--> -->

Hương vị Tết trong bánh chưng Tranh khúc

Mỗi dịp Tết đến, các gia đình tại làng bánh chưng Tranh Khúc dường như tất bật hơn. Năm 2021 qua đi với nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng người dân Tranh Khúc không vì thế mà nản lòng với nghề truyền thống. Họ vẫn miệt mài chọn lựa từng nguyên liệu để làm ra những chiếc bánh chưng vuông vắn, gửi hương vị Tết đến mọi nhà.
Gói bánh chưng xanh ấm tình ngày Tết Rộn ràng Hội thi gói bánh chưng ngày Tết

Gói trọn vị Tết trong từng chiếc bánh chưng

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng đất Hà thành với nghề làm bánh chưng cổ truyền. Với hương vị đặc trưng, thơm ngon được tạo nên bởi những nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, lá dong… bánh chưng Tranh Khúc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của nhiều gia đình Việt và là món quà quý dành tặng nhau mỗi dịp Tết cổ truyền.

Hương vị Tết trong bánh chưng Tranh khúc
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh

Chúng tôi tìm đến với gia đình ông Nguyễn Văn Bảy - một gia đình có truyền thống làm bánh chưng lâu năm tại làng Tranh Khúc. Đến đúng vào thời điểm cuối năm nên chúng tôi được hòa vào không khí làm bánh tất bật của các thành viên trong gia đình ông Bảy. Những bó lá dong xanh mướt được xếp gọn vào một góc để giữ độ tươi, những rổ gạo nếp trắng ngần cũng đã được vo sẵn cho ráo nước.

Để làm ra một chiếc bánh chưng phải trải qua rất nhiều công đoạn, thế nhưng mọi việc đều được ông Bảy chỉ đạo rất nhịp nhàng, các thành viên trong gia đình ai nấy đều được tham gia vào công việc làm bánh để đảm bảo hoàn thành mẻ bánh đúng thời gian.

Tranh thủ ít phút nghỉ ngơi khi vừa hoàn thành mẻ bánh trong buổi sáng, nhâm nhi ly trà nóng, ông Bảy tâm sự với chúng tôi về lịch sử hình thành của làng bánh chưng làng Tranh Khúc.

Năm nay, ông Bảy đã 73 tuổi, thế nhưng, ông cũng không thể biết rõ nghề làm bánh chưng có từ khi nào. Ông chỉ biết rằng, nghề làm bánh chưng xuất hiện từ thời ông bà, cha mẹ vẫn còn.

Trong quá trình phát triển, có một thời làng nghề bị gián đoạn hoạt động vì chiến tranh. Sau khi hòa bình lập lại, có lẽ vì yêu những chiếc bánh chưng, trân trọng nghề truyền thống của thế hệ trước nên mọi người trong làng ai nấy đều học làm bánh chưng và lưu giữ nghề đến tận bây giờ.

Theo ông Bảy, bánh chưng Tranh Khúc có hương vị rất khác so với bánh chưng ở những vùng khác. Điều tạo nên sự khác biệt chính là ở khâu lựa chọn nguyên liệu. Các nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh đều được lựa chọn kỹ càng.

Ví dụ như người thôn Tranh Khúc thường chọn gạo nếp cái hoa vàng của vùng Hải Hậu (Nam Định) và một số nơi thuộc Thái Bình, Hải Dương; đỗ xanh chọn loại hạt tiêu rất mẩy, thơm và ngậy; thịt lợn phải là thịt ba chỉ ngon, độ nạc mỡ vừa đủ. Còn với việc lựa chọn lá dong để gói bánh thì đó phải là thứ lá dong rừng vì loại lá này to, có màu xanh sẫm…

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân làng nghề bánh chưng Tranh Khúc lại tất bật hơn với việc làm bánh chưng cung cấp cho thị trường Thủ đô và cả nước.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân làng nghề bánh chưng Tranh Khúc lại tất bật hơn với việc làm bánh chưng cung cấp cho thị trường Thủ đô và cả nước.

Đặc biệt, việc sơ chế, ướp các nguyên liệu trước khi gói bánh cũng được ông Bảy chú trọng để tạo nên một chiếc bánh chưng ngon. “Nếu như bánh chưng ở những nơi khác họ thường gói bằng đậu xanh sống thì gia đình tôi thường xôi đậu xanh lên, ướp gia vị và để nguội rồi mới nắm với thịt để gói bánh. Đậu xanh được nấu chín sẽ bớt vị ngái khi bánh được luộc chín, phù hợp với khẩu vị của khách hàng”, ông Bảy chia sẻ.

Để cung cấp đủ đơn hàng cho khách, từ khoảng đầu tháng 12 Âm lịch các gia đình làm nghề bánh chưng tại làng nghề Tranh Khúc phải làm việc hết công suất. Bánh chưng sau khi luộc khoảng 8 tiếng sẽ được vớt ra để ráo nước, tiếp đến là hút chân không để bảo quản được lâu hơn, đảm bảo chất lượng trước khi tới tay khách hàng.

Tập trung vào thị trường truyền thống

Cùng với việc sản xuất bánh chưng cung cấp cho thị trường vào các ngày lễ, mùng 1, ngày rằm, các hộ gia đình chủ yếu tập trung sản xuất bánh vào tháng 12 Âm lịch phục vụ Tết Nguyên đán. Từ khoảng 2 năm trở về đây, làng nghề bánh chưng gặp khá nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Trong năm 2021, sản lượng bánh chỉ duy trì được khoảng trên 50% vì giá nguyên liệu đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ bánh chưng còn chậm.

Ông Nguyễn Văn Mão, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Duyên Hà cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, làng Tranh Khúc đang có khoảng 104 hộ gia đình có nghề làm bánh chưng truyền thống. Làng bánh chưng Tranh Khúc cũng đã được công nhận làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội vào cuối năm 2011.

Xác định các chợ truyền thống là thị trường tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm bánh chưng, người dân thôn Tranh Khúc đã duy trì các mối buôn để có đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Gia đình ông Nguyễn Văn Quân (thôn Tranh Khúc) đã có hơn chục năm gắn bó với nghề bánh chưng truyền thống. Khoảng 2 năm về trước khi chưa có dịch bệnh, mỗi dịp Tết, gia đình ông sản xuất và tiêu thụ hơn 1 vạn bánh chưng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của gia đình ông chủ yếu là tại các chợ truyền thống trong nội thành Hà Nội.

Theo đó, các mối hàng sẽ tìm đến ông Quân để đặt hàng và phân phối đi các chợ tại các quận, huyện. Để phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng, ông cũng nhận làm các loại bánh với giá khác nhau, dao động từ 25.000-60.000 đồng/chiếc.

“Không chỉ có mặt ở thị trường truyền thống, hiện nay, trong 104 hộ gia đình đã có khoảng 6 hộ gia đình làng nghề bánh chưng Tranh Khúc liên doanh, liên kết đưa sản phẩm bánh chưng vào các siêu thị. Thời gian tới, để phát triển hơn nữa thương hiệu bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Hà sẽ động viên các hộ gia đình duy trì tiêu thụ tại các chợ truyền thống, cùng đó đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các cửa hàng thực phẩm sạch và siêu thị để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm”, Phó Chủ tịch UBND xã Duyên Hà Nguyễn Văn Mão cho hay.

Cùng với việc phát triển nghề truyền thống, người dân làng Tranh Khúc cũng chú trọng bảo vệ môi trường sống. Nhận thấy việc sử dụng các loại than trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe, người dân làng nghề Tranh Khúc đã chuyển đổi phương thức luộc bánh từ than sang nồi điện và nồi hơi. Không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường, phương thức luộc điện và nồi hơi cũng giúp giảm chi phí nhân công, giúp bánh được chín đều, ngon hơn.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thể được tiếp nhận vào làm công chức nếu có đủ 5 năm công tác trở lên theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm công việc có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đội tuyển cầu mây nam Việt Nam đã kết thúc hành trình tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (World Championship for the King's Cup) bằng tấm Huy chương Bạc danh giá ở nội dung đồng đội nam 4 người, sau thất bại 0-2 trước Nhật Bản trong trận chung kết.
Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sáng 27/7, Đảng bộ Ủy ban nhân dân xã Quảng Bị đã tiến hành Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.
Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Công an xã Phú Xuyên cấp Căn cước công dân tại nhà cho người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Công an xã Phú Xuyên đã tổ chức hoạt động cấp Căn cước công dân lưu động cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chải (sinh năm 1930) và các cựu chiến binh đang sinh sống trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc.
Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công

Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn - đền ơn đáp nghĩa”, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Nội Bài và các tổ chức chính trị - xã hội xã Nội Bài đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân người có công.

Tin khác

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để cả nước tưởng nhớ và tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giữa không gian lịch sử của Bảo tàng chiến thắng B52, từng mảnh xác máy bay cháy đen, từng hiện vật khói lửa như nhắc nhớ về những ngày tháng Hà Nội đỏ lửa, nơi quân và dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Đến bảo tàng vào ngày này, mỗi bước chân như chậm lại, lắng nghe tiếng vọng lịch sử, để càng thêm trân trọng sự hy sinh và giá trị của hòa bình hôm nay.
Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Giữa những ngày của tháng Bảy, khi cả nước lặng mình trong không khí tri ân, mỗi con đường, góc phố lại gợi nhắc chúng ta về những năm tháng không thể nào quên, những tháng năm mà hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Ngày 27/7, Ngày Thương binh - Liệt sĩ không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh những hy sinh lớn lao của các anh hùng, thương binh, liệt sĩ, mà còn là dịp để hun đúc tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” trong từng thế hệ hôm nay và mai sau.
Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Sáng tác của những tác giả sinh sống tại nước ngoài là minh chứng cho tình yêu với tiếng Việt, gìn giữ tiếng Việt trong mỗi gia đình và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry" được viết bởi nhà khoa học Nguyễn Thị Thu Hiền, hiện đang sinh sống tại Đan Mạch.
Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Sáng 26/7, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cửa Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Cửa Nam giao hòa - Cửa ngõ văn hóa, kết nối di sản, đổi mới sáng tạo”. Triển lãm kéo dài từ ngày 26/7 - 5/8 tại Trường THCS Trưng Vương (số 26 Hàng Bài).
Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Sáng 26/7, tại trụ sở Hội Nhà văn Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên - Mông” của tác giả Phùng Văn Khai và phát động cuộc thi “Đến với con đường tương lai” dựa trên sách “Con đường tương lai" tập 1 của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

“Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP.HCM) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.
Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Ngày 25/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VIII - năm 2025.
Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Mô hình chính quyền hai cấp đang tạo ra những cơ hội mới cho du lịch Thủ đô. Việc phân quyền rõ ràng giúp các địa phương chủ động hơn trong việc phát triển du lịch, thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự linh hoạt này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách mà còn góp phần quảng bá văn hóa và hình ảnh của Hà Nội ra thế giới.
“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy

Chiều 24/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức họp báo thường kỳ quý II/2025. Ông Cao Lê Tuấn Anh, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTTDL chủ trì họp báo.
Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Quyết định 2553/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động