--> -->

Huyện Mê Linh chuyển mình sau 15 năm sáp nhập

Sau 15 năm sáp nhập về Thủ đô theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô, huyện Mê Linh đã chuyển mình mạnh mẽ. So với năm 2008, thu nhập bình quân đầu người tại huyện Mê Linh tăng 5,4 lần. Cùng đó, huyện Mê Linh cũng đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Giải phóng mặt bằng: Kinh nghiệm nhìn từ huyện Mê Linh Huyện Mê Linh đẩy nhanh tiến độ thi công hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư

Kinh tế tăng trưởng cao

Cuối tháng 5/2008, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô. Ngày 1/8/2008, Hà Nội chính thức mở rộng và huyện Mê Linh chính thức sáp nhập về Hà Nội. Thời điểm đó, huyện Mê Linh còn rất nhiều khó khăn như: Hạ tầng kỹ thuật yếu kém, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 11 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm 10,77%.

Nhớ về những ngày đầu sáp nhập, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 3, thị trấn Chi Đông Nguyễn Văn Thỉnh cho biết: Trước đây, cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn, hầu hết các tuyến đường lầy lội, bụi bặm, nhiều "ổ voi", người dân đi lại rất vất vả. "Từ khi về Hà Nội, không chỉ các tuyến đường cũ được nâng cấp, mở rộng hơn, mà còn xây dựng thêm một số tuyến đường mới, giúp cho việc đi lại, giao thương, buôn bán của người dân rất thuật lợi và góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình" - ông Thỉnh cho hay.

Huyện Mê Linh chuyển mình sau 15 năm sáp nhập
Huyện Mê Linh ngày càng khang trang, hiện đại sau khi sáp nhập Thủ đô.

Phấn khởi chia sẻ về sự đổi thay của quê hương, bà Nguyễn Thị Tần, thôn 2, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh chia sẻ: "Trước đây muốn vào nội thành Hà Nội, tôi phải phiền con cháu xin nghỉ làm chở đi hoặc, thuê xe ô tô rất tốn kém. Từ khi về Hà Nội, xe buýt về tận xã nên rất thuận tiện, giá vé phù hợp. Người dân chúng tôi rất phấn khởi. Thời điểm chưa về Hà Nội và bây giờ khác nhau quá nhiều. Hệ thống điện, đường, trường, trạm khang trang, đời sống kinh tế của người dân được nâng cao" - bà Tần nói.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mê Linh Lê Văn Khương, sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội, huyện Mê Linh được quan tâm đầu tư nguồn lực lớn để xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, giao thông đồng bộ, khang trang, góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển về kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đời sống người dân nâng cao, diện mạo đô thị từng bước hình thành.

Theo đó, kinh tế của huyện Mê Linh duy trì phát triển với tốc độ cao, bình quân 9,8%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt bình quân 700 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 60 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 5,4 lần so với năm 2008); tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hiện còn 0,03% (giảm 10,44% so với cách đây 15 năm).

Hiện nay, toàn huyện có trên 1.800 doanh nghiệp, 81 Hợp tác xã, trên 10 nghìn hộ sản xuất kinh doanh cá thể, góp phần không nhỏ vào việc tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng dịch chuyển luôn ở mức 85% trở lên. Tốc độ phát triển công nghiệp bình quân đạt 110,8%/năm. Quy mô ngành công nghiệp tăng gấp 3,98 lần. Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ đạt bình quân 11,7%.

Trong nông nghiệp, mặc dù diện tích gieo trồng giảm do chuyển sang phát triển công nghiệp, đô thị; song giá trị sản xuất ngày càng tăng. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa, chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra những sản phẩm nông sản có chất lượng, tăng sức cạnh tranh và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đến hết năm 2022, trên địa bàn huyện đã có 75 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao và 3 sao.

Đáng chú ý, được sự quan tâm của Thành phố cùng với sự quyết tâm nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội, huyện Mê Linh đã có 16/16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã Liên Mạc và Tự Lập được công nhận nông thôn mới nâng cao năm 2022; huyện Mê Linh được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Văn hóa - xã hội khởi sắc

Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng được huyện chú trọng triển khai và có nhiều khởi sắc. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được triển khai hiệu quả, công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn, Tổ dân phố văn hóa được đông đảo nhân dân tham gia, chất lượng được nâng lên. Đến năm 2022, toàn huyện Mê Linh có trên 90% gia đình được công nhận gia đình văn hóa, 86,4% thôn được công nhận thôn văn hóa, 94,4% Tổ dân phố được công nhận Tổ dân phố văn hóa.

Huyện cũng quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa như Nhà văn hóa, Trung tâm thể dục thể thao. Đến nay đã có 97/99 thôn, Tổ dân phố có Nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm, đạt kết quả quan trọng. Trên địa bàn huyện có 161 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, trong đó: 1 di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng; 25 di tích xếp hạng cấp Quốc gia; 54 di tích xếp hạng cấp tỉnh, Thành phố.

Huyện Mê Linh chuyển mình sau 15 năm sáp nhập
Huyện Mê Linh tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông nghiệp trải nghiệm được chú trọng triển khai. Huyện đã tổ chức thành công Lễ hội hoa Mê Linh với chủ đề ''Mê Linh rực rỡ sắc hoa" thu hút 100 nghìn lượt người dân và du khách đến thăm quan, thưởng lãm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân.

Cùng với đó, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. Đến nay, huyện đã triển khai khám, quản lý sức khỏe miễn phí cho trên 150.000 người dân tại 18 xã, thị trấn; dự kiến đến cuối năm 2023, sẽ hoàn thành kế hoạch khám, quản lý sức khỏe cho khoảng 180.000 người dân (đạt 75% dân số toàn huyện).

Hệ thống giáo dục và đào tạo của huyện được quan tâm đầu tư và duy trì hoạt động ổn định. Trong 15 năm qua, toàn huyện đã mở rộng diện tích các trường thêm 200.000m2; đã cải tạo, xây mới 19 lượt trường học với tổng kinh phí 1.600 tỷ đồng; huy động xã hội hóa được gần 200 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các nhà trường. Đến nay, toàn huyện có 53/78 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 68%. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Nếu như năm 2008 ngành Giáo dục của Mê Linh chỉ xếp thứ 28/29 quận, huyện về giáo dục đại trà, thì đến năm 2022 đã vươn lên xếp thứ 13 toàn Thành phố.

Ngoài ra, công tác an sinh xã hội được huyện thực hiện kịp thời, đầy đủ. Huyện cũng thường xuyên quan tâm, giúp đỡ hộ nghèo bằng nhiều hình thức như dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ xây nhà, hỗ trợ vay vốn để sản xuất, chăn nuôi; hỗ trợ tiền điện, học phí, chi phí học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận động các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí ủng hộ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đặc biệt khó khăn,...

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Mê Linh sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 15 của Quốc hội. Trong đó, huyện tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nông thôn mới nâng cao; chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, theo hướng hiện đại. Phấn đấu xây dựng huyện Mê Linh văn minh, giàu đẹp.
Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.
Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.
Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.
Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).
Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.
LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với 4 doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn, nhằm tăng cường các hoạt động chăm lo, nâng cao phúc lợi cho đoàn viên và người lao động.
Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.

Tin khác

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.
Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Với việc khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô, Hà Nội chính thức đặt nền móng cho một hệ sinh thái truyền thông công hiện đại, lấy công nghệ làm trụ cột, báo chí làm trung tâm và người dân làm đối tượng phục vụ.
Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao giải Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025.
Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Ngày 9/5, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí đối với 30 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và tương đương thuộc các đơn vị.
Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch

Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch

Ngày 9/5, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam; trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 - 2025.
Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành

Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành

Ngày 9/5, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025 cho 340 đảng viên lão thành.
Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi từ ngày 8/5.
Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Sáng ngày 8/5/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (8/5/1985 - 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự buổi lễ.
Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây

Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây

Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân vừa ban hành Quyết định số 1114/QĐ-UBND về phê duyệt phương án tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.
Xem thêm
Phiên bản di động