-->

Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4

Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo nguồn cung đúng, đủ, kịp thời; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản với các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù cho xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Hoài Đức bàn giao đất đợt 2 phục vụ thi công tuyến đường Vành đai 4 Hà Nội cam kết đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố.

Theo đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố, bảo đảm việc khai thác các mỏ khoáng sản đúng quy định và kịp thời cung cấp nguồn vật liệu phục vụ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã nơi có mỏ, dự án khai thác khoáng sản quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù, bảo đảm tuân thủ nội dung theo Bản xác nhận đăng ký khối lượng khai thác của UBND thành phố, cung cấp khoáng sản đúng, đủ theo gói thầu đã đăng ký thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4

Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản với các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù cho xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (Ảnh minh họa).

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản khai thác tại các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát về hoạt động khai thác của các đơn vị được phép khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố theo quy định, trong đó tập trung kiểm tra, giám sát về phạm vi, diện tích khu vực mỏ, công suất, trữ lượng, phương pháp khai thác; kiểm tra, giám sát việc thống kê, kiểm kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế tại các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù để cung cấp dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo quy định. Kịp thời phát hiện, có biện pháp xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định báo cáo UBND Thành phố trước ngày 20/2/2024.

Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng, Công an quận, huyện, thị xã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan, chính quyền các cấp tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản không rõ nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt tại các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù để cung cấp dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Công an Hà Nội với Công an 8 tỉnh giáp ranh.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Công an Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong đăng ký tên, loại phương tiện, thiết bị được sử dụng để khai thác, vận chuyển khoáng sản; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển khoáng sản; kiểm tra về yêu cầu đối với bến, bãi tập kết khoáng sản, việc lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng khoáng sản mua - bán tại bến bãi; yêu cầu về phương tiện vận chuyển khoáng sản đường bộ, đường sông. Tập trung, quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, khoáng sản...

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý các hành vi tập kết khoáng sản lấn chiếm hành lang đường bộ, đường thủy, các phương tiện vận chuyển khoáng sản trên sông không đáp ứng các yêu cầu về điều kiện hoạt động theo quy định; thực hiện kiểm tra công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện đường bộ, đường thủy bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, an toàn đê điều và an toàn trong hoạt động khai thác mỏ theo quy định của pháp luật.

UBND các quận, huyện, thị xã nơi có dự án khai thác khoáng sản chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và UBND Thành phố nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách liên quan đến địa phương, đơn vị mình quản lý. Tại từng địa phương, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và của người dân; kịp thời phản ánh, thông tin về tình hình khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Đại diện cho Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai tham dự Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Long Thành thể hiện tinh thần quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo ngay từ những trận đấu đầu tiên của vòng bảng.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Thời gian qua, LĐLĐ huyện Chương Mỹ xác định rõ việc “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Qua phong trào, tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn đồng hành cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tiến bộ, văn minh.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.

Tin khác

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tiềm năng tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, nhưng cần thực hiện minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ.
Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Năm 2025, Thành phố Hà Nội có 282 dự án được cấp vốn đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó 233 dự án chuyển tiếp, 49 dự án xây mới. Đáng chú ý, một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đang có tiến độ triển khai khả quan.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, sau hơn 1 năm khởi công, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành, đã giải ngân 19,6% kế hoạch vốn.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung quý IV và năm 2024, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành và đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành, các đơn vị hiện đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hiện tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 10,8%.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển hạ tầng được đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

Ngày 13/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội đi kiểm tra tình hình thi công dự án và làm việc với các bên liên quan.
Xem thêm
Phiên bản di động