Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Cần quy định chặt chẽ để không xảy ra hệ lụy về an sinh
Quốc hội thảo luận về giảm thời gian tham gia bảo hiểm để hưởng lương hưu Gỡ vướng “thụ hưởng” bảo hiểm y tế |
Tác động tiêu cực đến đảm bảo an sinh xã hội lâu dài
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) cho rằng, rút BHXH một lần là một thực trạng vô cùng day dứt hiện nay, gây tác động tiêu cực đến đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của người dân. Thực tế cho thấy, mặc dù các cơ quan, tổ chức đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến nhưng trong những năm qua, việc rút BHXH một lần vẫn chưa có xu hướng giảm.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương). Ảnh: Quốc hội |
Nếu không có những quy định triệt để, thì rất khó có thể dần xoá bỏ tình trạng rút BHXH một lần, nhưng đặt trong bối cảnh đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thì dường như việc loại bỏ hoàn toàn quy định về rút bảo hiểm một lần từ khi luật mới có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025) là chưa thực sự phù hợp”, đại biểu nói. Để hạn chế tình trạng này, đại biểu đoàn Hải Dương cho rằng, cần trao quyền lựa chọn cho người lao động bằng cách tăng tính hấp dẫn, ưu đãi của các chế độ BHXH để giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH. Đồng thời, quy định chặt chẽ các điều kiện hưởng để hạn chế tối đa rút BHXH một lần. Từ việc hạn chế, siết chặt bằng các quy định sau đó mới có thể tiến tới lộ trình bỏ hoàn toàn chế định rút BHXH một lần.
“Theo tôi, đối với nội dung nay cần tiếp tục lấy ý kiến từ các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những phương án, lộ trình phù hợp nhất để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, góp phần đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người dân”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.
Cần đánh giá nguyên nhân
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn tỉnh Hưng Yên) phân tích, hưởng BHXH một lần là quyền lợi chính đáng của người lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên, người lao động hưởng BHXH một lần có xu hướng gia tăng trong thời gian qua là một thực tế đáng lo ngại đối với việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội cho toàn dân. Trên tinh thần đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá nguyên nhân dẫn tới xu hướng gia tăng của tình trạng rút BHXH một lần để có giải pháp căn cơ.
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn tỉnh Hưng Yên). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu tỉnh Hưng Yên cũng đề nghị xem xét điều kiện giúp BHXH một lần thật thận trọng để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động. Từ các ưu, nhược điểm của 2 phương án do cơ quan soạn thảo trình, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai đề nghị nên nghiên cứu phương án người lao động được lựa chọn rút BHXH một lần hoặc rút 50% thời gian đã đóng; thời gian còn lại được bảo lưu để hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu và không nên chỉ giải quyết tối đa 50% tổng thời gian đã đóng.
Cùng thảo luận về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn tỉnh Đắk Lắk) đề nghị Ban soạn thảo chọn phương án 2 được quy định trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, sau khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực, đề nghị Chính phủ cần có các nhóm giải pháp đồng bộ để hỗ trợ cho người lao động trong giai đoạn khó khăn trước mắt, đồng thời có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện phương án BHXH một lần.
Đại biểu Sùng A Lềnh (Đoàn tỉnh Lào Cai) tán thành sự cần thiết phải sửa đổi quy định về BHXH một lần trong dự thảo Luật để đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Tuy nhiên, để có để có thể khắc phục được tình trạng số lượng người nhận BHXH một lần tăng lên hàng năm như thời gian gần đây, đại biểu cho rằng, cần phải phân tích, đánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân cơ bản của tình trạng này, nhằm có giải pháp căn cơ và có chính sách đồng bộ về BHXH.
Lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp
Phát biểu tranh luận, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Đoàn tỉnh Tiền Giang) cho rằng, nếu chọn Phương án 1 sẽ không đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động tham gia BHXH trước và sau khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực. Bởi một trong những lý do chính khiến người lao động rút BHXH một lần trong thời gian qua là để bù đắp những khó khăn về mặt kinh tế để lo cho cuộc sống trước mắt.
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Đoàn tỉnh Tiền Giang) phát biểu tranh luận. Ảnh: Quốc hội |
Quy định như Phương án 1 dễ dẫn tới nguy cơ sẽ không động viên được người lao động trẻ, người lao động mới tham gia BHXH khi tích lũy từ tiền lương và thu nhập của người lao động còn rất thấp. Do vậy, việc rút BHXH một lần trong nhiều trường hợp là nguồn tài chính vô cùng cần thiết để người lao động duy trì bảo đảm được phần nào cuộc sống trước mắt của họ.
Như vậy, vô hình dung sẽ không tạo động lực để người lao động trẻ, lao động mới tham gia BHXH, không thực hiện được nguyên tắc công bằng, bình đẳng của BHXH như quan điểm xây dựng luật đã nêu, khiến cho mục tiêu ý nghĩa của chính sách về BHXH không đạt được như Nghị quyết 28 của Trung ương đề ra.
Còn nếu chọn Phương án 2, người lao động vẫn có thể rút BHXH một lần như hiện nay nhưng mức rút chỉ là 50% trên tổng tích lũy của họ trước đó là không hợp lý, vì số tiền người sử dụng lao động đóng BHXH cho người lao động cũng là tiền của người lao động. Bên cạnh đó, việc chỉ được rút 50% chưa phải là một phương án tốt hỗ trợ cho người lao động khi họ đang phải đương đầu với những khó khăn ngay trước mắt của cuộc sống.
Đặc biệt hơn khi người lao động giúp BHXH một lần lại là phụ nữ thì việc sử dụng những khoản tiền này chủ yếu dành cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình. Phương án này cũng sẽ tạo ra sự khác biệt khá lớn về số tiền hưởng BHXH một lần của những người lao động hưởng BHXH một lần trước và sau khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực.
Các đại biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội |
Vì các lý do nêu trên, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm kiến nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu và lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp, có xem xét dưới góc độ giới để có được một phương án thấu đáo, đáp ứng được quyền lợi thực chất và nguyện vọng của người lao động về việc hưởng BHXH một lần.
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm ủng hộ phương án người lao động vẫn được rút BHXH một lần và được rút một cách thỏa đáng nhất có thể. Ngoài ra, cần có các hình thức hỗ trợ song song như tín dụng vốn vay ưu đãi cho người lao động kèm theo công tác vận động truyền thông để thay đổi nhận thức, hành vi giúp mọi người nhận diện được lợi ích lâu dài của việc tham gia BHXH, từ đó tự nguyện cam kết thực hiện.
Về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án: Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau: + Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. + Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) thì không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành). Phương án 2: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.". |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17