Họa sĩ Trần Khánh Chương với cảm xúc về “Đường lên Điện Biên”
![]() | "Tuổi trẻ Thủ đô viết tiếp trang sử vàng" tại tỉnh Điện Biên |
![]() | Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Điện Biên năm ấy” |
![]() | 10 năm chung tay giúp đồng bào cực Tây Tổ quốc giảm nghèo |
Họa sĩ Trần Khánh Chương đã có mặt từ rất sớm, từ khi triển lãm mỹ thuật “Điện Biên năm ấy” (diễn ra từ ngày 3/5 -10/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội) mới bắt đầu mở cửa đón công chúng. Ở sự kiện này, ông đến dự không chỉ với tư cách là Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, mà còn với vai trò tác giả của bức tranh sơn mài “Đường lên Điện Biên”.
![]() |
Họa sĩ Trần Khánh Chương (người đang chỉ tay) đang giới thiệu về tác phẩm "Đường lên Điện Biên" |
Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 2005 với cảm hứng từ những chuyến về chiến trường xưa, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tranh được trưng bày trong Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2005 và được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua lại ngay sau đó. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để ông ngắm lại tác phẩm và giới thiệu với mọi người một trong những sáng tác tâm huyết của mình.
“Đó là bức tranh đầu tiên tôi vẽ về Điện Biên nên cảm xúc rất mãnh liệt. Hồi bé, ở trong Liên khu 4, tôi đã được tiếp xúc với những vũ khí và bộ đội nên trong ký ức của tôi, kháng chiến là một điều rất hiện hữu, không hề xa xôi, lạ lẫm. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi lại được tiếp xúc với những chiến sĩ Điện Biên rất giản dị trong bộ trang phục áo nâu. Trong mắt tôi hồi ấy, hình ảnh bộ đội nên thơ vô cùng”, họa sĩ Trần Khánh Chương tiết lộ.
Bên cạnh đó, còn một kỷ niệm nữa về anh Bộ đội Cụ Hồ đã tạo cảm xúc cho ông sáng tác nên tác phẩm “Đường lên Điện Biên”. Năm 1953, khi ấy, gia đình ông có một chiếc xe đạp khung inox rất giá trị. Thế nhưng, bố ông đã quyết định cho một người chiến sĩ mượn để anh đi từ Hà Tĩnh lên Tây Bắc tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tận năm 1957, khi gia đình ông đã từ Hà Tĩnh chuyển vào Nghệ An, người lính không quen biết năm xưa ấy vẫn mang chiếc xe đạp đó đến tận nhà trả cho gia đình.
Họa sĩ Trần Khánh Chương chia sẻ: “Để có được những tác phẩm cho công chúng thưởng lãm hôm nay, nhiều thế hệ họa sĩ đã phải trả bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu. Trong số những bức tranh được trưng bày tại triển lãm “Điện Biên năm ấy”, có rất nhiều tác phẩm là của các tác giả vừa là họa sĩ, vừa là chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Họ đã ghi lại chân thực, sinh động cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta. Có thể kể đến là loạt ký họa chiến trường của các tác giả Tô Ngọc Vân, Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Văn Tỵ...
Cho đến nay, chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn là mảng đề tài với nhiều tác phẩm lớn, nhưng dường như nó chưa bao giờ hết sức hút với các họa sĩ. “Phải khẳng định rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần kỳ của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nói riêng và đấu tranh giành độc lập dân tộc nói chung.
Chính vì vậy, đề tài này luôn gây ấn tượng không chỉ với lớp họa sĩ lâu năm mà cả một bộ phận tác giả trẻ. Qua thời gian, tuy chủ đề đã cũ nhưng phương pháp thể hiện đã khác, với cái nhìn rất mới, rất sáng tạo của các họa sĩ trẻ. Thế mới thấy sức sống mãnh liệt, vượt thời gian của chiến dịch huy hoàng này”, họa sĩ Trần Khánh Chương bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Liên hoan văn nghệ trong CNVCLĐ quận Long Biên chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tích cực triển khai các hoạt động chăm lo cho người lao động

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường
Tin khác

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô
Văn hóa 15/04/2025 16:17