Khám phá cách dựng nhà truyền thống của người dân tộc Hà Nhì
Miễn phí vé vào cửa cho trẻ em khuyết tật dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 | |
Đầu Xuân khám phá nét văn hoá đặc sắc quê lúa Thái Bình | |
Khám phá những dấu ấn đặc sắc âm nhạc của người Khơ Mú tại Hà Nội |
Từ ngày 6 đến 12/6/2020, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã mời nhóm thợ đến từ thôn Lao Chải, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến sửa chữa ngôi nhà Hà Nhì trong khuôn viên Bảo tàng.
Ngôi nhà của người Hà Nhì này được dựng vào năm 2004 và đã trải qua bốn lần tu sửa. Để bảo tồn di sản văn hóa qua kiến trúc dân gian, Bảo tàng đã mời người dân địa phương về sửa chữa một số hạng mục của ngôi nhà. Cụ thể, ngôi nhà sẽ được tiến hành tháo dỡ, sửa mái, sàn trần, lợp nhà, vá tường đất và sửa lại hàng rào vườn rau…
Nhóm thợ chẻ lạt chuẩn bị sửa nhà của người dân tộc Hà Nhì. |
Lần này, Bảo tàng mời 5 người thợ Hà Nhì, trong đó có một người là con của chủ nhân ngôi nhà; ba người đã từng xuống sửa nhà vào năm 2004 và một người trẻ tuổi- lần đầu tiên đến Bảo tàng.
TS.Vũ Hồng Thuật – Phó Trưởng phòng Bảo tàng ngoài trời chia sẻ: "Chúng tôi mời 5 người Hà Nhì xuống sửa nhà, có người cũ, người mới. Đây là dịp để chủ thể văn hóa cùng nhau truyền dạy kĩ thuật, kinh nghiệm, tri thức dân gian trong việc dựng, sửa nhà, lợp nhà.
Thông qua việc sửa nhà, người dân địa phương có cơ hội bảo tồn ngôi nhà của mình; đồng thời chia sẻ những câu chuyện liên quan đến phong tục, tập quán làm nhà của họ tới công chúng. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa ở trong và ngoài địa phương."
Trải qua bao thế hệ, người dân tộc Hà Nhì vẫn giữ được nguyên nét truyền thống trong văn hóa xây cất nhà cổ. Anh Tráng Xá Mừ (37 tuổi) - một người con của chủ nhân ngôi nhà Hà Nhì cho biết: "Đây là lần thứ hai tôi xuống Bảo tàng tham gia sửa nhà, tôi thấy rất vui vì có nhiều du khách tham quan, tìm hiểu di sản văn hóa của chúng tôi. Tôi cũng thấy tự hào vì ngôi nhà của gia đình mình được trưng bày ở đây. Nhờ đó, chúng tôi - những thế hệ trẻ cũng ý thức được việc bảo vệ, giữ gìn văn hóa của ông cha để không bị mai một theo thời gian".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47