-->

Kiên quyết thu hồi đất dự án chậm triển khai

Tại phiên họp giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố (TP), do Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức ngày 13/8, các đại biểu HĐND TP khẳng định vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn TP còn nhiều. Việc lấn chiếm, để đất hoang hoá, sử dụng sai mục đích, lãng phí vẫn diễn ra ở một số nơi. Đặc biệt công tác xử lý vi phạm luật chưa quyết liệt, hiệu quả, gây bức xúc trong nhân dân.
tin nhap 20180814105920 Sẽ công khai 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi đất
tin nhap 20180814105920 ​Cần rà soát lại toàn bộ dự án sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội

Theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, căn cứ Điều 72 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND TP, Thường trực HĐND TP đã lựa chọn chuyên đề về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội để yêu cầu UBND TP và các cơ quan liên quan giải trình. Lý do Thường trực HĐND TP chọn chủ đề trên bởi, đất đai là một trong những nguồn lực rất quan trọng để phát triển Thủ đô, nhất là trong tình hình mới, sau khi có Luật đất đai năm 2013 và Luật Đầu tư năm 2014.

Việc quản lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, phát huy hiệu quả cao nhất tài sản công đặc biệt này thuộc chính quyền các cấp, nhân dân và cử tri Thủ đô. Tuy nhiên, sau đợt giám sát chuyên đề của HĐND TP về các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP đối với 8 sở ngành và 30 quận, huyện, thị xã cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích, để hoang hóa, ảnh hưởng đến sản xuất, cuộc sống của nhân dân.

tin nhap 20180814105920
Toàn cảnh phiên họp giải trình.

Những hạn chế này cần phải được HĐND TP và các sở, ban, ngành, quận, huyện báo cáo giải trình, làm rõ trước nhân dân. Đồng thời, đề ra giải pháp lộ trình khắc phục, sử dụng hiệu quả đất đai trên địa bàn TP.Ngoài ra thông qua phiên giải trình, bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng để các nhà đầu tư, chủ đầu tư đang được giao triển khai các dự án sử dụng đất trên địa bàn TP thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng trên địa bàn TP để góp phần phát triển Thủ đô đúng quy hoạch, chiến lược đề ra.

Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà cũng cho biết, theo báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường (TNMT) có 161 dự án có dấu hiệu vi phạm, chiếm tỉ lệ 23,1% số dự án được giao đất, cho thuê đất giai đoạn 2012 - 2017. HĐND TP giám sát trực tiếp tại 8 quận, huyện kết quả có 211 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hoá, chưa có biện pháp khắc phục. Giám sát qua báo cáo của của 22 quận, huyện, thị xã còn lại cho thấy có 172 dự án chậm triển khai.

Sẽ công khai 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi đất Phát biểu tại phiên họp giải trìnhChủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định tình trạng các dự án vốn ngoài ngân sách, có sử dụng đất chậm triển khai được nhiều cử tri, nhân dân quan tâm và gây bức xúc trong dư luận. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, việc kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào mọi lĩnh vực chiếm đến 80% nguồn vốn đầu tư cho phát triển của TP, góp phần quan trọng phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng nhà ở, hạ tầng giao thông, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của TP.

Chính vì vậy những năm gần đây, việc kiểm soát sử dụng đất trên lĩnh vực này đã được TP triển khai chặt chẽ và hiệu quả hơn.Về những dự án chậm triển khai, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ kiên quyết xử lý.Đối với những dự án chậm tiến độ, chủ đầu tư không thể khắc phục, TP sẽ cương quyết thu hồi. Ngay sau Phiên họp giải trình, TP sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi và công khai trên báo chí để cử tri giám sát. 47 dự án này đã được các sở ban ngành kiểm tra rất kỹ trong 5 tháng vừa qua. Còn đối với những dự án có khả năng triển khai, TP sẽ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để tiếp tục triển khai nhưng yêu cầu chủ đầu tư phải ký quỹ.

TP cũng đã và đang khẩn trương hoàn thành phần mềm quản lý các dự án để quản lý chặt chẽ hơn, nắm được diễn biến phát triển của dự án cũng như hoạt động của nhà đầu tư sau khi được cấp phép. Bởi thực tế, hiện nay khâu hậu kiểm sau khi cấp phép đầu tư còn hạn chế. UBND TP cũng sẽ chỉ đạo các Sở TNMT, Sở QHKT, sở KHĐT hoàn thiện quy chế liên quan đến thẩm định, quản lý hồ sơ của các nhà đầu tư, tạo điều kiện để nhà đầu tư sớm có thông tin triển khai dự án, không để dây dưa, kéo dài.

Tại phiên giải trình, đã có 28 lượt đại biểu với 33 câu hỏi xung quanh thực trạng vi phạm luật đất đai để nghị Giám đốc sở TNMT, Sở Kế hoạch đầu tư (KHĐT) và chủ tịch một số quận, huyện giải trình. Giải trình về các nội dung đại biểu nêu, Giám đốc sở TNMT Nguyễn Trọng Đông cho biết: Các dự án trên địa bàn TP được giao đất cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên cũng có những dự án vi phạm, chậm triển khai. Trong đó, nguyên nhân một phần do thay đổi chính sách về đất đai khi Luật Đất đại 2013 được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ 1/7/2014 kéo theo nhiều chính sách về giải phóng mặt bằng (GPMB) thay đổi.

Nguyên nhân thứ 2 bản thân các chủ đầu tư chưa quyết liệt, chủ động trong việc phối hợp với chính quyền địa phương và các sở ngành liên quan tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về GPMB cũng như tập trung vốn cho việc này. Một nguyên nhân nữa là sau khi mở rộng địa giới hành chính Hà Nội vào 2008, Chính phủ đề nghị TP lập quy hoạch chung, trong quá trình triển khai, TP tiếp tục phải lập quy hoạch phân khu. Quá trình rà soát có trên 240 dự án phải điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu…

Về giải pháp xử lý trong thời gian tới, Giám đốc Sở KHĐT Nguyễn Trọng Đông cho biết, đối với những đơn vị có dự án chậm triển khai, vi phạm luật đất đai đã xử lý vi phạm và có kết luận của thanh tra, Sở đã thực hiện công bố công khai các đơn vị này trên cổng thông tin điện tử của Sở và của Bộ TNMT. Đây là căn cứ để TP xem xét giao đất đối với các dự án tiếp theo. Vì thế, trong quá trình tham gia liên thông để cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án, Sở luôn kiểm tra thông tin này. Nếu các đơn vị có vi phạm chưa được khắc phục thì dứt khoát không được chấp thuận giao dự án mới.

Về việc gia hạn quy định các dự án, Giám đốc Sở TNMT cho biết Sở gia hạn không nhiều dự án, việc xin gia hạn chủ yếu là thực hiện điều chỉnh quy hoạch sau đó điều chỉnh hướng đầu tư. Sở TNMT cũng đã triển khai thanh kiểm tra 215 dự án. Đã có 64 dự án được khắc phục, 21 dự án kiến nghị thu hồi đất, xử lý phạt; 11 dự án vướng do đầu tư quy hoạch và giải phóng mặt bằng, 30 dự án do thanh tra các ngành tiến hành thanh kiểm tra; 89 dự án khác Sở đang tiếp tục tiến hành thanh kiểm tra, dự kiến trong quý III này sẽ hoàn thành việc kiểm tra, xử lý…

Tại phiên giải trình ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư cũng cho biết, việc triển khai thực hiện dự án trong thời gian qua, nhất là giai đoạn sau hợp nhất, TP phải rà soát lại quy hoạch, đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án. Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ chế chính sách, các quy định luật đầu tư, luật nhà ở, đã phân cấp về các đầu mối để quyết định các dự án…dẫn đến việc có nhiều đầu mối mà chưa được tập trung, công với cơ chế chính sách, và các TTHC phát sinh đã dẫn đến bất cập. Tiến độ bồi thường GPMB, do thay đổi chính sách giải phóng mặt bằng, đã làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

Thời gian tới, Sở KHĐT sẽ thực hiện rà soát, phân tích, đánh giá từng dự án; đôn đốc hướng dẫn nhà đầu tư đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quá trình theo dõi dự án. Ông Quyền cũng thừa nhận việc triển khai dự án chưa có hệ thống rõ ràng, xuyên suốt mà các cơ quan chỉ thực hiện nhiệm vụ riêng, do đó Sở cần phải tham mưu UBND TP đưa ra một quy trình thống nhất. Bên cạnh đó, Sở KHĐT cũng đang phối hợp với các sở ngành để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu các dự án điện tử để theo dõi, đôn đốc tiến độ các dự án trên địa bàn TP.

Xuân Sinh – Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động