"Khai tử" công viên nước lớn nhất Hà Nội: Không chỉ là sự lãng phí....
![]() | Người dân bức xúc vì công trình xây dựng trên mặt bể nước được cấp sổ đỏ |
![]() | Sẽ cưỡng chế vi phạm theo quy định tại chợ Nghĩa Tân |
![]() | Sẽ cưỡng chế doanh nghiệp vi phạm |
Theo đó, Công viên nước Thanh Hà được xây dựng tại lô đất A2.2 thuộc Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 của Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 (thuộc phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội).
Theo Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lương Dương Ngọc Thỏa, toàn bộ công trình Công viên nước Thanh Hà không có giấy phép, xây dựng trái phép nên bị phá dỡ theo quy định pháp luật. UBND quận Hà Đông là cơ quan ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình công viên nước Thanh Hà.
![]() |
Công viên nước Thanh Hà (Hà Đông) chính thức bị cưỡng chế, tháo dỡ |
Trước đó, ngày 10/6/2019, quần thể công viên nước, bể bơi bốn mùa và nhà thi đấu đa năng lớn nhất Thủ đô nằm trong khu đô thị Thanh Hà ở quận Hà Đông chính thức mở cửa đón khách. Đây là khu vui chơi được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại. Phía bên ngoài công viên được thiết kế, xây dựng kiến trúc như tường thành của tòa lâu đài.
Công viên nước có 9 hạng mục trò chơi mạo hiểm, tốc độ như đường trượt 4 làn, đường trượt xoắn ốc, vòng xoáy khổng lồ, sông lười, hố đen vũ trụ, máng trượt, khu tạo sóng nhân tạo…Với số vốn đầu tư lên đến 200 tỉ đồng, khi hoàn thành công trình trở thành công viên nước lớn nhất tại Hà Nội. Tuy nhiên, kể từ khi mở cửa cho khách tham quan và vui chơi vào tháng 6-2019, đã có hai vụ trẻ tử vong do đuối nước tại đây.
![]() |
Công trình bị tháo dỡ, cưỡng chế trong 2 ngày 15 - 16/1/2020 |
Trước sự việc Công viên nước Thanh Hà bị “khai tử”, nhiều người dân cho rằng, việc tháo dỡ công trình vi phạm đảm bảo tính nghiêm minh, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, việc tháo dỡ công viên nước có vốn đầu tư lên đến 200 tỉ đồng, thực sự gây lãng phí. Trong khi đó, trách nhiệm lớn nhất thuộc về lực lượng chức năng quận Hà Đông, cụ thể là Thanh tra xây dựng quận Hà Đông thì chưa bị xử lý.
![]() |
Công viên nước Thanh Hà có vốn đầu tư xây dựng 200 tỉ đồng và là công viên lớn nhất Thủ đô |
Bởi thực tế, để một công trình vi phạm xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng được 6 tháng mới xử lý, thì đó không chỉ là sự buông lỏng quản lý, mà cần phải xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ để xảy ra sự việc không mong muốn này.
Qua đó, người dân cũng hi vọng rằng, nhiều công trình sai phạm, không có giấy phép xây dựng trên địa bàn Hà Nội cũng cần phải được xử lý nghiêm minh, tránh sự bao che, buông lỏng quản lý…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dứa dại và những ngày xanh

TRỰC TUYẾN: Lễ tuyên dương 100 "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật
Tin khác

Phát hiện 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ xuất xứ tại Hoàng Mai, Hà Nội
Tin nóng 15/05/2025 06:34

Tăng cường phòng ngừa tai nạn đuối nước mùa nắng nóng
Giao thông 15/05/2025 06:27

"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động
Lợi quyền lao động 15/05/2025 06:05

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?
Chính sách 15/05/2025 06:05

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh
Sự kiện 14/05/2025 22:49

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt
Hoạt động 14/05/2025 20:19

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?
Giáo dục 14/05/2025 20:10

Triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15
Y tế 14/05/2025 18:36

Thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 14/05/2025 18:06

“Hoalac Techconnect and Innovation 2025”: Lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo
Công nghệ 14/05/2025 17:40