-->

Khám phá trấn Bắc Thăng Long xưa

Đền Quán Thánh (đường Thanh Niên, Hà Nội) là một trong bốn "Thăng Long Tứ Trấn" của Thăng Long xưa. Di tích văn hóa hơn 300 năm tuổi này hiện thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
kham pha tran bac thang long xua Hà Nội sắp hoàn thành nhiều dự án cấp nước
kham pha tran bac thang long xua Tạo cơ hội việc làm bền vững cho nữ CNLĐ khu CN Bắc Thăng Long
kham pha tran bac thang long xua
Đền Quán Thánh là một trong những ngôi đền cổ kính nhất ở Hà Nội.

Đền Quán Thánh được xây dựng vào năm 1010 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Sau khi dời Đô về Thăng Long, vua cho rước bài vị của thần về ở phía tây bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế Quán – phúc thần của kinh thành.

Đền là một trong Thăng Long tứ trấn (4 vị thần trấn thành Thăng Long): Thần Huyền Thiên trấn phía bắc, thần Bạch Mã trấn phía đông (đền Bạch Mã), thần Linh Lang trấn phía tây (đền Voi Phục), thần Cao Vương trấn phía nam (đền Kim Liên).

kham pha tran bac thang long xua
Phía trước cổng Tam quan đền Quán Thánh.

Trải qua đời Trần, đền có tu sửa nhiều lần. Năm 1677, đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu đền. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm và tặng một đồng tiền vàng cùng với một số vàng do các hoàng thân dâng cúng để đúc lại thành một cái vòng treo ở cổ tay tượng thần.

Năm 1856, bố chánh Sơn Tây, bố chánh Hà Nội, tri huyện Vĩnh Thuận đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình điều hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại 4 pho tượng đại nguyên soái. Năm 1893 đền được tu sửa lớn như diện mạo ngày nay.

kham pha tran bac thang long xua
Sau cổng Tam quan có hai tượng voi quỳ gối.

Đền Quán Thánh gồm các hạng mục: Tam quan, sân, ba lớp nhà tiền đế, trung đế, hậu cung. Cổng ngoài của đền nằm trên lề đường Thanh Niên. Cổng có bốn cột trụ với tượng bốn con phượng hoàng đấu lưng với nhau và con nghê trên đỉnh.

Ở hai bên là hai bức bình phong đắp nổi hình mãnh hổ hạ sơn. Phía trên là tượng đắp nổi hình cá hóa rồng. Ở các mặt trước và sau của bốn cột trụ được trang trí bởi những cặp câu đối đỏ trông rất nổi bật.

kham pha tran bac thang long xua
Văn bía tại đền Quán Thánh.

Sau cổng ngoài là tam quan có cấu tạo như một phương đình. Điều đặc biệt, phía trên cổng giữa của tam quan đắp nổi tượng thần Rahu. Đây là vị thần trong thần thoại Ấn Độ, đã nuốt Mặt Trăng và Mặt Trời nên gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

Một số đền ở Hà Nội cũng có sự hiện diện của thần Rahu bên ngoài cổng như đền Bạch Mã. Điều này nói lên phần nào sự hội nhập tín ngưỡng của người Việt Nam.

kham pha tran bac thang long xua
Phía trước ba lớp nhà tiền đế có đắp hòn núi non bộ.

Tam quan của đền có ba cửa và hai tầng. Trên gác tam quan có quả chuông đồng cao 1.5m, nặng 1 tấn, được đúc vào năm 1677, triều đại vua Lê Hy Tông. Tiếng chuông này đã đi vào ca dao với những câu thơ đậm chất trữ tình: “Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

kham pha tran bac thang long xua
Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ trong đền Quán Thánh là một công trình nghệ thuật độc đáo.

Qua tam quan, du khách sẽ đến với nhà bia bên trong đền. Nhà bia có lưu văn bia do Tiến sĩ Lê Hy Vinh (nguyên Học chính tỉnh Thanh Hóa) soạn, Nguyễn Văn Ninh (Lệ mục huyện Thọ Xương) trông coi việc khắc bia. Nội dung bia nói về các thời điểm trùng tu đền.

Trong đó có câu: “… Có thể làm cho giang sơn này đẹp hơn lên phải chăng chỉ có người Hà Nội? Dân khí đã hòa thì thần ban phúc cho. Điềm lành không đợi phải nói. Nay viết để khắc vào bia đá. Năm Tự Đức thứ 10 (1857) tháng 5, ngày tốt”.

kham pha tran bac thang long xua
Đền Quán Thánh có nhiều cấu kiện chạm khắc rồng tinh xảo.

Bên phải, phía sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh là đền thờ liệt sĩ. Đền được xây dạng phương đình (đình hình vuông), bên trong đặt bàn thờ với dòng chữ “Tổ quốc ghi công”; hai bên là hai cặp câu đối.

Xung quanh tường treo ảnh của các liệt sĩ thuộc khu vực đền Quán Thánh. Điều này nói lên lòng biết ơn của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

kham pha tran bac thang long xua
Điêu khắc rồng trang trí bờ nóc nhà tiền đế.

Qua sân bái rộng – nơi sắp xếp đội ngũ chuẩn bị cho nghi thức lễ đền – là đến cửa bái đường. Ở bậc tam cấp trước bái đường có hai lư hương lớn. Tiếp đến là bàn để chuẩn bị đồ tế lễ.

Ngoài hiên bái đường, bên trái đắp nổi tượng cọp xuống núi, bên phải đắp nổi tượng cá hóa rồng. Ngoài ra, ở bên phải có bảng giới thiệu lịch sử tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ.

kham pha tran bac thang long xua
Chiếc khánh bằng đồng (chiều 1,10 x 1,25m) đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ hai vẫn còn được lưu giữ ở đền Quán Thánh.

Trước kia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ, đến năm 1677 được đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao 3,07m, chu vi 8m, nặng 4 tấn. Tượng thần được đặt ở hậu cung.

Tượng có khuôn mặt vuông, râu dài, tóc xõa, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây hơn ba thế kỷ.

kham pha tran bac thang long xua
Cổng tam quan đền Quán Thánh được trang trí cầu kỳ.

Tại nhà bái đường còn một pho tượng nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn của thầy.

Ngoài ra, trong đền còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc vào thời chúa Trịnh (thế kỷ 17 – 18) do đô đốc Lê Văn Ngữ quyên tiền để đúc thành. Chiếc khánh có chiều ngang 1,25m, chiều cao 1,1m.

kham pha tran bac thang long xua
Cổng tam quan đền Quán Thánh chụp từ phía trong.">Cổng tam quan đền Quán Thánh chụp từ phía trong.

Ngoài nghệ thuật đúc đồng, đền Quán Thánh còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc trên cửa, cột, xà và hơn 60 bài thơ hoành phi câu đối viết bằng chữ Hán. Tác giả của các bài thơ này là những người đạt khoa bảng cao như: Thám hoa, Bảng nhãn, Bố chánh, Đốc học,… trong đó có cả thơ của vua Minh Mạng.

Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền, các đề tài như tứ linh, dơi, cá, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới... được chạm khắc một cách tinh xảo, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.

kham pha tran bac thang long xua
Đền Quán thánh được coi là một quần thể kiến trúc đẹp của Thủ đô Hà Nội hôm nay.

Cũng như đền đình Kim Liên, đền Quán Thánh là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay.

Đền Quán Thánh là một di tích có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc, nằm bên bờ Hồ Tây cùng với tiếng chuông Trấn Vũ đã hòa nhịp vào thiên nhiên, góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây – Hà Nội.

Theo Hồ Hạ/ kinhtedothi.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động