Hoài niệm về nét đẹp của người Hà Nội
Phim Việt được vinh danh tại Liên hoan Phim truyền hình Quốc tế Tokyo | |
Hai phim Việt giành giải tại liên hoan phim nước ngoài | |
Phim truyền hình Việt đạt giải 'Phim hay nhất' tại Nhật Bản |
Với tư cách là biên kịch của bộ phim, cảm xúc của chị thế nào khi bộ phim mình biên kịch nhận được nhiều giải thưởng danh giá như vậy?
Chúng tôi rất vui. Với bộ phim này, niềm vui cứ lớn dần lên. Đầu tiên là giải Bạc tại Liên hoan phim Cánh Diều Vàng 2017, giải thưởng của Hội điện ảnh Việt Nam. Tiếp đến là giải Quốc tế của LHP Truyền hình quốc tế Tokyo 11, và mới đây nhất là giải Vàng dành cho phim truyền hình của LH Truyền hình toàn quốc lần 37. Chúng tôi hay nói đùa với nhau “Chiều ngang…ăn về hậu vận”.
Sau ngày nhận giải, đạo diễn lại tổ chức cho đoàn phim offline một buổi nữa, thành phần tham dự gần như đầy đủ, từ các bạn hậu đài, kỹ thuật cho tới các nghệ sĩ. Tôi cũng đã từng tham gia một vài đoàn phim trước đây với tư cách là biên kịch của phim, nhưng chưa có đoàn phim nào mọi người vui vẻ, thân tình và gắn bó với nhau như “Chiều ngang qua phố cũ”.
Một cảnh trong phim “Chiều ngang qua phố cũ” |
Phim tái hiện cuộc sống một đại gia đình Hà Nội. Biến cố xảy đến khi họ phải rao bán căn nhà cổ do cha mẹ để lại... Có thể nói đề tài này không mới khi đã xuất hiện trong những phim như “Của để dành”, “Mùa lá rụng” từ chục năm trước. Chị có thể chia sẻ lý do mình chọn khai thác đề tài này?
Những phim mà bạn đề cập, tôi cũng đã xem, tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” tôi cũng rất thích. Đúng như bạn nói, và nhiều người nói, đề tài của “Chiều ngang qua phố cũ” không mới, bởi đó là câu chuyện rất thực tế của cuộc sống và con người Hà Nội vẫn diễn ra qua bao thời kỳ, bao thế hệ. Câu chuyện vẫn vậy, nhưng tinh thần, góc nhìn đề tài khác với những tác phẩm bạn đề cập. Chúng ta ai cũng hiểu, gia đình là một nhân tố quan trọng, cấu thành sự sống còn của một xã hội, phải có nhiều gia đình bền vững thì mới có một xã hội ổn định. Nhưng hiện nay, mối quan hệ huyết thống, tình cảm gắn kết của các gia đình Việt đang dần lỏng lẻo, nó đang bị yếu tố thời cuộc tác động mạnh mẽ.
Đoàn làm phim trong lễ trao giải Liên hoan truyền hình toàn quốc 2017 |
Đã có rất nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống ngày một phai nhạt đi. Trong phim, câu chuyện ngôi nhà nên hay không nên bán, không còn là trọng tâm nữa, khi lần lượt những người con trong đại gia đình ấy đều có cơ hội trải qua những giây phút được sống lại ký ức, cũng như buộc phải lựa chọn một quyết định quan trọng không chỉ có riêng mình. Một gia đình có thể bền vững nếu từng cá nhân, vì những tình cảm, lý do riêng tư mà lựa chọn lại phó mặc cho sự xoay vần của cuộc đời? Tôi rất thích đề tài gia đình, bởi nó luôn có nội hàm sâu sắc và rất nhân văn.
Được biết, kịch bản chị đã xây dựng từ năm 2010 nhưng đến năm 2017 phim mới ra mắt khán giả. Cả thời gian chờ đợi dài như vậy kịch bản có bị thay đổi để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, mang tính thời sự hơn không?
Năm 2010 tôi dựng nội dung chuyện phim, với tên gọi ban đầu là “Thời chúng ta đang sống”. Đến đầu 2014 mới có cơ hội chuyển đến tay của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam. Đọc xong, Hải bố trí cho chúng tôi gặp đạo diễn Trịnh Lê Phong. Sau buổi trao đổi sơ bộ với Phong, tôi và nhà biên kịch Chu Hồng Vân bắt tay dựng đề cương chi tiết của từng tập. Thống nhất xong nội dung cả mấy chục tập, tôi và Vân bắt đầu ra thoại, bồi da đắp thịt cho nhân vật và chuyện phim.
Kịch bản này được hoàn thành sau 3 tháng, nhưng phải đợi đạo diễn Trịnh Lê Phong hoàn thành nốt một phim dài tập khác, rồi mới chuẩn bị đưa kịch bản này vào sản xuất, cũng mất tới gần 1 năm. Trước khi kịch bản được quay, biên kịch, biên tập và đạo diễn đã kết hợp khá chặt chẽ với nhau trong việc điều chỉnh kịch bản theo yêu cầu sản xuất, nên mọi thay đổi đều hợp lý với thực tế cuộc sống hôm nay. Những điều chỉnh đó cũng không lớn. Tinh thần và câu chuyện của kịch bản gần như nguyên vẹn. Chúng tôi rất hài lòng với những gì đạo diễn đã thể hiện từ câu chuyện của mình. Trịnh Lê Phong “cảm” kịch bản rất sâu, anh ấy “đọc” được những mong muốn mà chúng tôi gửi gắm.
Chiều ngang qua phố cũ khắc họa nếp nghĩ, sinh hoạt, thói quen ứng xử đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có những điều tốt đẹp nhưng cũng có những cái cũ kỹ, cần được cởi bỏ. Làm phim về Hà Nội để hay rất khó vì cần chiều sâu văn hóa, hiểu cốt cách người Hà Nội... Chị có thể chia sẻ về quá trình sáng tác kịch bản, những chất liệu nào để dệt nên tác phẩm có chiều sâu như vậy?
Khi viết kịch bản phim này, tôi cũng được quay trở lại rất nhiều những hồi ức tốt đẹp, quý giá mà mình đã cùng Hà Nội một thời trải qua. Tôi và Vân cân nhắc cho từng câu thoại, từng hành xử của nhân vật sao cho thật đúng với tâm lý, tính cách, vị trí của từng người con, cháu trong một đại gia đình gia giáo Hà Nội gốc. Chất liệu để chúng tôi viết, ngoài câu chuyện tự thân, những câu chuyện ngoài đời mà chúng tôi được biết, còn là những hoài niệm về một lối sống đẹp, thanh tao mà Hà Nội vốn có.
Người Hà Nội một thời ít bon chen, không xô bồ, hành xử luôn lịch thiệp, nhã nhặn, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, biết đối nhân, xử thế, trọng danh dự và chữ tín. Trong gia đình, con cái kính trọng lễ phép với cha mẹ, anh chị em khiêm nhường, yêu thương đùm bọc nhau… Đặc biệt là những người phụ nữ, họ khéo léo nữ công gia chánh, đảm đang thu vén việc nhà, tận tụy vì chồng vì con… Tất cả những đức tính trên, đều ít nhiều có trong các cặp vợ chồng của bốn anh em họ nhà Trần: Hà – Thành – Thanh – Lịch…
Hiện nay, các bộ phim sản xuất đều cần có số thu, tức là thu hút các doanh nghiệp tham gia quảng cáo, tài trợ cho các bộ phim để bù đắp vốn sản xuất và có lãi. Những bộ phim về đề tài hôn nhân gia đình, tuổi mới lớn, tình yêu đôi lứa... thu hút hơn cả. Vậy chị có nghĩ rằng phim về văn hoá, triết lý con người Hà Nội... sẽ không có “tiềm năng” và dần trở nên hiếm hoi?
Tôi không nghĩ rằng phim về văn hóa và triết lý con người Hà Nội sẽ không có “tiềm năng” trong lòng khán giả. Vấn đề là chúng ta sẽ khai thác điều gì khi lên phim, cách tiếp cận với công chúng như thế nào? Một vấn đề “đao to búa lớn” vẫn có thể khiến khán giả quan tâm, thu hút, nếu nó khơi gợi được cảm xúc của người xem. Điều làm nên thành công của “Chiều ngang qua phố cũ”, một phần không nhỏ là bộ phim đã khiến rất nhiều lớp khán giả thấy được câu chuyện của mình, của gia đình mình trong đó…
Xin cảm ơn chị về cuộc trao đổi!
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11