phổ biến phim; việc tổ chức, tham gia Liên hoan phim, hội chợ phim đã đưa điện ảnh Việt vươn xa, hòa nhập vào dòng chảy điện ảnh quốc tế.

Tuy nhiên, Luật Điện ảnh hiện hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần có điều chỉnh phù hợp, qua đó hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh phát huy được vai trò và ý nghĩa chiến lược của mình. Chấp nhận quy luật tất yếu của cơ chế thị trường, các nhà điện ảnh trong nước cần có thêm nhiều chính sách mới để phim Việt không bị chèn ép bởi làn sóng phim ngoại nhập, phim mạng, cũng như của hệ thống rạp của các Công ty liên doanh nước ngoài…

Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, một số chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh quy định tại Điều 5 Luật Điện ảnh chưa có tính khả thi cao, chưa được thực thi nghiêm túc: Chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động điện ảnh, chính sách đặc thù đối với các đội chiếu phim lưu động; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý hoạt động điện ảnh; chính sách tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, thiếu nhi, phục vụ nhiệm vụ chính trị trên thực tế chưa được thực hiện triệt để do chưa có nguồn kinh phí.

Chính sách về dành quỹ đất xây dựng rạp chiếu phim trong quá trình quy hoạch đô thị chưa được thực hiện, trong khi đó nhiều rạp chiếu phim của các cơ sở điện ảnh tại các địa phương bị sáp nhập hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng…Chỉ riêng vấn đề khai thác, phổ biến phim trên môi trường mạng Internet, xem phim trên các thiết bị di động cá nhân là những nội dung chưa được đề cập đầy đủ trong Luật Điện ảnh.

Cùng ý kiến với tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, tiến sĩ Ngô Phương Lan - nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh cũng khẳng định, thời điểm này việc ban hành Luật Điện ảnh (sửa đổi) là cần thiết, không còn gì phải bàn cãi. Tiến sĩ Ngô Phương Lan cho rằng, đề xuất bỏ quy định doanh nghiệp muốn nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim là rất quan trọng và cần phải tính đến phương án phát triển rạp chiếu của các công ty, đơn vị trong nước. Để làm được điều này, theo tiến sĩ Ngô Phương Lan, cần quan tâm đến việc ứng xử với các nhà đầu tư nội trong việc xây dựng rạp chiếu trong nước.

Tiến sĩ Ngô Phương Lan lấy ví dụ, ở Hàn Quốc thì 2 đơn vị phát hành hàng đầu của nước này đều là đơn vị trong nước (CGV, Lotte), chiếm tới 90% thị trường phát hành phim; trong khi đó con số hệ thống rạp chiếu nội địa ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20%. Ở một số nước lân cận trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Maylaysia… tỷ lệ hệ thống cụm rạp nội địa cũng áp đảo (trên 70%) so với cụm rạp nước ngoài.

Cần xem lại việc phát triển ồ ạt của các hãng phim tư nhân. Cụ thể đến cuối năm 2018 thì số lượng các hãng phim đã lên tới 500 hãng. Tuy nhiên trên thực tế thì chỉ có khoảng 20-30 hãng duy trì hoạt động sản xuất phim đều đặn, khoảng chục hãng sản xuất được 2-3 phim, còn lại 450 hãng không hề có phim. Vậy việc cấp phép thành lập hãng phim có cần thiết?

Sửa đổi phù hợp với thời công nghệ số

Hiện nay, mỗi năm, điện ảnh Việt Nam sản xuất khoảng trên dưới 40 phim, tăng gấp 2 lần so với năm 2012 (2012 là 16 phim, 2018 là 37 phim), chiếm khoảng 25 - 30% tổng số phim phát hành trong cả nước. Giá đầu tư trung bình để sản xuất một phim truyện Việt Nam có thời lượng từ 90 đến 100 phút là khoảng từ 12 đến 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi phát hành và phổ biến trong mạng lưới rạp chiếu phim chỉ có khoảng 10% phim thu hồi được vốn sản xuất, đa số các phim còn lại không thu hồi được vốn, đặc biệt là phim nghệ thuật.

Tiến sĩ Ngô Phương Lan cho rằng, điều cần thiết là phải tính đến phương tiện phát hành phổ biến phim ở thời đại kỹ thuật số này, nhất là khuyến khích phổ biến rộng rãi các phim có nội dung tốt, giá trị nhân văn và tính giáo dục cao.

“Ví dụ dễ thấy nhất hiện nay là đối với các loại phim đang phổ biến tràn lan trên mạng Internet, thường gọi là web drama, Luật không hề điều chỉnh, cơ quan quản lý cũng “bỏ ngoài vòng tay” trong khi không ít web drama có số lượng lượt xem lên đến hàng chục triệu, gấp nhiều lần phim chiếu rạp. Vì vậy, Luật Điện ảnh sửa đổi cần nghiên cứu sâu hơn và đề ra những chính sách vừa phù hợp, vừa có tác dụng dự báo để điều chỉnh các hình thức phát hành - phổ biến phim phi truyền thống”, tiến sĩ Ngô Phương Lan đề nghị.

Bà Ngô Phương Lan cũng đề xuất, nên đưa khái niệm thị trường điện ảnh vào Luật để tránh độc quyền, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Thời gian qua một số doanh nghiệp điện ảnh gửi đơn kiến nghị về sự chèn ép, độc quyền của doanh nghiệp nước ngoài khiến chúng ta gặp khó ngay trên sân nhà. Đánh giá tính khả thi của chính sách đặt hàng sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, theo nguyên Cục trưởng, bà ủng hộ chính sách này, nhưng cần xác định việc phát triển điện ảnh không thể trông chờ nhiều vào phim nhà nước đặt hàng.

“Nên khuyến khích các thành phần kinh tế, các nguồn vốn xã hội sản xuất những bộ phim theo mục tiêu nhà nước đặt ra, hoặc những dòng phim khó như phim lịch sử, phim giáo dục truyền thống yêu nước, phim góp phần xây dựng đạo đức cho thanh thiếu niên nhi đồng… Bù lại, nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách ưu đãi cho các nhà sản xuất phim này”, tiến sĩ Ngô Phương Lan nói.

Còn tiếp

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

Tác phẩm điện ảnh “Cu li không bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8-16/4.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

Tập 18 của “Những chặng đường bụi bặm” (phát sóng 20h00 thứ Sáu, 18/4 trên VTV3) sẽ chính thức mở màn cho giai đoạn cao trào nhất của bộ phim, khi những bí mật sâu kín bị lôi ra ánh sáng, buộc từng nhân vật phải đối diện với sự thật và hậu quả của chính mình.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

Tập 17 của "Những chặng đường bụi bặm" (lên sóng lúc 20h00, thứ Năm ngày 17/4/2025 trên VTV3) hứa hẹn là một bước ngoặt đầy biến động, khi không khí đoàn viên ấm cúng bỗng chốc vỡ tan bởi sự thật phơi bày và những mâu thuẫn chôn giấu từ lâu.
“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

Tập 27 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng lúc 20h tối thứ Tư, ngày 16/4 trên VTV3) sẽ đưa khán giả vào một vòng xoáy cảm xúc mới, nơi những mâu thuẫn tình cảm bị đẩy đến đỉnh điểm, và những bí mật dần hé lộ trong một màn kịch đã được sắp đặt kỹ lưỡng.
"Cha tôi, người ở lại" tập 26: Ông Chính "xuống nước", ông nội Việt bất ngờ xuất hiện - ngọn gió hòa giải thổi vào gia đình

"Cha tôi, người ở lại" tập 26: Ông Chính "xuống nước", ông nội Việt bất ngờ xuất hiện - ngọn gió hòa giải thổi vào gia đình

Tập 26 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng 20h ngày 15/4 trên VTV3) hứa hẹn tiếp tục chạm tới trái tim người xem bằng những khoảnh khắc chữa lành, tha thứ và đoàn tụ - nơi những mâu thuẫn dần được hóa giải bằng tình thân và lòng bao dung.
“Cha tôi, người ở lại” tập 25: Tuệ Minh “bật đèn xanh” cho ông Chính, bí mật của Việt có nguy cơ bại lộ

“Cha tôi, người ở lại” tập 25: Tuệ Minh “bật đèn xanh” cho ông Chính, bí mật của Việt có nguy cơ bại lộ

Tập 25 của "Cha tôi, người ở lại" (phát sóng 20h tối 14/4 trên VTV3) hứa hẹn sẽ khiến khán giả nghẹt thở với hàng loạt tình tiết cảm động và bất ngờ. Những nút thắt trong các mối quan hệ gia đình tiếp tục được gỡ dần, đồng thời mở ra những diễn biến mới đầy gay cấn.
"Những chặng đường bụi bặm" tập 16: Ông Nhân và Nguyên nguy cơ bị lộ bí mật, gia đình đứng trước sóng gió lớn

"Những chặng đường bụi bặm" tập 16: Ông Nhân và Nguyên nguy cơ bị lộ bí mật, gia đình đứng trước sóng gió lớn

Tập 16 “Những chặng đường bụi bặm”, hứa hẹn mang đến nhiều tình tiết căng thẳng khi những lời nói dối được che giấu bấy lâu của ông Nhân và Nguyên có nguy cơ bị vạch trần, đẩy gia đình vào cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 15: Nguyên đóng giả con trai ông Nhân, đối đầu cô em dâu toan tính

“Những chặng đường bụi bặm” tập 15: Nguyên đóng giả con trai ông Nhân, đối đầu cô em dâu toan tính

Bộ phim truyền hình đang gây chú ý "Những chặng đường bụi bặm" tiếp tục mang đến những tình tiết bất ngờ, kịch tính trong tập 15, phát sóng lúc 20h00 ngày 10/4/2025. Tập phim mở ra nhiều câu chuyện đầy cảm xúc, xoay quanh tình yêu, gia đình và những bí mật chưa được hé lộ.
“Cha tôi, người ở lại” tập 24: Bà Quyên bị đe dọa tính mạng, Việt và An "nắm quyền" trong gia đình

“Cha tôi, người ở lại” tập 24: Bà Quyên bị đe dọa tính mạng, Việt và An "nắm quyền" trong gia đình

Tập 24 bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” phát sóng tối 9/4 trên VTV3 tiếp tục đưa khán giả vào những tình tiết kịch tính, xoáy sâu vào mâu thuẫn gia đình, tình cảm phức tạp và những bí mật chưa có lời giải đáp.
“Cha tôi, người ở lại” tập 23: An có người yêu, Nguyên đối mặt với nỗi cô đơn trầm cảm

“Cha tôi, người ở lại” tập 23: An có người yêu, Nguyên đối mặt với nỗi cô đơn trầm cảm

Tập 23 của bộ phim “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn sẽ là một trong những tập phim giàu cảm xúc và kịch tính nhất từ đầu đến nay. Khi tình yêu và tình thân va chạm, khi những tổn thương trong lòng mỗi người dần được hé lộ, cả gia đình phải đối diện với thử thách lớn nhất: Giữ lại nhau, hay để khoảng cách ngày một xa thêm?
Xem thêm
Phiên bản di động