-->

Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm

Tại tọa đàm “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm” các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022-2023 có thể đạt 2,9-3,2%; lạm phát tăng mạnh sau đó dịu dần. Cùng với đó là những khó khăn, bất định do dịch bệnh và căng thẳng chính trị trên thế giới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất áp dụng Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu đến 31/12/2023 Đề xuất kéo dài áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025

Từ lần đầu nợ xấu được công khai và lại ở mức cao

Vào thời điểm 30/9/2012, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, nợ xấu ở mức 17,2% tổng dư nợ. Con số đó gây chú ý đặc biệt với thị trường và giới phân tích, bởi lần đầu tiên, nợ xấu được công khai và lại ở mức rất cao.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nợ xấu đã làm u ám thêm bức tranh kinh tế vĩ mô, gây ngưng trệ quá trình chu chuyển của dòng tiền trong nền kinh tế và đặc biệt là đóng băng phần lớn quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Việc hóa giải khối băng nợ xấu trở thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Bởi vậy, vào tháng 5/2013, Chính phủ thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với nhiệm vụ mua lại số nợ xấu từ các tổ chức tín dụng nhằm khơi thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế.

Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm
Tọa đàm “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm"

Theo số liệu từ VAMC, tính từ khi bắt đầu hoạt động đến 30/6/2022, định chế này đã mua nợ thông qua trái phiếu đặc biệt tới 408.341 tỷ đồng dư nợ gốc, với giá mua 375.632 tỷ đồng; mua nợ thị trường đạt 11.822 tỷ đồng. Cùng với nỗ lực của cả hệ thống tổ chức tín dụng, VAMC đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm sạch tạm thời bảng cân đối kế toán đối với các ngân hàng; qua đó, thiết lập trở lại quan hệ tín dụng sau một thời gian dài bị ngưng trệ.

Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng chỉ thực sự tạo nên bước đột phá khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu kéo dài trong 5 năm, kể từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2022. Với quyền năng pháp lý được mở rộng hơn so với so với các quy định hiện hành về xử lý nợ xấu, Nghị quyết 42 đã giúp hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được khối lượng nợ xấu rất lớn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Nhằm tránh khoảng trống pháp lý về xử lý nợ xấu, Quốc hội cho phép kéo dài hiệu lực của Nghị quyết 42 đến 31/12/2023. Đồng thời, giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; rà soát sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng và trình Quốc hội xem xét xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Cần luật hóa Nghị quyết 42

Tại toạ đàm “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022-2023 có thể đạt 2,9-3,2% (từ mức 6,1% năm 2021); lạm phát tăng mạnh (lên đến 6-6,2% từ 3,8% năm 2021); sau đó dịu dần khoảng 4% năm 2023 và 3%. Cùng với đó là những khó khăn, bất định do dịch bệnh và căng thẳng địa chính trị.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nhận định: “Tại Việt Nam, theo tính toán của Viện Đào tạo nghiên cứu BIDV, có 3 kịch bản tăng trưởng cho năm 2022. Ở kịch bản tích cực, tăng trưởng GDP có thể đạt 7,3-7,6% năm 2022 và 7-7,5% năm 2023. Theo kịch bản cơ sở, GDP tăng 6,8-7,1%. Trường hợp tiêu cực, GDP tăng 6-6,5%. CPI bình quân tăng lên mức 3,8-4,2%”.

Trước bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2% và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%. Ông Cấn Văn Lực cũng cho rằng, mặc dù hiện nay nợ xấu nội bảng chỉ đang ở mức khoảng 1,4% nhưng tháng 6 vừa qua Thông tư 14 đã hết hiệu lực. Nếu như thông tư này không được gia hạn thì những khoản lẽ ra không phải chuyển nhóm nợ sẽ phải chuyển nhóm. Như vậy thì đương nhiên nợ xấu sẽ tăng.

Trong bối cảnh kinh tế bất định, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới, Kinh tế trưởng của BIDV cho rằng, nếu không luật hóa Nghị quyết 42 thì tạo ra khoảng trống rất lớn về pháp lý, gây khó khăn hơn nữa trong xử lý nợ xấu.

Ngày 7/9/2021, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chính thức gia hạn thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng. Theo Thông tư 14, doanh nghiệp buộc phải dừng cơ cấu nợ sau hạn 30/6.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Tin khác

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể và nền kinh tế số đang mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, việc chưa nắm rõ các quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế khiến nhiều hộ, cá nhân rơi vào tình huống vi phạm pháp luật mà không hay biết.
Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Bộ Tài chính yêu cầu hoàn tất quyết toán ngân sách năm 2024 đúng thời hạn, tổ chức bàn giao đầy đủ, nguyên trạng các nguồn lực tài chính.
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. Đây là dự án luật quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển kinh tế.
NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ.
Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Sáng nay (11/4), tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN). Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng chủ trì Hội nghị.
Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Sáng 9/4, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn tham dự và chủ trì hội thảo.
Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục có những định hướng chính sách để cân bằng trong thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu các công ty khoáng sản tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 2/4 sau thông tin Việt Nam phát hiện ra 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Quy định mới nhất về giá điện

Quy định mới nhất về giá điện

Theo quyết định của Chính phủ vừa ban hành, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.
Xem thêm
Phiên bản di động