Hoạ sỹ cuối cùng của thế hệ mỹ thuật Đông Dương qua đời
“Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950 -1954)” - một ấn phẩm nhiều tư liệu quý | |
Cựu Đại sứ Hy Lạp tặng tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam |
Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, sinh 1921 trong một gia đình không có truyền thống hội họa ở Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh. Học hết phổ thông trung học, ông thi vào trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định. Khi đang học năm thứ 3, ông lại thi vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và trở thành sinh viên xuất sắc trong trường.
Ông tốt nghiệp khóa 1939-1944 và tham gia cách mạng ở Hà Nội rồi ra Việt Bắc tham gia kháng chiến, sau đó công tác tại tổ họa của Trung ương Đoàn...
Chân dung họa sỹ Huỳnh Văn Thuận. |
Trong quá trình công tác, ông đã được tặng: Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ thuật Việt Nam; Huy chương Vì thế hệ trẻ; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Hoạ sĩ Huỳnh Văn Thuận là một trong những họa sĩ chuyên sâu vào nghệ thuật tranh sơn khắc. Tranh của ông gắn bó với đời sống của người dân, với bố cục chặt chẽ, công phu, có giá trị nghệ thuật cao. Cùng với tranh sơn khắc, họa sĩ còn sáng tác nhiều tranh cổ động chất lượng tốt trong thời kỳ kháng chiến, góp phần vào thành tựu của nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam.
Tác phẩm "Thôn Vĩnh Mốc" (1958) - một trong những tác phẩm tiêu biểu của họa sỹ Huỳnh Văn Thuận. |
Tác phẩm của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận đã được Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc: Giải Nhất năm 1958, Giải Nhì năm 1960 và năm 1990; Giải thưởng toàn bộ tác phẩm năm 1981; Giải A Triển lãm 10 năm Nghệ thuật Đồ họa Toàn quốc năm 1985; Giải thưởng Triển lãm Tranh cổ động Toàn quốc: giải A năm 1987, giải Nhì năm 1995; Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Hà Nội; Giải tặng thưởng khu vực I (Hà Nội) Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1998; Giải Nhất Tranh cổ động Toàn quốc và biểu tượng phòng chống AIDS năm 1992.
Năm 2001, họa sỹ Huỳnh Văn Thuận được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I cho các tác phẩm: Thôn Vĩnh Mốc - Sơn khắc - 100x150 cm (1958); Làm sạch thóc nộp kho - Sơn khắc - 45x50 cm (1981); Không lời - Tranh cổ động (1984); Định canh, định cư - Sơn khắc - 90x110 cm (1990); Ngày mùa ở Vĩnh Kim - Sơn khắc - 80x120cm (1960 - 1997); Vết xích xe tăng giặc - Sơn khắc - 80x120 cm (1998).
Theo Hà Tùng Long/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05