Không ngừng sáng tạo, truyền cảm hứng cho học trò
Tâm sự của giáo viên dạy học theo công nghệ giáo dục Hết lòng vì sự nghiệp trồng người |
Để học trò hạnh phúc hơn
Đến với Trường Tiểu học Minh Khai B (quận Bắc Từ Liêm), cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là không gian trường học trong lành, khuôn viên xanh - sạch - đẹp - thân thiện. Để có được điều đó là nhờ nỗ lực của Hiệu trưởng Vũ Hoài Nhi cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Cô giáo Nguyễn Phương Thảo cùng các em học sinh. (Ảnh chụp thời điểm an toàn về dịch Covid-19) |
Cô giáo Vũ Hoài Nhi cho biết, để trường học thực sự là “nơi ước đến, chốn mong về” thì không gian, cảnh quan trường học đóng vai trò rất quan trọng. Nó thể hiện một phần nền nếp của nhà trường, tạo cảm xúc và thu hút sự sáng tạo của học sinh. Do đó, những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, làm sao để có được một cảnh quan đẹp, một môi trường giúp học sinh thỏa sức sáng tạo là bao trăn trở đối với cô. Tuy nhiên, làm được việc này rất khó bởi xung quanh trường có nhiều ô đất góc cạnh, ẩm thấp cùng những bức tường lâu năm rêu mốc rất khó cải tạo, trong khi nguồn tài chính của trường lại hạn chế.
Bắt đầu từ việc nghiên cứu, rà soát kỹ nội dung chương trình các môn học cũng như yêu cầu về hoạt động giáo dục trong nhà trường, cô đã nảy ra ý tưởng cải tiến các ô đất ẩm thấp thành khu đồi cỏ xanh, có cây ăn quả và hoa, đồng thời biến bức tường rêu mốc thành khu vườn treo và các bức tranh nổi về biển đảo Việt Nam để học sinh có thêm chỗ vui chơi, học tập, sáng tạo. Đưa ý tưởng ra trước Chi bộ, Hội đồng Sư phạm, cô nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cùng sự ủng hộ của đông đảo phụ huynh học sinh.
Với sự chung tay, sẻ chia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, những khu đất trũng ẩm thấp nhanh chóng được dọn dẹp, quy hoạch thành đồi cỏ xanh với vườn cây ăn quả và hoa nở quanh năm. Những thanh gỗ dát giường bỏ đi đã được cải tiến thành hàng rào treo cây cảnh với nhiều kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt. Những chiếc chậu nhựa cũ được các thầy cô thu gom về cọ rửa, sơn sáng bóng và trở thành những chậu cảnh mang lại không gian xanh cho khu vườn treo. Còn bức tường rêu mốc giờ đây là bản đồ Việt Nam với các đảo và quần đảo được tạo hình từ những viên sỏi nhiều màu sắc. Những con thuyền vươn sóng ra khơi, nhà giàn DK1, giàn khoan dầu khí được dựng lên từ những chiếc que tính, mẩu dây điện; Hòn Trống Mái - viên ngọc quý của Vịnh Hạ Long được bàn tay khéo léo của các thầy cô tạo ra từ các nắp chai.
“Khu đồi cỏ xanh và bức tường tranh biển đảo là nơi học sinh tha hồ vui chơi, đọc sách, lấy lại năng lượng sau những giờ học căng thẳng. Đặc biệt, đây là nơi tổ chức các tiết học trải nghiệm thú vị. Giờ Mỹ thuật, học sinh được thỏa sức sáng tạo các ý tưởng về những chiến sĩ cảnh sát biển, về những con tàu đầy ắp cá của ngư dân bám biển bảo vệ quê hương. Những bức tranh cảnh biển đã chắp cánh cho những áng văn hay trong tiết học Tập làm văn; tạo cảm xúc cho giờ học Tiếng Anh và là nguồn tư liệu sống động để các em khám phá vai trò của biển, đảo trong tiết học Địa lý” - cô giáo Vũ Hoài Nhi chia sẻ.
Ý tưởng giản dị nhưng độc đáo của cô giáo Vũ Hoài Nhi không chỉ tiết kiệm kinh phí cho nhà trường mà còn mang lại nhiều giá trị tích cực cho người sử dụng. Nó là cầu nối gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường với các lực lượng khác, tạo cơ hội để giáo viên và học sinh được trải nghiệm, sáng tạo. Khung cảnh nhà trường giờ đây đã thực sự thay đổi, “thay đổi để học trò được hạnh phúc hơn”.
Mang “ATM - Hạnh phúc” đến với học sinh
Những ngày học trực tuyến kéo dài do tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu bài học của học sinh. Vậy nhưng, phụ huynh học sinh lớp cô giáo Nguyễn Phương Thảo (Trường Tiểu học Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai) lại vô cùng yên tâm với mỗi giờ học trực tuyến bởi “ATM - Hạnh phúc” các con nhận được từ cô chủ nhiệm.
Cô giáo Nguyễn Phương Thảo cho biết, năm học 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô và trò chuyển từ dạy và học trực tiếp sang trực tuyến. Đứng trước những vấn đề đặt ra, đó là: Học sinh chưa thực sự thích học; kết quả học tập của học sinh còn hạn chế; học sinh chưa thực sự ngoan; phụ huynh chưa thực sự thấu hiểu, thiếu hợp tác và chưa vào cuộc cùng với giáo viên; dịch Covid-19, chuyển đổi số trong giáo dục và những đòi hỏi về việc linh hoạt trong dạy - học trực tuyến… khiến bản thân cô luôn trăn trở mình nên làm gì và có thể làm gì để cải thiện được thực trạng này? Và ý tưởng về một cây ATM mang tên “ATM - Hạnh phúc” ra đời.
“ATM - Hạnh phúc” là tên website học tập của lớp cô chủ nhiệm, được cô xây dựng trên nền tảng miễn phí của Google Sites. Đây là một ứng dụng tiện ích của Google. Thay vì phải tìm kiếm nhiều kênh thông tin khác nhau thì ở đây có “trọn vẹn” những gì mà học sinh và phụ huynh học sinh cần. Website cải thiện được nhiều điều mà những ứng dụng dạy học trực tuyến thông thường như Zoom Meeting hay Google Meet chưa làm được.
Nội dung trên website được cô cập nhật thường xuyên, luôn luôn “làm mới”. Cái gì cần thiết với phụ huynh và học sinh, thu hút được học sinh tham gia thì cô mở rộng và nhân lên. Để học sinh được học mà chơi, chơi mà học, cô đã xây dựng trên website các thư mục như: “Vui để học”, “Em vui sáng tạo”, “Đẩy lùi dịch Covid-19”…, trong đó khéo léo lồng ghép những kiến thức, kỹ năng cần thiết. “Với cách thức ấy, học sinh truy cập website với tâm lý thoải mái là mình đang giải trí, được trải nghiệm với những cuộc chơi thú vị, gặt hái được nhiều điều bổ ích mà quên đi là mình đang học” - cô giáo Nguyễn Phương Thảo tâm sự.
Theo dõi trên website, cô thấy lượt phụ huynh và học sinh truy cập vào đông hơn. Học sinh có thể truy cập ngoài giờ học, mọi lúc, mọi nơi mà không chỉ bị bó hẹp trong thời lượng của buổi học trực tuyến thông thường. Các em tìm thấy mình, tìm thấy bạn mình trong mọi hoạt động, thấy trường, thấy lớp… từ đó thêm yêu trường lớp, kính thầy, mến bạn, thích học. Kết quả học tập của học sinh được cải thiện rõ rệt.
Khu đồi cỏ xanh và bức tường tranh biển đảo tại Trường Tiểu học Minh Khai B là nơi học sinh tha hồ vui chơi, đọc sách, lấy lại năng lượng sau những giờ học căng thẳng. (Ảnh chụp thời điểm an toàn về dịch Covid-19). |
Cô giáo có tấm lòng nhân ái, yêu thương
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, năm 2002, cô giáo Nguyễn Thị Hồng nhận công tác tại Trường Trung học cơ sở Thành Công (quận Ba Đình), đảm nhận giảng dạy môn Toán cho tới nay. Hơn 19 năm gắn bó với ngôi trường này, không khi nào cô ngừng nỗ lực, cố gắng về mọi mặt. Nhờ vậy, cô luôn được học trò, phụ huynh quý trọng, cấp trên và đồng nghiệp yêu quý, tin tưởng.
“Cô giáo Nguyễn Thị Hồng là người tâm huyết, tận tụy, mẫu mực trong sự nghiệp trồng người. Ngành Giáo dục Ba Đình tự hào khi có những tấm gương như thế, góp phần làm đẹp thêm hình ảnh nhà giáo Thủ đô” - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận chia sẻ.
Không những vững về chuyên môn, tâm huyết với nghề, cô giáo Nguyễn Thị Hồng còn luôn sẵn lòng chia sẻ, hỗ trợ học sinh khó khăn. Từ năm 2013 đến nay, người dân ở khu tập thể X15 phường Láng Hạ (quận Ba Đình) đều biết đến lớp học miễn phí dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của cô. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên dành thời gian ngoài giờ lên lớp để kèm thêm cho những học sinh có học lực yếu, kém tại trường.
Tìm hiểu về cô Hồng, chúng tôi được biết, chồng cô bị tai biến trong nhiều năm. Nhưng những khó khăn, vất vả của cuộc sống không ngăn được sự nỗ lực vượt lên của cô để hàng ngày truyền lửa đam mê học tập cho học sinh. Hơn cả một tấm lòng, cô còn trích tiền lương của mình để làm từ thiện, kết nối với các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em thiệt thòi, kém may mắn để đưa học sinh tới thăm, giúp các em hiểu thêm về cuộc sống, biết đồng cảm, chia sẻ, yêu thương với các bạn cùng trang lứa.
Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều nhà giáo luôn tâm huyết, hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”. Họ đã và đang làm sáng đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân trong thời đại mới, góp phần đưa chất lượng giáo dục nói chung ngày càng hoàn thiện và phát triển./.
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ
Công đoàn 23/01/2025 13:03
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07