Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để chống thất thu thuế và bảo vệ người tiêu dùng
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Có khoảng trống pháp lý trong quản lý thuốc lá điện tử! Phải bảo vệ dữ liệu cá nhân như là tài sản quan trọng nhất của cá nhân |
Ngày 5/6, Quốc hội đã kết thúc phiên chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương, với 40 đại biểu chất vấn và tranh luận. 43 đại biểu đăng ký nhưng hết thời gian nên chưa chất vấn tại nghị trường.
Phát biểu kết thúc nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, công thương là lĩnh vực quan trọng, có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, doanh nghiệp.
Thời gian qua, hoạt động của ngành công thương có nhiều đổi mới, hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh, chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hoàn thiện, nhất là trong hoạt động thương mại điện tử nhiều vụ việc nổi cộm về bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội đã được phát hiện, xử lý nghiêm.
Việc khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ký kết đã góp phần quan trọng vào kết quả xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao. Công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước, tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao trong nhiều ngành sản xuất.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ảnh: Quốc hội |
“Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động thương mại điện tử, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường lớn.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, hiệu quả khai thác các Hiệp định FTA chưa được như kỳ vọng. Tỷ lệ cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi trong ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí còn hạn chế”, theo Chủ tịch Quốc hội.
Qua phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, các Bộ có liên quan tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan đến thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng; nghiên cứu bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán, cá nhân và cung cấp thông tin trên các ứng dụng thương mại điện tử.
Thực hiện phân cấp, phân quyền trong việc quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp trực tuyến trong hoạt động thương mại điện tử; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tuyên truyền để người tiêu dùng nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm người bán hàng trong giao dịch trên mạng.
Chủ động rà soát, yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương để khai thác thông tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Toàn cảnh phiên chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hóa thị trường quốc tế gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm; tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc về sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa; nâng cao năng lực cơ quan đại diện thương mại.
Thường xuyên cập nhật về quy định chính sách của các thị trường ngoài nước, kịp thời thông tin, khuyến nghị đối với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong năm 2024 ban hành Bộ chỉ số đánh giá kết quả Hiệp định thương mại tự do FTA tại các địa phương; tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện; chuẩn bị các điều kiện cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2026 - 2035; tập trung phát triển các ngành điện tử thông minh, ô tô, cơ khí và tự động hóa công nghệ cao dệt may, da giày; hoàn thiện chính sách thu hút tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.
Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp chế biến nông, lâm sản; có giải pháp phát triển nguồn nhân lực công tác nghiên cứu thiết kế chuyển giao công nghệ ứng dụng chuyển đổi số, nâng cao năng lực các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, phát triển các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các dự án quy mô lớn tại Việt Nam, từng bước mở rộng ra thị trường nước ngoài để tận dụng các FTA đã ký kết, triển khai chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin mới 02/02/2025 22:16
Rạng rỡ Việt Nam
Tin mới 02/02/2025 14:03
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tin mới 01/02/2025 12:24
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Tin mới 01/02/2025 11:45
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết
Tin mới 31/01/2025 20:33
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết
Tin mới 30/01/2025 18:30
Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện
Tin mới 30/01/2025 06:45
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới
Tin mới 29/01/2025 12:09
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới
Tin mới 29/01/2025 10:37
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 29/01/2025 01:25