-->

Khán giả cần gì ở sân khấu đương đại?

Khán giả của sân khấu luôn cần những vở diễn khác với lối thông thường, được xử lý tinh tế giữa bi và hài, giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa anh hùng, chứ không phải là những vở diễn tuy rất hay nhưng bao năm nay vẫn nguyên thể thức cũ.
khan gia can gi o san khau Trải lòng nghề đạo diễn sân khấu
khan gia can gi o san khau Hướng đi nào cho sân khấu Thủ đô?

Từ khi bắt đầu bén duyên với sân khấu với vai trò người viết kịch bản, tôi hay bỏ thời gian đến xem những buổi diễn doanh thu, chứ không phải chỉ là những buổi tổng duyệt hay báo cáo với rộn ràng lẵng hoa cùng những lời chúc. Những buổi tổng duyệt hay báo cáo hẳn nhiên gần như luôn thành công với khán phòng đầy kín khán giả. Điều này dễ hiểu, vì đó là buổi diễn không bán vé và khán giả đến bằng giấy mời. Những buổi diễn doanh thu mới đem lại cho tôi phần nào lời giải đáp cho câu hỏi, khán giả cần gì ở sân khấu.

khan gia can gi o san khau
Khán giả ngày nay cần một không khí sân khấu mới (N.T.T)

Trong vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi ấy, rõ ràng khán giả cần rất nhiều. Ngày hôm nay, khán giả cần một không khí sân khấu, nơi họ không tìm thấy trước màn ảnh nhỏ hay trên mạng. Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng xem kịch qua màn hình cũng không khác gì xem bóng đá trên đó, không thể tạo ra không khí cuồng nhiệt được. Mà rõ ràng, trên màn hình nhỏ, mọi bàn thắng hay pha bóng đẹp đều được quay lại, còn có giọng của bình luận viên giúp cho khán giả có thêm thông tin về trận đấu. Sân khấu cũng vậy, để có thể kéo khán giả trở lại, chỉ có thể bằng chính không khí sân khấu.

Nhưng không khí sân khấu để làm gì, khi mà ngày hôm nay, khán giả có quá nhiều phương tiện giải trí khác, tiện hơn và rẻ hơn rất nhiều? Câu hỏi này đã nhiều người đặt ra, nhưng đó là cách hỏi để mà trả lời một cách có vẻ như rất nguỵ biện. Khán giả ngày hôm nay quá thông minh và nhanh nhạy, lại không dễ thoả mãn với những dạng thức giả nghệ thuật dễ dãi. Nói như thế không phải khán giả xưa là dễ dãi, bởi khán giả xưa lại sành điệu kiểu khác, đến mức chỉ cần nghe một tiếng đàn chệch nhịp hay một dây đàn chưa chuẩn là phát hiện ra ngay.

Khán giả ngày nay và khán giả của ngày xưa đều có mong muốn rằng sân khấu phải nói hộ nỗi lòng của mình. Đó cũng chính là lý do vì sao các chương trình Táo quân của truyền hình được khán giả đón chờ, dẫu rằng đó chỉ là những chặp hài vụn vặt được dàn dựng công phu. Không khí sân khấu ngày hôm nay, đa phần, đều xa rời với cái mong muốn của khán giả, hoặc nếu có chỉ dừng lại ở những tình huống đơn lẻ, những câu thoại được cài cắm rời rạc.

Đến đây, ắt nhiều người đổ cho những lý do khách quan như kịch về đề tài hiện đại khó được chấp nhận, hay các đoàn nghệ thuật tránh né những vấn đề nhạy cảm. Nghĩ thế thì đơn giản quá, và phần nào đó là những suy nghĩ không được khách quan về các nhà hát, các đoàn nghệ thuật. Bởi bản thân tác phẩm ấy, bắt đầu từ kịch bản, chưa đủ sức để khiến những người chịu trách nhiệm chính về vở diễn thấy rung động để bằng mọi giá phải thực hiện bằng được.

Những kịch bản hiện đại ấy đa phần đều dừng lại ở mức độ phản ảnh hiện thực, giễu nhại một chút, sâu cay một chút, chứ chưa đủ khái quát ra một típ nhân vật điển hình, chưa dự báo được tương lai, chưa đem lại những trải nghiệm. Và đề tài thì vô cùng, con cáo đen vẫn thuộc về người bắt được nó, cho nên nếu câu chuyện hiện đại chưa đủ độ lùi để chiêm nghiệm, thì người ta vẫn có thể mượn tích xưa nói chuyện nay. Chứ cứ viết về đề tài lịch sử hay dân gian chỉ để nói chuyện xưa thì việc không có khán giả là điều tất nhiên.

Ít năm trước, tôi có viết kịch bản cho một số chương trình hài kịch, và khán giả vẫn đến kín rạp, bởi nhu cầu được vui vẻ lúc đó là rất cao. Vài năm nay, những chương trình hài kịch như thế không còn đủ sức kéo khán giả đến rạp nữa, dù nhu cầu giải trí của khán giả chưa bao giờ giảm đi. Là bởi sau một thời gian, nhu cầu giải trí của khán giả sẽ thay đổi một chút, nhưng cái thay đổi ấy diễn ra từ từ nên nhiều khi, người làm sân khấu khó mà nhận ra được, và đến lúc nhận ra được thì đôi khi đã quá muộn. Người ta không chỉ cần cười từ đầu đến cuối chương trình nữa, người ta cần thêm những gì sâu lắng mà nhẹ nhàng, cần những mẫu nhân vật lạ đến mức chưa gặp bao giờ ngoài đời thực mà vẫn thấy như gần gũi lắm.

Có một lần, một khán giả thân thiết hỏi tôi lịch diễn chèo rồi mua vé đi xem. Sau buổi diễn, cô ấy nhắn với tôi rằng em thích vở này do trong đó có nhân vật dạng soái ca, yêu nhiệt thành và chấp nhận người yêu mình sau khi nàng đã là phi của một vị vua, lại bảo, em ước mơ cũng có một người tình như thế. Tôi coi đó là một lời khen, bởi đây là khán giả ở độ tuổi sắp trung niên, vốn không thích gì nghệ thuật truyền thống. Bởi ít ra, những sáng tạo nhỏ nhặt của mình đã ngay lập tức đem lại kết quả bước đầu. Kinh nghiệm nhỏ này của tôi, là bước đệm để tôi chuyển dần sang hướng sáng tác mới. Rằng mình phải thể hiện sao cho những gì mình ấp ủ đến được với người xem. Bởi đôi khi, nhân vật hay câu chuyện mình rất tâm đắc lại quá xa lạ với khán giả, khiến họ không tìm được mình trong đó, hoặc không phải là nhân vật họ ao ước, không phải thế giới tưởng tượng họ muốn khám phá, không phải tâm tư mà họ muốn mình nói hộ.

Khán giả của sân khấu luôn cần những vở diễn khác với lối thông thường, được xử lý tinh tế giữa bi và hài, giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa anh hùng, chứ không phải là những vở diễn tuy rất hay nhưng bao năm nay vẫn nguyên thể thức cũ. Khán giả của sân khấu cũng cần những ngôi sao sân khấu mới, diễn là chính mình chứ không phải là bản sao của người khác, điều mà họ gặp nhan nhản trên những game show truyền hình.

Tôi luôn cho rằng, sân khấu là một trong những nơi thể hiện rõ nhất quan hệ nhân quả. Trong các vở diễn, anh gây ác thì anh đền tội, anh làm điều xấu thì người tha nhưng trời không tha. Còn với người làm sân khấu, những cải tiến, sáng tạo của mình luôn đem đến kết quả, bởi khán giả của sân khấu luôn công tâm và chưa bao giờ quay lưng lại với sân khấu như người ta hay nói. Cũng giống như trong bóng đá, khi một thế hệ cầu thủ được coi là vàng bán độ, khán giả ngay lập tức quay lưng để rồi cả chục năm sau, bóng đá Việt Nam mới dần kéo được khán giả lại từ thế hệ tài năng của bầu Đức ở câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai, rồi sau đó là những chiến công nức tiếng của hai cấp độ đội tuyển dưới thời huấn luyện viên Park Hang Seo.

Khán giả của sân khấu luôn cần những vở diễn khác với lối thông thường, được xử lý tinh tế giữa bi và hài, giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa anh hùng, chứ không phải là những vở diễn tuy rất hay nhưng bao năm nay vẫn nguyên thể thức cũ. Khán giả của sân khấu cũng cần những ngôi sao sân khấu mới, diễn là chính mình chứ không phải là bản sao của người khác, điều mà họ gặp nhan nhản trên những game show truyền hình. Khán giả của sân khấu cần một không khí sân khấu mới, thậm chí là cả một loại hình nghệ thuật sân khấu mới. Mà những điều đó, dù cho khó, nhưng không phải là không thực hiện được. Khó ở đây là đó cũng chỉ là ước muốn đơn lẻ của những người làm sân khấu thực sự yêu nghề. Nhưng nếu không làm, thì sân khấu còn xuống cấp nữa, dù cho nhiều người đã nói rằng, sân khấu đang xuống đáy. Bởi dưới đáy, còn có đáy, giống như, ngoài trời, còn có trời.

Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Trong khi giá vàng thế giới đã quay đầu giảm, giá vàng trong nước vẫn tiếp đà tăng “phi mã”, với mức tăng cao nhất lên tới 4 triệu đồng/lượng.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Nhận định trận Aston Villa vs Newcastle: Khi “pháo đài” Villa Park bị thử thách

Nhận định trận Aston Villa vs Newcastle: Khi “pháo đài” Villa Park bị thử thách

Trận đấu giữa Aston Villa vs Newcastle diễn ra vào lúc 23h30 ngày 19/4 trong khuôn khổ vòng 33 Premier League 2024/25.
Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Hôm nay (18/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 6 đồng, hiện ở mức 24.893 đồng.
Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Ngày 17/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9

Kiểm tra thực địa tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đưa ra những yêu cầu bức thiết phải hoàn thành 2 dự án này trong năm nay.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, thời tiết Hà Nội dự báo chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng nóng.

Tin khác

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

Tập 17 của "Những chặng đường bụi bặm" (lên sóng lúc 20h00, thứ Năm ngày 17/4/2025 trên VTV3) hứa hẹn là một bước ngoặt đầy biến động, khi không khí đoàn viên ấm cúng bỗng chốc vỡ tan bởi sự thật phơi bày và những mâu thuẫn chôn giấu từ lâu.
“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

Tập 27 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng lúc 20h tối thứ Tư, ngày 16/4 trên VTV3) sẽ đưa khán giả vào một vòng xoáy cảm xúc mới, nơi những mâu thuẫn tình cảm bị đẩy đến đỉnh điểm, và những bí mật dần hé lộ trong một màn kịch đã được sắp đặt kỹ lưỡng.
"Cha tôi, người ở lại" tập 26: Ông Chính "xuống nước", ông nội Việt bất ngờ xuất hiện - ngọn gió hòa giải thổi vào gia đình

"Cha tôi, người ở lại" tập 26: Ông Chính "xuống nước", ông nội Việt bất ngờ xuất hiện - ngọn gió hòa giải thổi vào gia đình

Tập 26 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng 20h ngày 15/4 trên VTV3) hứa hẹn tiếp tục chạm tới trái tim người xem bằng những khoảnh khắc chữa lành, tha thứ và đoàn tụ - nơi những mâu thuẫn dần được hóa giải bằng tình thân và lòng bao dung.
“Cha tôi, người ở lại” tập 25: Tuệ Minh “bật đèn xanh” cho ông Chính, bí mật của Việt có nguy cơ bại lộ

“Cha tôi, người ở lại” tập 25: Tuệ Minh “bật đèn xanh” cho ông Chính, bí mật của Việt có nguy cơ bại lộ

Tập 25 của "Cha tôi, người ở lại" (phát sóng 20h tối 14/4 trên VTV3) hứa hẹn sẽ khiến khán giả nghẹt thở với hàng loạt tình tiết cảm động và bất ngờ. Những nút thắt trong các mối quan hệ gia đình tiếp tục được gỡ dần, đồng thời mở ra những diễn biến mới đầy gay cấn.
"Những chặng đường bụi bặm" tập 16: Ông Nhân và Nguyên nguy cơ bị lộ bí mật, gia đình đứng trước sóng gió lớn

"Những chặng đường bụi bặm" tập 16: Ông Nhân và Nguyên nguy cơ bị lộ bí mật, gia đình đứng trước sóng gió lớn

Tập 16 “Những chặng đường bụi bặm”, hứa hẹn mang đến nhiều tình tiết căng thẳng khi những lời nói dối được che giấu bấy lâu của ông Nhân và Nguyên có nguy cơ bị vạch trần, đẩy gia đình vào cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 15: Nguyên đóng giả con trai ông Nhân, đối đầu cô em dâu toan tính

“Những chặng đường bụi bặm” tập 15: Nguyên đóng giả con trai ông Nhân, đối đầu cô em dâu toan tính

Bộ phim truyền hình đang gây chú ý "Những chặng đường bụi bặm" tiếp tục mang đến những tình tiết bất ngờ, kịch tính trong tập 15, phát sóng lúc 20h00 ngày 10/4/2025. Tập phim mở ra nhiều câu chuyện đầy cảm xúc, xoay quanh tình yêu, gia đình và những bí mật chưa được hé lộ.
“Cha tôi, người ở lại” tập 24: Bà Quyên bị đe dọa tính mạng, Việt và An "nắm quyền" trong gia đình

“Cha tôi, người ở lại” tập 24: Bà Quyên bị đe dọa tính mạng, Việt và An "nắm quyền" trong gia đình

Tập 24 bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” phát sóng tối 9/4 trên VTV3 tiếp tục đưa khán giả vào những tình tiết kịch tính, xoáy sâu vào mâu thuẫn gia đình, tình cảm phức tạp và những bí mật chưa có lời giải đáp.
“Cha tôi, người ở lại” tập 23: An có người yêu, Nguyên đối mặt với nỗi cô đơn trầm cảm

“Cha tôi, người ở lại” tập 23: An có người yêu, Nguyên đối mặt với nỗi cô đơn trầm cảm

Tập 23 của bộ phim “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn sẽ là một trong những tập phim giàu cảm xúc và kịch tính nhất từ đầu đến nay. Khi tình yêu và tình thân va chạm, khi những tổn thương trong lòng mỗi người dần được hé lộ, cả gia đình phải đối diện với thử thách lớn nhất: Giữ lại nhau, hay để khoảng cách ngày một xa thêm?
"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

Tập 22 "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 7/4 trên VTV3 tiếp tục mang đến nhiều tình tiết căng thẳng và đầy cảm xúc khi mối quan hệ giữa Việt, Đại và An bắt đầu xuất hiện những rạn nứt khó lường.
"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng

"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng

Chương trình "Cine 7 - Ký ức phim Việt" tuần này đã giới thiệu bộ phim "Cánh đồng hoang" của đạo diễn NSND Nguyễn Hồng Sến. Tác phẩm được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc phim, từng giành nhiều giải thưởng danh giá như Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1980 và Huy chương Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva 1981.
Xem thêm
Phiên bản di động