-->

Hùng vĩ Kỳ Sơn

(LĐTĐ) Kỳ Sơn là huyện biên giới khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, mảnh đất này lại được thiên nhiên ban tặng cho một cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng nhưng cũng rất hoang sơ, độc đáo. Nhờ đó trong những năm qua Kỳ Sơn đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, khám phá.
Nghệ An từng bước tạo sinh kế cho lao động hồi hương Trồng “vàng” cho ngày mai

Đất - Trời tươi xanh, hùng vĩ

Huyện Kỳ Sơn nằm cách thành phố Vinh 250 km, có 98% diện tích tự nhiên là đồi núi với đường biên giới dài 203,409 km. Huyện tiếp giáp với các huyện Noọng Hét, Mường Mọc (tỉnh Xiêng Khoảng) và huyện Mường Quắn (tỉnh Hủa Phăn) của nước bạn Lào; có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và nhiều lối mở qua biên giới.

Hùng vĩ Kỳ Sơn
Huyện Kỳ Sơn giữ được vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, giàu bản sắc.

Không chỉ có thế mạnh về tự nhiên, với 5 hệ đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống từ lâu đời, người dân Kỳ Sơn còn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa, lịch sử đặc sắc. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhiều du khách đã đến để tham quan, khám phá những giá trị không thể trộn lẫn của vùng đất nơi địa đầu biên cương xứ Nghệ này. Các địa danh được nhắc nhiều nhất khi về với Kỳ Sơn là cổng trời Mường Lống, đỉnh Puxailaileng, Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, tháp cổ Yên Hoà, rừng Pơmu ở Tây Sơn, Huồi Tụ…

Có lẽ địa danh được nhắc đến đầu tiên khi đến với Kỳ Sơn là xã Mường Lống, nơi được mệnh danh là “Sa Pa, Đà Lạt của Xứ Nghệ”. Cách thị trấn Mường Xén khoảng 40km, Mường Lống nằm trong một thung lũng có độ cao gần 1500 m so với mặt nước biển. Những cung đường uốn lượn, những khúc cua tay áo, một bên là vực sâu hiểm trở nơi cổng trời luôn là niềm đam mê của những “phượt thủ” khi đến Mường Lống để khám phá.

Cổng trời Mường Lống - nơi gặp gỡ giữa đất và trời sở hữu một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn, huyền ảo. Sau những cơn mưa, thung lũng Mường Lống trở thành một biển mây bồng bềnh trắng xoá như chốn Bồng Lai tiên cảnh. Mây trắng quyện cùng sắc hoa mận, hoa đào tạo nên một không gian ảo diệu nhưng cũng rất đỗi yên bình, thơ mộng. Đến Mường Lống, du khách có thể chụp được những bức ảnh độc đáo, đầy chất nghệ thuật.

Mường Lống không chỉ đẹp về cảnh sắc, con người nơi đây cũng rất đỗi thân thiện. Những người Mông trong bộ đồ sặc sỡ luôn vui vẻ trò chuyện, trả lời các câu hỏi của du khách về văn hóa, lịch sử, cây trồng, vật nuôi. Họ sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn du khách khám phá mảnh đất này.

Khi đến thăm Mường Lống, du khách có thể thưởng thức những đặc sản tuyệt ngon như: xôi ép, cơm lam, gà nướng, bò giàng, măng núi, lợn đen và rượu ngô. Rau củ Mường Lống mùa nào thứ đó, xanh tươi và ngọt lịm nhờ khí hậu và thổ nhưỡng đặc trưng cùng bàn tay người cần mẫn chăm bẵm.

Từ thị trấn Mường Xén, men theo Quốc lộ 7 chừng 25km du khách sẽ đến Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Nơi đây vào Chủ nhật hằng tuần sẽ diễn ra một phiên chợ sôi động và độc đáo. Chợ biên Việt - Lào được tổ chức ngay gần cửa khẩu, trước đây mỗi tháng chợ được tổ chức 2 ngày (14 và 29 âm lịch). Tuy nhiên, do nhu cầu người dân ngày càng tăng cao, chính quyền 2 nước Việt - Lào đã quyết định mở chợ vào Chủ nhật của mỗi tuần. Tại chợ phiên, du khách có thể trải nghiệm mua sắm các món ăn đặc sản, các loại hàng hoá, đồ dùng do đồng bào dân tộc 2 nước Việt, Lào tự tay làm ra.

Một địa danh nữa không thể không nhắc đến khi về Kỳ Sơn, đấy là đỉnh Puxailaileng - đỉnh núi cao 2.720m thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi. Từ trung tâm xã Na Ngoi, du khách đi xe ô tô bán tải khoảng 15 km đến Trạm Biên phòng Buộc Mú (thuộc Đồn Biên phòng Na Ngoi), từ đây, bắt đầu hành trình leo núi, chinh phục đỉnh Puxailaileng bằng cách đi bộ theo đường tuần tra biên giới. Vào mùa thu và mùa đông, trên đỉnh Puxailailengnổi lên những thảm mây bồng bềnh, hư ảo, vào mùa hè, thời tiết nơi đây vô cùng mát mẻ.

Về Kỳ Sơn, du khách không chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng mà còn có thể hòa mình vào các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Kỳ Sơn có 5 hệ dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mông, Khơ mú, Kinh và Hoa. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, nếu người Mông có lễ hội chọi bò, chọi trâu, ném pao, hát cự xia… cùng trang phục sặc sỡ và tiếng khèn réo rắt thì người Thái với những nếp nhà sàn cổ kính, lễ hội Khàu Búa Sa, lễ mừng lúa mới… bên chén rượu cần với những điệu lăm vông, khắc luống mời gọi đầy hấp dẫn.

Đẩy mạnh khai thác du lịch

Trò chuyện với phóng viên, ông Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn chia sẻ, huyện đang trong quá trình thực hiện Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Từ các hoạt động du lịch, huyện đang kỳ vọng sẽ là động lực để bà con miền biên viễn thay đổi nhận thức, suy nghĩ, tập quán làm kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, từng bước ổn định cuộc sống.

Kỳ Sơn có nền tảng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch canh nông, du lịch cộng đồng…Để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện, cấp ủy, chính quyền huyện đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan và phát triển nguồn lực du lịch, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực làm du lịch và đặc biệt gắn với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc.

Hiện nay, toàn huyện có 05 cơ sở lưu trú và 06 homestay với hơn 100 phòng. Du lịch trên địa bàn huyện đã và đang hình thành các điểm đến như: Mường Lống, Mỹ Lý, Na Ngoi, Nậm Cắn, đền Pu Nhạ Thầu, chợ biên Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn; huyện phát triển các mặt hàng đặc trưng, xây dựng thương hiệu OCOP như: Bò giàng, thổ cẩm, gà đen, gừng, chè Tuyết Shan,…Theo số liệu thống kê, lượng khách du lịch đến Kỳ Sơn trong năm 2023 đạt hơn 7.000 lượt người.

Thời gian tới, Kỳ Sơn sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đó là đường giao thông, điều kiện ăn ngủ, tiện nghi sinh hoạt, vệ sinh, nước sạch, viễn thông và các dịch vụ kèm theo; củng cố, duy trì và từng bước nhân rộng các mô hình du lịch cộng đồng, các Homestay. Tại các điểm du lịch cộng đồng, trên cơ sở thế mạnh của từng tộc người, sẽ tăng cường khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Có chính sách hỗ trợ, bảo đảm xây dựng các mô hình du lịch có bản sắc, hiệu quả và khả thi.

“Cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân toàn huyện, Kỳ Sơn luôn mong muốn có sự chung tay, đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, phát triển du lịch nhằm từng bước ổn định đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Hy vọng Kỳ Sơn là điểm đến ấn tượng, thân thiện, mến khách, để lại niềm vui, những tình cảm tốt đẹp cho nhiều người” - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Viết Hùng bày tỏ.

Không chỉ có thế mạnh về tự nhiên, với 5 hệ đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống từ lâu đời, người dân Kỳ Sơn còn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa, lịch sử đặc sắc. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhiều du khách đã đến để tham quan, khám phá những giá trị không thể trộn lẫn của vùng đất nơi địa đầu biên cương xứ Nghệ này. Các địa danh được nhắc nhiều nhất khi về với Kỳ Sơn là cổng trời Mường Lống, đỉnh Puxailaileng, Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, tháp cổ Yên Hoà, rừng Pơmu ở Tây Sơn, Huồi Tụ…

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động