--> -->

Huyện Gia Lâm mong được tháo gỡ 5 lĩnh vực để sớm lên quận

Tại buổi làm việc của ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội với Huyện ủy Gia Lâm chiều nay (5/3), lãnh đạo huyện này đã kiến nghị Thành phố 5 lĩnh vực, mong được tháo gỡ, tạo điều kiện để huyện sớm đạt mục tiêu lên quận.
Hà Nội: Điều động Bí thư Quận ủy Thanh Xuân làm Giám đốc Sở Tài chính Xây dựng huyện Thanh Trì trở thành quận mới, hiện đại, văn minh Hà Nội thống nhất chủ trương phê duyệt 6 đồ án quy hoạch 4 quận nội đô

Báo cáo Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Việt, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Gia Lâm cho biết, huyện đã đạt được 24/27 tiêu chí thành lập quận (3 tiêu chí chưa đạt gồm: Cân đối thu chi ngân sách, cơ sở y tế cấp đô thị, mật độ đường giao thông đô thị).

Huyện Gia Lâm mong được tháo gỡ 5 lĩnh vực để sớm lên quận

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đi thăm khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt của Công ty Quang Vinh

Để phấn đấu hết năm 2023, huyện Gia Lâm đáp ứng tiêu chuẩn thành lập quận theo chỉ đạo của Thành phố, ông Việt thay mặt lãnh đạo huyện Gia Lâm nêu kiến nghị thuộc 5 lĩnh vực: Quy hoạch, đầu tư, quản lý đô thị, phân cấp quản lý nhà nước, một số nội dung liên quan đến địa giới hành chính…

Cụ thể, về quy hoạch, huyện Gia Lâm kiến nghị Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội khu vực Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh một loạt quy hoạch chuyên ngành. Đặc biệt là đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng (R5), Sông Đuống (R6).

Về đầu tư, huyện Gia Lâm mong muốn được triển khai một loạt dự án giao thông trọng điểm và hạ tầng xã hội trên địa bàn. Trong đó, có 2 dự án đầu tư xây dựng trường học ở xã Yên Viên và xã Dương Xá với kinh phí dự kiến 162 tỷ đồng; 4 dự án xây dựng, cải tạo sửa chữa và mua sắm trang thiết bị Trụ sở công an với tổng kinh phí dự kiến khoảng 197 tỷ đồng; đầu tư cải tạo, mở rộng Bệnh viện huyện Gia Lâm với quy mô 200 giường bệnh…

Theo ông Việt, để hoàn thành tiêu chí mật độ đường giao thông đô thị đáp ứng tiêu chuẩn thành lập quận, Gia Lâm còn thiếu khoảng 75,24km. Trên cơ sở rà soát thực tiễn, huyện Gia Lâm đề xuất đầu tư xây dựng 43 dự án, tổng chiều dài 81,2km, tổng nhu cầu vốn 6.872,6 tỷ đồng.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt báo cáo tại buổi làm việc
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt báo cáo tại buổi làm việc

Ngoài ra, huyện Gia Lâm cũng kiến nghị Thành phố chỉ đạo chủ đầu tư các dự án vốn ngoài ngân sách đẩy nhanh tiến độ. Cụ thể là: Điểm thông quan nội địa với quy mô khoảng 44,5ha; Xây dựng Chợ đầu mối quốc tế nông sản tại xã Yên Thường quy mô 155ha; Xây dựng cảng container Phù Đổng (Công suất 2,5tr tấn/năm, cỡ tàu 800 tấn); Sân golf tại xã Dương Hà, Phù Đổng, Giang Biên với quy mô 182,3ha…

Về quản lý đô thị, ông Việt cho biết, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn huyện đang ngày càng trầm trọng, điển hình ô nhiễm nước thải là Sông Cầu Bây, Sông Thiên Đức, Bắc Hưng Hải, nguồn nước thải của các khu công nghiệp, các ao hồ trong khu dân cư,...

"Qua khảo sát thực tiễn, mô hình xử lý nước thải phân tán rất phù hợp để áp dụng cho các khu đô thị mới, các khu dân cư, các vùng ven đô thị, khu vực nông thôn, cụm làng nghề… Vì vậy, huyện Gia Lâm mong được Thành phố cho phép nghiên cứu xây dựng phương án tổng thể đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải phân tán trên địa bàn", ông Nguyễn Tiến Việt nêu kiến nghị.

Bên cạnh đó, huyện Gia Lâm cũng đề nghị Thành phố cho cơ chế đặt tên tuyến đường, phố trên địa bàn huyện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét, thẩm định phương án đấu giá quyền sử dụng đất để thuê đất vào mục đích bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng.

Huyện Gia Lâm mong được tháo gỡ 5 lĩnh vực để sớm lên quận
Quang cảnh buổi làm việc

Về phân cấp quản lý nhà nước, ông Nguyễn Tiến Việt cho biết, theo tiêu chuẩn thành lập quận, tiêu chí Cân đối thu chi ngân sách huyện đạt 77,0% (tiêu chuẩn cân đối dư), để phấn đấu đến năm 2023 huyện Gia Lâm cơ bản tự cân đối ngân sách, đảm bảo nguồn vốn đầu tư các dự án trên địa bàn, đề nghị Thành phố xem xét, chấp thuận phân cấp cho huyện được hưởng 100% tiền sử dụng đất các doanh nghiệp nộp khi thực hiện dự án thu hồi đất trên địa bàn huyện tạo nguồn vốn triển khai các dự án đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn thành lập quận. Đồng thời phân cấp tối đa một số nguồn thu thuế, phí… và tăng cường phân cấp việc mua sắm tài sản công nhằm đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

Ngoài ra, huyện Gia Lâm cũng kiến nghị Thành phố có hướng dẫn điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để đảm bảo tiêu chuẩn thành lập phường theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên về thời điểm, nội dung, quy trình thực hiện,...

Trước khi làm việc với Huyện ủy Gia Lâm, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã đi thăm, kiểm tra công tác sản xuất kinh doanh, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại một số cơ sở sản xuất trong làng nghề gốm sứ Bát Tràng.
Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil tiếp tục khẳng định vị thế số 1 trong làng bóng đá bãi biển thế giới khi đánh bại Belarus với tỷ số 4-3 trong trận chung kết World Cup bóng đá bãi biển 2025, qua đó lần thứ 7 lên ngôi vô địch.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội xuất hiện thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, trong đó có quy định về Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn. Thông tin ngay lập tức lan truyền và gây "xôn xao" dư luận. Thậm chí khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.
Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ 22h đêm nay (12/5), Vành đai 3 trên cao chiều từ siêu thị Big C đến cầu Mai Dịch, các lực lượng chức năng tổ chức cấm toàn bộ xe để phục vụ sửa chữa mặt đường và khe co giãn đường.
Người “ươm mầm” giọng hát

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-LĐLĐ về việc biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiêu biểu" năm 2025; tuyên dương và trao học bổng cho con CNVCLĐ Thủ đô đạt thành tích cao, vượt khó học giỏi năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, đề nghị đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín có chiều dài khoảng 1,6km với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động