-->

Kinh tế thế giới rơi vào báo động đỏ vì "bão" Covid

Nền kinh tế thế giới đang phải hứng chịu những thiệt hại nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 gây ra và hiện đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái. Nếu không có “chiếc phao cứu sinh” là các gói cứu trợ khẩn cấp, kinh tế thế giới khó có thể đối phó với sự tàn phá khủng khiếp của “cơn bão” Covid-19.
kinh te the gioi roi vao bao dong do vi bao covid Hà Nội quyết liệt chống dịch COVID-19, đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế
kinh te the gioi roi vao bao dong do vi bao covid Hà Nội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Cuộc suy thoái tồi tệ trong lịch sử

Mới đây, phát biểu trong họp báo, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo nền kinh tế thế giới “rõ ràng” đã bước vào một cuộc suy thoái tồi tệ tương tự hoặc thậm chí hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Trong một phân tích cụ thể hơn, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ước tính dịch bệnh Covid-19 có thể gây ra khoản tổn thất toàn cầu từ 2.000 đến 4.100 tỷ USD, tương đương với mức thiệt hại 2,3-4,8% GDP toàn cầu.

kinh te the gioi roi vao bao dong do vi bao covid
Bất chấp khó khăn do dịch Covid-19, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn được thế giới đánh giá tích cực

Thông tin từ khắp các châu lục chỉ toàn những màu xám. Mới vài tuần hứng chịu đòn của Covid-19, cường quốc kinh tế đầu tầu thế giới là Mỹ đã cảm thấy đuối sức. Dự báo mới nhất cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ giảm hơn 7% trong quý II do hoạt động thương mại tiếp tục gián đoạn. Số đơn hàng mới của các nhà máy tại Mỹ xuống mức thấp nhất trong 11 năm, trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã lên tới mức cao 6,65 triệu.

“Công xưởng thế giới” - Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Ngành xuất khẩu của Trung Quốc đang gặp “cú sốc” suy giảm khi nhiều nước áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn dịch. Dù đã dần trở lại hoạt động nhưng phần lớn các nhà máy sản xuất ở nước này chưa đạt mức vận hành trước thời điểm bùng phát dịch. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, GDP của Trung Quốc trong quý I-2020 có thể giảm mạnh tới 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức suy giảm mạnh nhất trong 30 năm qua.

Đối với các quốc gia châu Âu vốn đang lao đao vì dịch bệnh, tình hình cũng không mấy khả quan. Trước mối lo dịch bệnh, các nhà đầu tư thi nhau bán tháo cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Trong một báo cáo mới được công bố, Ủy ban châu Âu (EC) dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này trong năm nay sẽ là 0%, khác hẳn dự báo cách đây một tháng là 1,4%.

Từng được ví như “ngôi sao đang lên” của thế giới trong giai đoạn “phát triển vàng” 2003-2013, Mỹ Latinh giờ đây đang chật vật giải quyết những khó khăn kinh tế. Cũng như các khu vực khác trên thế giới, các thị trường chứng khoán chính của khu vực chịu thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19, với giá trị một số tiền tệ lao dốc so với đồng USD. Những biện pháp phong tỏa được áp đặt nhằm chống lại sự lây lan của virus cùng sự sụt giảm giá nguyên liệu thô và sự tê liệt của ngành du lịch đã khiến triển vọng kinh tế khu vực càng ảm đạm.

Với châu Á, khu vực vốn là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, ADB dự báo mức tăng trưởng sẽ giảm mạnh. Do nhu cầu thế giới giảm vì dịch bệnh và tác động từ các chính sách ngăn chặn dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Á trong năm nay chỉ còn 2,2%. Mức này thấp hơn nhiều so với con số 5,5% mà ADB dự báo hồi tháng 9-2019.

Việt Nam - “điểm sáng” trong bức tranh màu xám

Trong bối cảnh ảm đạm như vậy, nếu thế giới không hành động khẩn cấp, nếu không có một nỗ lực tổng thể, kinh tế thế giới khó có thể đối phó trước sự tàn phá khủng khiếp của “cơn bão” Covid-19. Cho đến nay, 81 quốc gia đã đề xuất hoặc yêu cầu trực tiếp về các gói tài trợ khẩn cấp từ IMF, bao gồm 50 quốc gia thu nhập thấp và 31 quốc gia thu nhập trung bình. Theo Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva, chỉ riêng các thị trường mới nổi đã cần tới nguồn lực tài chính có giá trị tối thiểu là 2.500 tỷ USD để vượt qua khủng hoảng.

Bên cạnh nỗ lực của các tổ chức tài chính quốc tế, hầu hết các nước đều tung ra các gói cứu trợ lên tới hàng nghìn tỷ USD. Đây được coi như “thuốc giảm đau” nhằm làm dịu bớt tác động tiêu cực của dịch Covid-19 với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trung Quốc-quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã công bố giải pháp mới kích thích kinh tế. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định “bơm” 400 tỷ nhân dân tệ (khoảng 56,38 tỷ USD) để ổn định thanh khoản tiền mặt. Trung Quốc cũng giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc đối với các ngân hàng nhỏ và vừa xuống còn 6% nhằm tăng thêm các khoản cho vay.

Ở Mỹ, trước những tác động mang tính tàn phá của dịch Covid-19, Cục Dự trữ liên bang (FED) tuyên bố bắt đầu một loạt các biện pháp tín dụng chưa từng có đối với các gia đình, doanh nghiệp nhỏ và chủ lao động lớn đang gặp khó khăn. Quốc hội Mỹ thông qua và Tổng thống Donald Trump đã ký thành luật gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD. Quy mô của gói cứu trợ này lớn gần gấp ba lần so với gói 831 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ từng đưa ra hồi khủng hoảng tài chính năm 2009.

Trước nguy cơ suy thoái cận kề, Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Angel Gurria đã đề cập đến Kế hoạch Marshall mới (Marshall là tên kế hoạch tái thiết châu Âu sau Thế chiến II). Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank - ECB) đã đưa ra gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro (tương đương 820 tỷ USD). Khoản cứu trợ nhằm mua lại nợ của các Chính phủ và công ty ở khu vực đồng euro (eurozone), bao gồm cả Hy Lạp và Italia đang gặp khó khăn. Ủy ban châu Âu (EC) thì đề xuất một gói bảo hiểm trên quy mô toàn Liên minh châu Âu (EU), có thể lên tới 100 tỷ euro, để hỗ trợ chương trình bảo hiểm thất nghiệp ở các quốc gia thành viên đang bị quá tải khi hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Trong bức tranh màu xám của nền kinh tế thế giới giữa tâm bão Covid-19, Việt Nam đang là một “điểm sáng”. Trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á công bố hôm 3-4, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt mức 4,8%.

Theo ADB, bất chấp khả năng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, các yếu tố nền tảng của kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì. Các yếu tố này bao gồm tầng lớp trung lưu đang phát triển, khu vực tư nhân năng động, kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn vững mạnh. Trên cơ sở đó, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Eric Sidgwick nhận định, nếu khống chế được dịch bệnh trong nửa đầu năm 2020, tăng trưởng của Việt Nam sẽ hồi phục trở lại mức 6,8% vào năm 2021 và duy trì mạnh mẽ trong trung và dài hạn.

Theo Hoàng Sơn/anninhthudo.com.vn

https://m.anninhthudo.vn/the-gioi/kinh-te-the-gioi-roi-vao-bao-dong-do-vi-bao-covid/849460.antd

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động