Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”
Phóng viên: Cô có thể chia sẻ về động lực khiến Công đoàn nhà trường quyết tâm áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động công đoàn, trong khi đặc thù ngành Mầm non vốn đã rất bận rộn?
Cô Phạm Thị Tuyết: Tôi nghĩ chính vì ngành Mầm non quá đặc thù, quá bận rộn - nên chuyển đổi số càng cần thiết. Các cô giáo ở đây dạy trẻ từ sáng sớm đến chiều muộn, lại thường xuyên mang việc về nhà. Nếu mọi thông tin hoạt động công đoàn vẫn phát động bằng văn bản giấy, họp hành đông đủ thì rất khó thực hiện hiệu quả.
Chúng tôi bắt đầu đơn giản thôi: Lập nhóm Zalo của toàn thể công đoàn viên, tạo fanpage Facebook riêng của trường để đăng tin hoạt động, và sau đó là một góc công đoàn trên website trường - nơi cập nhật kế hoạch, tin tức, các phong trào thi đua. Dần dần, nó trở thành một “thói quen tích cực” giúp các cô không bị lỡ thông tin mà cũng không mất thời gian họp hành.
![]() |
Cô giáo Phạm Thị Tuyết. |
*Vậy chuyển đổi số đã giúp ích gì cho công tác giảng dạy và đời sống của các cô giáo mầm non?
-Điều đáng mừng nhất là tinh thần “chủ động sáng tạo” của các cô tăng lên rõ rệt. Trước đây, nhiều cô ngại công nghệ, nhưng khi Công đoàn thường xuyên chia sẻ tài liệu, mẫu video dạy học hay kinh nghiệm tổ chức góc học tập qua mạng, thì các cô thấy công nghệ không quá khó, thậm chí còn “vui” nữa.
Tôi nhớ có cô giáo nói: “Em nghĩ mình không bao giờ biết làm video, giờ thì tuần nào cũng quay bài dạy, chia sẻ cùng đồng nghiệp”. Những điều đó tạo thành vòng tròn tích cực: Công đoàn làm “cầu nối”, cô giáo tự tin hơn, học sinh được hưởng lợi.
Ngoài ra, vì thông tin nhanh, ngắn gọn và rõ ràng trên các nền tảng số, nên các cô tiết kiệm được rất nhiều thời gian - thời gian đó được dành cho bản thân, cho con cái, cho những phút nghỉ thật sự sau giờ lên lớp.
*Có khó khăn nào trong quá trình thực hiện không, nhất là khi các cô giáo không phải ai cũng rành công nghệ, thưa cô?
-Khó khăn thì không thiếu. Nhiều cô giáo lần đầu tạo Facebook, Zalo còn chưa biết cách bật thông báo, chưa quen chia sẻ bài viết, ảnh hoạt động. Nhưng chính sự sát sao, kiên nhẫn của Công đoàn đã giúp vượt qua.
![]() |
Nhà trường tổ chức cho đoàn viên, giáo viên học các công cụ hỗ trợ AI. |
Chúng tôi tổ chức các buổi hướng dẫn nhỏ ngay tại trường, chia nhóm theo độ tuổi - những cô trẻ hướng dẫn các cô lớn tuổi. Và điều kỳ diệu là, các cô lớn tuổi học rất nhanh - không vì bắt buộc mà vì họ thấy mình không bị bỏ lại phía sau.
Có cô đã ngoài 50 tuổi, sau một buổi hướng dẫn đã gửi ảnh dự thi phong trào “Lớp học Xanh” qua Zalo cùng lời nhắn: “Tôi làm được rồi này!”, chỉ thế thôi cũng khiến tôi rưng rưng.
*Theo cô, Công đoàn cần làm gì để chuyển đổi số không chỉ là công cụ, mà thật sự trở thành văn hóa trong môi trường mầm non?
-Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là sự lắng nghe và kiên trì đồng hành. Không nên ép buộc giáo viên “phải biết công nghệ”, mà hãy làm cho họ thấy công nghệ là “người bạn hỗ trợ”, không thay thế cảm xúc, nhưng làm cho mọi thứ dễ dàng hơn.
Công đoàn phải là nơi đầu tiên ứng dụng công nghệ hiệu quả, rồi lan tỏa tinh thần đó qua những việc nhỏ: Cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc lớp tôi”, phát động phong trào online, khen thưởng qua mạng... Tất cả tạo nên văn hóa số nhẹ nhàng, gần gũi, phù hợp với môi trường mầm non.
![]() |
Phong trào "bình dân học vụ số" tại trường Mầm non B rất sôi nổi. |
*Điều gì khiến cô cảm thấy tự hào nhất trong hành trình chuyển đổi số của Công đoàn trường Mầm non B?
-Tôi tự hào nhất khi thấy ánh mắt các cô giáo rạng rỡ sau mỗi phong trào thành công, không vì được thưởng, mà vì được công nhận.
Tôi tự hào khi nhận được tin nhắn lúc 10 giờ đêm từ một cô giáo: “Chủ tịch ơi, em vừa làm xong bài giảng PowerPoint có nhạc nền, mai em chiếu thử cho trẻ xem nhé”. Những câu chuyện như thế làm tôi tin rằng, chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng ồn ào mà là sự thay đổi âm thầm nhưng bền vững, bắt đầu từ lòng tin và sự thấu hiểu.
* "Bình dân học vụ số” đang trở thành phong trào giúp đưa công nghệ đến gần hơn với người dân. Cô đánh giá thế nào về ý nghĩa của phong trào này đối với giáo dục mầm non?
-Với ngành Mầm non, nơi có đông đảo giáo viên nữ, độ tuổi trải rộng và điều kiện tiếp cận công nghệ còn hạn chế, thì chương trình này chẳng khác nào một cây cầu nối từ sự lúng túng đến tự tin, từ hoang mang với công nghệ đến chủ động ứng dụng trong công việc và đời sống.
Tôi tin “bình dân học vụ số” không chỉ mang lại kỹ năng, mà còn khơi dậy tinh thần học tập suốt đời, sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thế hệ. Trong môi trường mầm non, khi cô giáo chủ động với công nghệ thì không chỉ hoạt động công đoàn thuận lợi hơn, mà bài giảng, lớp học, sự kết nối với phụ huynh cũng tốt hơn rất nhiều.
*Xin cảm ơn cô.
Bảo Thoa (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5
Tin khác

Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số
Sổ tay cán bộ CĐ 24/04/2025 14:07

Kinh nghiệm để có bản Thỏa ước lao động tập thể chất lượng về tiền lương, tiền thưởng
Sổ tay cán bộ CĐ 07/04/2025 14:08

Phát huy phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với chuẩn mực của phụ nữ Thủ đô
Sổ tay cán bộ CĐ 06/04/2025 08:35

Tình nghĩa Công đoàn
Sổ tay cán bộ CĐ 06/03/2025 13:28

Nâng cao đời sống tinh thần
Sổ tay cán bộ CĐ 27/02/2025 15:41

Để mỗi phong trào thi đua trở thành động lực phát triển
Sổ tay cán bộ CĐ 20/02/2025 08:46

Giỏi công nghệ để nâng cao hiệu quả
Sổ tay cán bộ CĐ 15/08/2024 18:19

Kinh nghiệm từ một trường tiểu học
Sổ tay cán bộ CĐ 09/07/2024 09:50

Khi Công đoàn phát huy vai trò
Sổ tay cán bộ CĐ 04/07/2024 13:40

Chăm lo cho “tài sản” quý
Sổ tay cán bộ CĐ 13/06/2024 08:27