Khi doanh nghiệp bước vào “sân chơi” thực tế ảo
Công nghệ giúp con người hẹn hò thế nào vào năm 2040 |
Nhiều lợi thế so với hội chợ truyền thống
Hàng năm, tại Việt Nam có khoảng trên 1.000 hội chợ thương mại quy mô lớn nhỏ khác nhau, trong đó có gần 500 hội chợ với quy mô cấp tỉnh và thành phố, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại Trung ương và địa phương, các công ty kinh doanh dịch vụ hội chợ thương mại. Các hội chợ thương mại là nơi để doanh nghiệp tiếp cận thị trường, khách hàng, giới thiệu sản phẩm, từ đó mở ra cơ hội thông qua các hợp đồng với đối tác.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, việc tham gia các hội chợ truyền thống sẽ tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản kinh phí không nhỏ dành cho việc thiết kế thi công gian hàng hội chợ, chi phí cho gian hàng, chi phí quản lý và dịch vụ, chi phí vận chuyển vật liệu và sản phẩm, chi phí kho lưu trữ, nhân sự, truyền thông… Để giải quyết vấn đề này, những “gian hàng” thực tế ảo là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp. Đồng thời còn có khả năng tăng tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp bởi các ứng dụng tiện ích trên nền tảng công nghệ số.
Chia sẻ với Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Khánh Toàn - Giám đốc NWS Corp cho biết, xu hướng hiện nay, thương mại điện tử cũng như kỹ thuật số phát triển rất mạnh nên việc ứng dụng công nghệ để tổ chức các hội chợ ảo là một hình thức mà nhiều doanh nghiệp quan tâm.
“Tham gia hội chợ truyền thống doanh nghiệp có cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng, nhưng lại tốn nhiều chi phí. Đối với các doanh nghiệp có mặt hàng nhỏ gọn thì một gian hàng từ 5-10m2 là có thể trưng bày sản phẩm của mình, nhưng đối với những doanh nghiệp sản xuất máy móc cồng kềnh thì việc tham gia một hội chợ trực tiếp phải mất rất nhiều chi phí. Trong khi đó, gian hàng thực tế ảo lại không bị hạn chế diện tích. Các thiết kế mạnh về đồ họa sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm của mình một cách ấn tượng, thu hút sự chú ý của khách hàng hơn hẳn”, ông Nguyễn Khánh Toàn phân tích.
Tại Việt Nam đã có nhiều hội chợ triển lãm trên nền tảng công nghệ thực tế ảo. Dự kiến vào cuối tháng 7/2022, tại Hà Nội, Hội chợ triển lãm “Sản phẩm có trách nhiệm với Xã hội và Môi trường 2022” sẽ được tổ chức trên nền tảng công nghệ thực tế ảo (Virtual Exhibition) - hình thức triển lãm dựa vào nền tảng trực tuyến, cho phép người xem tham gia và tương tác như các sự kiện bình thường bằng các thiết bị thông minh như smartphone, PC, table, thiết bị VR,… Phát biểu tại sự kiện giới thiệu Hội chợ, bà Vi Thanh Hoài - Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: Công nghệ thực tế ảo đã và đang là một xu hướng phát triển và phổ biến trên toàn thế giới. Việc tổ chức hội chợ triển lãm ảo cũng là một trong những hoạt động tích cực để xúc tiến đầu tư và thương mại với mục tiêu đồng hành với doanh nghiệp trong thời đại công nghệ hiện nay về việc quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả, nhất là ở bối cảnh các doanh nghiệp đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. |
Là một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại huyện Thanh Trì (Hà Nội), ông Trịnh Văn Đồng chia sẻ: “Tôi từng tham gia nhiều hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ, lượng khách đến xem khá nhiều nhưng người mua thì ít, bởi tâm lý đến “xem” hội chợ của người dân là chính. Tôi nhận thấy việc trưng bày tại các gian hàng nhỏ trong hội chợ rất khó để khoe ra hết các sản phẩm và đặc tính của sản phẩm. Nhưng ở gian hàng thực tế ảo thì lại khác. Chúng tôi đã dùng công nghệ để hiển thị thông số, giá bán, chất liệu, các góc xoay,… và đặc biệt là thời hạn bày bán trên gian hàng ảo được lâu hơn, mất ít chi phí hơn so với gian hàng truyền thống”.
Có thể thấy, với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và hành vi người dùng, các doanh nghiệp, nhãn hàng luôn phải tối ưu nguồn lực của mình và đặt khách hàng làm trọng tâm để có thể tồn tại và phát triển. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo giúp doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng với những trải nghiệm và giá trị khác biệt, tối ưu hoá chiến lược quản lý và chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng doanh số. Môi trường kỹ thuật số cũng là nơi doanh nghiệp có thể quảng cáo nhằm vào đối tượng cụ thể với chi phí tối ưu, mang đến những chương trình ưu đãi riêng phù hợp với nhu cầu từng cá nhân.
Thay đổi phương thức kinh doanh
Những ứng dụng của thực tế ảo mở rộng có thể cung cấp khả năng dùng thử trực quan, cho phép xem sản phẩm theo mọi góc độ và có thể trình chiếu sản phẩm trong không gian ba chiều mà khách hàng mong muốn. Đặc biệt, công nghệ thực tế ảo mang lại lợi ích lớn cho các công ty bất động sản, du lịch và cả các cửa hàng thương mại điện tử khi cho phép khách hàng khám phá môi trường xung quanh từ xa mà không cần phải đến tận nơi.
Các chuyên gia khẳng định, việc phân tích dữ liệu sở thích và hành vi của khách hàng cung cấp cho các nhãn hàng, doanh nghiệp bán hàng một nguồn thông tin giá trị để hiểu biết sâu hơn về khách hàng, có thể đưa ra dự đoán nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Các giải pháp liên quan đến dữ liệu lớn cho phép các thương hiệu tối ưu hóa giao tiếp với khách hàng và cung cấp nhiều trải nghiệm được cá nhân hóa hơn, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đứng trước cơ hội phát triển, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang từng bước áp dụng công nghệ số và tạo ra các đột phá về sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp đang quan tâm nhiều hơn đến việc số hóa và xây dựng kênh bán hàng online, chatbot cũng như ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong truyền thông, quảng cáo sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Với sự bùng nổ của thị trường trong năm 2022, công nghệ thực tế ảo tăng cường sẽ không còn chỉ là sân chơi của các doanh nghiệp lớn với tiềm lực lớn mà còn mở ra cơ hội cho các hãng bán lẻ nhỏ và vừa.
Hiện nay, có nhiều nền tảng công nghệ cho phép tổ chức trực tuyến tất cả các loại hình sự kiện như hội nghị, triển lãm, hội chợ,… thông qua việc mô phỏng toàn bộ không gian của một sự kiện trong thực tế và tích hợp đầy đủ các tính năng để phục vụ mục đích tương tác, trải nghiệm, đánh giá. Tùy nhu cầu khách hàng mà không gian triển lãm sẽ được thiết kế khác nhau, kịch bản trải nghiệm cũng được xây dựng phù hợp mục đích. Khách tham quan trên nền tảng số sẽ có cảm giác và trải nghiệm như đang tham dự một sự kiện thực tế. Đặc biệt, người tham quan có thể tương tác với chủ gian hàng qua tính năng chat, video call, đánh giá, mua hàng, nhận quà.
Trong sự phát triển của công nghiệp 4.0 hiện nay, công nghệ thực tế ảo đã và đang là một xu hướng công nghệ phát triển và phổ biến trên toàn thế giới. Điều này sẽ làm thay đổi phương thức kinh doanh của doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực, phù hợp với xu hướng quốc tế./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Prudential Việt Nam khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ
Doanh nghiệp 16/01/2025 22:28
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Doanh nghiệp 11/01/2025 17:42
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng
Doanh nghiệp 11/01/2025 17:38
Đồng Nai: Khởi động dự án Aeon Mall Biên Hòa có vốn đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp 10/01/2025 15:46
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
Doanh nghiệp 08/01/2025 19:45
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
Doanh nghiệp 04/01/2025 23:32
Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô
Doanh nghiệp 04/01/2025 21:37
Đón Tết trên những chuyến bay Vietjet ngày đầu năm mới, nhận quà hấp dẫn
Doanh nghiệp 31/12/2024 17:12
Chào năm mới 2025, du xuân may mắn cùng Vietjet với vé bay giảm 100%
Doanh nghiệp 31/12/2024 15:05
Tiềm năng tăng trưởng ngành công nghiệp bán dẫn
Doanh nghiệp 31/12/2024 08:15