--> -->

Hơn 236.452 tỷ đồng được huy động để phòng, chống dịch

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 11/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.
Trình Quốc hội xem xét việc thí điểm đấu giá biển số ô tô tại Kỳ họp thứ 4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét khả năng tổ chức kỳ họp bất thường Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 21, cho ý kiến về Luật Giá (sửa đổi)

Cơ bản thực hiện đảm bảo đúng quy trình, thủ tục

Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Phó Trưởng đoàn giám sát trình bày báo cáo tóm tắt kết quả giám sát cho biết, công tác huy động nguồn lực phòng, chống dịch được thực hiện chủ động, góp phần kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, mang lại hiệu quả tích cực trong bối cảnh khó khăn, cấp bách của đại dịch.

Qua giám sát, trong 3 năm 2020 - 2022, tổng số tiền đã huy động để phòng, chống dịch là hơn 236.452 tỷ đồng. Số huy động từ nguồn ngân sách nhà nước là hơn 189.404 tỷ đồng, từ các nguồn khác hơn 47.000 tỷ đồng.

Quỹ vắc xin phòng chống dịch Covid-19 đã huy động được trên 15,1 nghìn tỷ đồng; tổng số vắc xin nhận từ các nguồn viện trợ, tài trợ là gần 160 triệu liều, trong đó riêng viện trợ của Chính phủ các nước là gần 150 triệu liều, trị giá khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các nguồn lực huy động để phục vụ cho công tác phòng chống dịch về cơ bản đã được thực hiện đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thực hiện theo các chủ trương, chính sách đã ban hành.

Hơn 236.452 tỷ đồng được huy động để phòng, chống dịch
Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Phó Trưởng đoàn giám sát trình bày báo cáo. Ảnh: Quốc hội.

Về việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội khẳng định, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng được ban hành tương đối toàn diện, đồng bộ.

Đến năm 2022, mạng lưới y tế cơ sở phát triển rộng khắp cả nước, 100% huyện có Trung tâm y tế, 99,6% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 92,4% trạm y tế có bác sĩ làm việc, 71% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Ngoài ra còn có hàng chục ngàn phòng khám tư nhân, phòng khám bác sĩ gia đình, bệnh viện tư nhân tương đương tuyến huyện...

Có tâm lý lo ngại, sợ sai

Bên cạnh đó, Báo cáo của Đoàn giám sát cũng nêu tồn tại, hạn chế như hệ thống pháp luật hiện hành chưa bao quát hết, chưa điều chỉnh được các quan hệ, tình huống phát sinh, tạo ra các khoảng trống pháp lý trong công tác phòng, chống dịch. Có nhiều khó khăn trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn lực từ ngân sách nhà nước.

Các quy định hướng dẫn mua sắm vật tư, trang thiết chậm được điều chỉnh dẫn đến tâm lý lo ngại, sợ sai từ sau các vụ việc tiêu cực phát sinh. Còn xảy ra sai phạm trong mua sắm ở nhiều mức độ khác nhau, có vụ việc đến mức phải xử lý hình sự. Vướng mắc về thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán chưa được các cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn kịp thời hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền để tháo gỡ...

Hơn 236.452 tỷ đồng được huy động để phòng, chống dịch
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội.

Từ thực tế trên, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó cho phép thanh toán, quyết toán một số chi phí, xác lập tài sản sở hữu toàn dân liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phải hoàn thành trước 31/12/2023.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ băn khoăn khi nguyên nhân chính của những tồn tại là do hệ thống pháp luật hiện hành chưa bao quát, chưa điều chỉnh hết các quan hệ tình huống phát sinh, tạo ra các khoảng trống pháp lý trong công tác phòng, chống dịch.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ rõ “khoảng trống pháp luật” và đề nghị đề nghị Bộ Y tế, các cơ quan của Chính phủ cho ý kiến thêm về đánh giá này, tránh tình trạng làm không được thì đổ cho hệ thống pháp luật.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là chuyên đề giám sát tối cao nên phải làm rõ được thực trạng, đánh giá kết quả, tồn tại, yếu kém; nguyên nhân khách quan, chủ quan. Giám sát phải gắn với trách nhiệm.

Nhắc đến hai sai phạm rất lớn là “chuyến bay giải cứu” và vụ Việt Á, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các vụ việc này cũng không nằm ngoài phạm vi cuộc giám sát, tuy nhiên báo cáo chưa thấy đề cập rõ. Liên quan đến hai vụ việc này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Đoàn giám sát bổ sung thông tin trong báo cáo để đáp ứng vấn đề cử tri quan tâm.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn giám sát trình bày rõ hiện trạng thanh quyết toán các nguồn trong và ngoài nước, làm rõ còn bao nhiêu chưa được thanh quyết toán, bao nhiêu chưa được chi trả, có thất thoát, sai phạm gì không; cung cấp số liệu cụ thể để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, việc sử dụng biện pháp đặc thù, đặc biệt, đặc cách theo Nghị quyết 30 không phải là áp dụng biện pháp đặc thù một cách tùy tiện, không phải là hợp thức hóa sai phạm. Đối với một số đề xuất giải pháp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần rà soát, nghiên cứu để đảm bảo cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn đầy đủ, vững chắc, cụ thể, đúng phạm vi giám sát, đúng thẩm quyền.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, đợt dịch Covid-19 vừa qua cho thấy bài học huy động nguồn lực đóng vai trò quan trọng. Do vậy, cần có kế hoạch đào tạo nhân lực chất lượng cao ở tuyến đầu, có trình độ để định hướng và đưa ra phác đồ điều trị, chủ động phòng, chống nếu có dịch bệnh bất ngờ xảy ra. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có đề án, chương trình cụ thể đảm bảo đủ nhân lực ở cơ sở để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong tương lai...

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Báo cáo kết quả giám sát, dự thảo nghị quyết cần làm rõ các nội dung cần bổ sung, chuẩn xác số liệu, phân tích làm rõ hơn về tình hình, cơ sở chính trị, pháp lý, nhất là đối với kiến nghị phải đảm bảo thiết thực, khả thi, giải quyết được các yêu cầu công việc bức xúc trực tiếp đang đặt ra chưa giải quyết được...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Hòa Iran, futsal nữ Việt Nam vào tứ kết châu Á 2025 với ngôi nhất bảng

Hòa Iran, futsal nữ Việt Nam vào tứ kết châu Á 2025 với ngôi nhất bảng

Chiều 11/5, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã cầm hòa Iran - đội tuyển đang xếp hạng 9 FIFA - với tỷ số 0-0 ở lượt cuối bảng B, qua đó chính thức giành vé vào tứ kết giải futsal nữ châu Á 2025 với tư cách nhất bảng.
Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Theo Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) vào chiều 13/5, và người dân có thể tới chiêm bái đến hết ngày 16/5.
Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, ít ngày tới sẽ tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ thi công công trình nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long. Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long, đường Hoàng Tùng sẽ được điều chỉnh, các phương tiện cần chú ý để có lộ trình giao thông phù hợp.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội kêu gọi các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động toàn ngành quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong “Tháng Công nhân”, Tháng hành động “An toàn, vệ sinh lao động năm 2025”.
Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Nhận thức rõ thi đua là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có phong trào thi đua đạt danh hiệu “Sáng kiến sáng tạo”.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".

Tin khác

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Chính phủ đã thông qua và ban hành 2 Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã năm 2025.
Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 9/5/2025 thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình, hoàn thành việc sắp xếp 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 09-HD/TU về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.
Nga tổ chức duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva

Nga tổ chức duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva

Đúng 10 giờ ngày 9/5 theo giờ địa phương, tức là 14 giờ ngày 9/5, theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva đã bắt đầu.
Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021 còn chưa giải quyết và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức LB Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm bắt đầu thăm chính thức LB Nga

Theo đặc phái viên TTXVN, sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, chiều tối 8/5 (theo giờ địa phương), chuyên cơ chở Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Vnukovo 2, thủ đô Moskva, Liên bang Nga, bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Xem thêm
Phiên bản di động