Khơi dậy tình yêu Thăng Long - Hà Nội qua những tiểu thuyết lịch sử
Khai thác chuỗi di sản Thăng Long - Hà Nội Hà Nội trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội Tiểu thuyết lịch sử “Thành kỳ ý” của tác giả 8X ra mắt tại Hà Nội |
Bộ tiểu thuyết lịch sử về Hà Nội của nhà văn Tô Hoài Quê người - Mười năm - Quê nhà là 3 mảnh ghép tạo nên một cái nhìn xuyên suốt về Hà Nội trong những năm đầu thế kỷ 20 đến khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
Đó là vùng Bưởi ngoại ô Hà Nội nghèo trong tiểu thuyết Quê người trước Cách mạng tháng Tám. Ngòi bút hiện thực của Tô Hoài đã xây dựng chân thực khung cảnh tiêu điều, tàn lụi của làng Hạ. Những người nông dân cần cù, chất phác, cam chịu sống nhẫn nhục trong nghèo khó. Bao nhiêu ước mơ khát khao được sống hạnh phúc an bình đều như ánh đèn leo lét trong gió. Không khí ảm đạm văn phong xót xa như những tác phẩm hiện thực của Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan…
Bộ tiểu thuyết lịch sử về Hà Nội của nhà văn Tô Hoài Quê người - Mười năm - Quê nhà. |
Nhưng giữa cảnh nghèo chồng chất ấy, Tô Hoài vẫn thấy ở họ - những người nông dân ngoại thành Hà Nội nét hóm hỉnh, duyên dáng, những chuyện nên thơ tình tứ. Những nhân vật chỉ có ở Hà Nội, những câu chuyện chỉ có ở Hà Nội.
Sang tới Mười năm, cũng những người nông dân đó được tập hợp dưới phong trào Ái hữu thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Họ đã tìm thấy sự tự tin, thấy con đường để thay đổi vận mệnh của chính mình.
Cuốn tiểu thuyết Quê nhà viết sau cùng lại trở ngược dòng thời gian kể về hoạt động của các nghĩa quân chống lại quân Pháp trong 2 lần đánh chiếm Hà Nội. Một số sự kiện lịch sử được nhắc đến gắn với danh nhân lịch sử Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Lưu Vĩnh Phúc…, nhưng nhân vật chính yếu của tiểu thuyết là các anh hùng vô danh - những người dân thường, những người thợ dệt làng Hạ và các phường xóm trong thành ngoài nội đã dũng cảm nổi lên chống quân xâm lược.
Những người Hà Nội được đặt vào các khung cảnh khác nhau trong các thời điểm lịch sử của Hà Nội đều thể hiện những phẩm chất cốt lõi của mình. Ngòi bút của Tô Hoài nâng niu những nét đẹp văn hóa tinh tế của Hà Nội từ trong lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán, nếp sống, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt độc giả vẫn nhận thấy sự đáng yêu, dễ thương trong nhân vật, trong câu chuyện của ông lưu giữ phong vị nên thơ trong nếp sống sinh hoạt nơi làng quê.
Tiểu thuyết lịch sử Người Thăng Long của nhà văn Hà Ân. |
Quay trở lại thời gian, nhà văn Hà Ân cho ta hình ảnh về một Thăng Long anh hùng xưa với các tiểu thuyết văn học lịch sử. Ông là nhà văn thể hiện xuất sắc nhất đề tài về nhà Trần và cuộc chiến chống Nguyên Mông oai hùng. Ông dành tâm huyết để viết về những vị anh hùng của đất Thăng Long văn hiến. Thành công nhất là bộ đôi tiểu thuyết Người Thăng Long và Khúc khải hoàn dang dở.
Người Thăng Long được nhà văn Hà Ân viết năm 1980. Tác phẩm là một bản trường ca hào hùng về các vị vương, tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai. Nhân vật trung tâm của truyện là Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, người con thứ 6 của vua Trần Thái Tông, thường được dân gian gọi là ông Hoàng Sáu. Qua nét bút của nhà văn Hà Ân, ông là một người Thăng Long thanh lịch, tài hoa, không chỉ thông minh trong việc chỉ huy quân sự, chiến thắng giặc ngoại xâm, mà còn chiến thắng bản thân trong cuộc chiến với những oán cừu của cuộc đời.
Tiểu thuyết Khúc khải hoàn dang dở viết về Đỗ Vĩ - một người con của đất Thăng Long, một tình báo tài giỏi của nhà Trần, một điệp viên gần như duy nhất được ghi trong chính sử, một nghệ sĩ đàn ngọt, thơ hay, bút vẽ thần tình, đường kiếm siêu việt… Đỗ Vĩ đã thâm nhập vào lòng địch, gửi về cho Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn những tin tức vô cùng quan trọng. Cái chết bi tráng của ông đã góp phần đem lại khúc ca khải hoàn trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai.
Với hai bộ tiểu thuyết lịch sử của Tô Hoài và Hà An, tin rằng bạn đọc Thủ đô và cả nước sẽ đón nhận trong tình yêu với Thăng Long - Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33