-->

Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 12/2 và bế mạc vào ngày 18/2/2025.
Trình Quốc hội sửa đổi quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ngày 6/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng chủ trì Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo tại Hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 12/2 và bế mạc vào ngày 18/2/2025.

Tại Kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp, hoàn thiện thể chế, cơ chế vận hành các cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị; xem xét, quyết định 4 nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, khẩn trương hoàn thiện tài liệu để bảo đảm các công việc tiếp theo, gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội theo đúng quy định.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu.

Đồng thời chủ động làm việc, phối hợp chặt chẽ từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách, nghiêm túc giải trình, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện các dự án luật, nghị quyết, đề án, tài liệu liên quan, đảm bảo chất lượng và tiến độ trình Quốc hội quyết nghị tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Đến sáng 5/2, Chính phủ đã hoàn thiện 8/10 hồ sơ, tài liệu gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, còn 2/10 hồ sơ đang được Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Để thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các Kết luận số 121-KL/TW, số 123- KL/TW ngày 24/1/2025 của Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và các báo cáo bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ủy Chính phủ đề nghị Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua một số nội dung quan trọng, cấp bách vào Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để trình Quốc hội thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Quốc hội

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ việc tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thể hiện tinh thần có việc làm, có vấn đề thì phải giải quyết. Mà đã làm, giải quyết phải đến cùng, có hiệu quả. Nhìn lại các kỳ họp bất thường phù hợp với thực tiễn, giải quyết được vấn đề của thực tiễn và giải quyết được nguyện vọng của nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, Trung ương, Bộ Chính trị cũng đề nghị rà soát lại các chỉ tiêu đã đặt ra. Những chỉ tiêu nào chưa đạt được thì phải có giải pháp để đạt được, những chỉ tiêu nào đã đạt được rồi thì phải nâng cao chất lượng hiệu quả.

Thủ tướng cho rằng, trong các chỉ tiêu, việc thực hiện khó nhất là chỉ tiêu tăng trưởng và để đạt được mục tiêu 8% trở lên trong năm 2025 cần phải dành công sức cho một trong ba đột phá chiến lược, đó là đột phá về thể chế.

Theo Thủ tướng Chính phủ, hai bên cần tiếp tục phối hợp thật tốt, hiệu quả, nguyên tắc xây dựng luật pháp với tinh thần phân cấp, phân quyền tối đa. Đi đôi với việc việc phân cấp, phân quyền thì phải phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường giám sát kiểm tra, giảm thủ tục hành chính, bớt các thủ tục hành chính không cần thiết và chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí…

Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội

Đối với các dự án luật trình tại Kỳ họp bất thường thứ 9, Thủ tướng cơ bản thống nhất với các ý kiến trao đổi; cho rằng trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên theo hướng đơn giản hơn, để nhanh chóng đi vào cuộc sống, tăng cường phân cấp, cá thể hoá trách nhiệm cá nhân...

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, thời gian từ nay tới khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 không còn nhiều, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trên tinh thần khẩn trương, “vừa chạy, vừa xếp hàng”, tăng cường làm thêm giờ, cả thứ 7, chủ nhật để hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp.

Liên quan đến các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần bám sát các chỉ đạo của Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng cần đẩy mạnh phân cấp phân quyền cho các địa phương theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Đồng thời phải phù hợp với tinh thần sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương, với những vấn đề vượt quá luật định cần xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền.

Nhấn mạnh Kỳ họp bất thường lần thứ 9 có nội dung rất quan trọng, rất khó nhưng vì sự phát triển của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các bên liên quan cần tiếp tục tập trung cao độ, nỗ lực tối đa, phối hợp chặt chẽ, khẩn trương hoàn thành việc chuẩn bị toàn bộ nội dung trình Quốc hội, góp phần thành công của Kỳ họp.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển trạng thái từ "xin - cho" sang "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công

Chuyển trạng thái từ "xin - cho" sang "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công

(LĐTĐ) Chiều 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Hà Nội tiên phong "phi địa giới hành chính - phi trung gian - phi vật chất" trong thực hiện hành chính công

Hà Nội tiên phong "phi địa giới hành chính - phi trung gian - phi vật chất" trong thực hiện hành chính công

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội tiên phong trong việc thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công với phương châm hoạt động "hành chính thông minh - tận tâm phục vụ"; hướng tới 3 phi "phi địa giới hành chính - phi trung gian - phi vật chất".
Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9

Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 12/2 và bế mạc vào ngày 18/2/2025.
Không chủ quan khi mắc cúm mùa

Không chủ quan khi mắc cúm mùa

(LĐTĐ) Thời gia qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hệ thống Y tế Medlatec… đều gia tăng bệnh nhân tới khám và điều trị do cúm mùa.
Sau khi sắp xếp, dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban

Sau khi sắp xếp, dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng các cơ quan chuyên môn của Quốc hội dự kiến gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban.
Hơn 12 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết Ất Tỵ

Hơn 12 triệu lượt đoàn viên, người lao động được Công đoàn chăm lo dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết: Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 12 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 8.078 tỷ đồng.
Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

(LĐTĐ) Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của Hà Nội là 0,7448, tăng 18 bậc so với năm 2022, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.

Tin khác

Sau khi sắp xếp, dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban

Sau khi sắp xếp, dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng các cơ quan chuyên môn của Quốc hội dự kiến gồm Hội đồng Dân tộc và 7 Ủy ban.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên

Trong chuyến công tác tại Hà Giang, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).
Bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật

Bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ quy định bảo đảm Chính phủ làm đúng vai là cơ quan trình dự án luật và chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình.
Xây dựng Đảng bộ Chính phủ vững mạnh

Xây dựng Đảng bộ Chính phủ vững mạnh

Chiều 5/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.
Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung quy định về việc cho phép số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy có thể nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định hiện hành.
Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng

Đề xuất tổ chức Ủy ban nhân dân theo mô hình cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng

(LĐTĐ) Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định thống nhất theo hướng cả nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương và nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương thì Ủy ban nhân dân đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về “phân cấp”, “ủy quyền”

Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về “phân cấp”, “ủy quyền”

(LĐTĐ) Sáng 5/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Đây là một trong các dự án luật được xem xét sửa đổi nhằm phục vụ cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh vừa chủ trì họp, chỉnh lý một số quy định tại dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 42.
Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm

(LĐTĐ) Cuốn sách có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, là tư liệu quý báu phản ánh sinh động thành tựu và bài học kinh nghiệm lịch sử của Đảng ta trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội nói riêng.
Xem thêm
Phiên bản di động