-->

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng

Ngày 2/10, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI năm 2023 với chủ đề “Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu, công nghiệp, thương mại và dịch vụ giai đoạn 2023 - 2025”.
Phát triển hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới Hà Nội: Đối ngoại thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện TP.HCM: Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và hội nhập quốc tế

Ưu tiên nguồn lực cho xúc tiến thương mại

Chia sẻ về những khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương 9 tháng năm 2023, tại hội nghị, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trước những khó khăn mà ngành Công Thương gặp phải trong 9 tháng năm 2023, ngành Công Thương đã tập trung triển khai, kịp thời, quyết liệt các nhiệm vụ được giao, triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đơn giản hoá thủ tục hành chính, kết nối thương mại, kích cầu tiêu dùng.

Nhờ đó, góp phần quan trọng để kinh tế các địa phương tiếp tục duy trì tăng trưởng, an sinh xã hội được bảo đảm, đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai nhiệm vụ của ngành Công Thương vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tình hình thế giới vẫn tiếp tục khó khăn, biến động, rất khó đoán định, kinh tế dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và không đồng đều ở các quốc gia.

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng
Quang cảnh Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố lần thứ VI

Thị trường xăng dầu vẫn tiềm ẩn nhiều biến động do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới; chi phí đầu vào nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, logistics, lãi vay mặc dù đang giảm dần nhưng vẫn còn ở mức cao, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp trong nước nói chung còn hạn chế; tính liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh còn yếu.

Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích trao đổi, thảo luận những vấn đề mới phát sinh từ nhu cầu phát triển và thực tiễn quản lý nhà nước, cùng đồng thuận quan điểm để đề xuất kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành, Trung ương tháo gỡ khó khăn, có cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện cho 5 Thành phố phát huy lợi thế; đồng thời xây dựng, định hình các mối liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương giữa các địa phương trong tương lai.

Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác phát triển thị trường, cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, năm 2024 là năm bứt phá trong thực hiện hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của các địa phương đề ra.

Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương của 5 Thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng, các địa phương trên cả nước nói chung tập trung tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Tập trung phát triển hạ tầng của ngành công thương, bao gồm: công nghiệp, thương mại, năng lượng và liên kết với các địa phương trong khu vực để khi triển khai các dự án hạ tầng thương mại, logistics, năng lượng thì phải hình thành được chuỗi giá trị sản phẩm.

Từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hoá chất, xây dựng và công nghiệp hỗ trợ… Chú trọng các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với bảo vệ môi trường; duy trì chuyển dịch nhanh những ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên, ít hàm lượng gia tăng sang các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường và có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn lực cho xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước cũng như đa dạng hoá thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh các phương thức xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số trên môi trường thương mại điện tử.

Tăng cường hợp tác giữa 5 Thành phố trực thuộc Trung ương với các địa phương trong vùng nói riêng, trên cả nước nói chung. Song song với việc tiếp tục duy trì thị phần xuất khẩu tại các thị trường lớn, 5 thành phố cũng cần đẩy mạnh khai thác các thị trường ngách còn nhiều dư địa tiềm năng như châu Phi, Nam Á…

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) để khai thác tốt cơ hội từ các hiệp định này. Tổ chức kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhất là các doanh nghiệp lớn toàn cầu.

Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường trong nước; thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu ổn định thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, làm tiền đề triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trong nước và các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Quan tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Trao đổi về tầm quan trọng trong hội nhập phát triển kinh tế, tại Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, việc thúc đẩy, phát triển thương mại, xuất khẩu là lĩnh vực khó, mang tính chất liên ngành. Các FTA đã có nhiều, nhưng cần quán triệt sâu rộng, thông suốt, từ lãnh đạo, quản lý cho tới những người làm trực tiếp trong lĩnh vực Công Thương. Vì vậy, Bộ Công Thương cần tăng cường tập huấn, giúp các địa phương hiểu kỹ, đầy đủ về các FTA và cách thức xử lý các tình huống gặp phải. Hiện còn nhiều quy định pháp luật trong lĩnh vực công thương chưa đầy đủ, thống nhất, mỗi địa phương đang hiểu và làm theo cách thức khác nhau, như trong trình tự thủ tục triển khai các khu, cụm công nghiệp.

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng
Sở Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương ký biên bản hợp tác trong giai đoạn mới

Đề cập vấn đề này, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ cho rằng, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển còn chậm, doanh nghiệp trong nước đang bị yếu thế so với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc cạnh tranh tham gia chuỗi cung ứng. Do vậy, việc quy hoạch và triển khai quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn từng địa phương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là hết sức cần thiết.

Trong khi đó, Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Lê Thị Kim Phương nêu quan điểm và cho biết, phạm vi cam kết trong các FTA thế hệ mới ngày càng sâu rộng và bao trùm, đòi hỏi sự tham gia tích cực và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp. Vì vậy, với vai trò là cơ quan đầu mối triển khai các hiệp định, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị hỗ trợ, tư vấn hiệu quả cho các doanh nghiệp, nhất là cách thức xử lý đối với các vấn đề tồn tại, giảm nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại...

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI, Sở Công Thương 5 thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ đã ký kết biên bản hợp tác trong giai đoạn tới; thống nhất đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; hợp tác toàn diện trong tất cả lĩnh vực; thông tin, trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực là thế mạnh của mỗi địa phương để bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển; cùng tham gia đề xuất xây dựng chính sách, chiến lược phát triển chung. Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024 sẽ do Sở Công Thương thành phố Cần Thơ sẽ đăng cai tổ chức.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của 5 Thành phố trực thuộc Trung ương chiếm tỷ trọng 38,3% của cả nước.

Các thị trường tiêu dùng như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội tiếp tục phục hồi, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của cả nước. Lũy kế trong 8 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của 5 thành phố chiếm tỷ trọng 24,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Sáng nay (19/4), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.898 VND/USD, tăng 5 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,24 điểm, giảm 0,29%.
Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (19/4), giá dầu thế giới tăng hơn 3%, được hỗ trợ bởi hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (19/4): Vàng nhẫn, vàng miếng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay (19/4): Trong khi thị trường vàng thế giới đang trong kỳ nghỉ lễ Phục Sinh thì giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh.
Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu không để xảy ra việc thao túng, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng. Đồng thời thực hiện ngay các biện pháp để ổn định tâm lý xã hội.
Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/4): Giá dầu thế giới tăng, trong nước giảm

Hôm nay (18/4), giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,10 USD/thùng, tăng 1,9%, giá dầu WTI ở mốc 63,82 USD/thùng, tăng 2,16%.
Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Vàng trong nước vẫn tăng cao dù vàng thế giới đã quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay (18/4): Trong khi giá vàng thế giới đã quay đầu giảm, giá vàng trong nước vẫn tiếp đà tăng “phi mã”, với mức tăng cao nhất lên tới 4 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Hôm nay (18/4), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 6 đồng, hiện ở mức 24.893 đồng.
Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cộng đồng doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn vai trò chủ động, tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh, chuyển đổi số, áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu, tham gia các dự án hạ tầng xanh theo mô hình công tư, thực hiện ESG, hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chủ động đóng góp xây dựng chính sách phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động