--> -->

Hiệp định UKVFTA: Cơ hội lớn phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19

Sau Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), vừa qua, Việt Nam và Vương Quốc Anh đã chính thức ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA). Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, trong thời gian tới, Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ tiếp tục phối hợp tích cực để ký chính thức Hiệp định UKVFTA nhằm đưa Hiệp định vào thực thi ngay đầu năm sau, qua đó thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau Covid-19.
Thúc đẩy phục hồi kinh tế-xã hội nhưng không chủ quan với dịch bệnh Vừa chống dịch Covid-19 vừa tiên phong, gương mẫu trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế (*)

Cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam

Kể từ 23h ngày 31/1/2020, Vương Quốc Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau 47 năm là thành viên, sau 1.317 ngày kể từ cuộc bỏ phiếu rời EU năm 2016. Trước đó, Anh đã đạt được thỏa thuận với EU về giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 21 tháng tính từ khi nước Anh rút khỏi EU vào 29/3/2019 cho đến hết tháng 12/2020.

Hiệp định UKVFTA: Cơ hội lớn phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19
Việt Nam và Vương Quốc Anh chính thức ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (UKVFTA)

Theo thỏa thuận này, trong giai đoạn chuyển tiếp, các Hiệp định Thương mại (FTA) giữa EU và bên thứ ba vẫn có hiệu lực đối với Anh trong giai đoạn này. Điều này cũng có nghĩa là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với hiệu lực từ ngày 1/8/2020 sẽ có hiệu lực với Anh đến hết thời gian chuyển tiếp nói trên.

Do đó, theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, để đảm bảo thương mại song phương không bị gián đoạn sau khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc, Việt Nam và Vương quốc Anh đã tiến hành thảo luận từ rất sớm về UKVFTA (từ tháng 8/2018). Thời gian qua, Bộ Công thương, các Bộ ngành liên quan của Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để hoàn tất quá trình đàm phán FTA song phương với Vương quốc Anh trên cơ sở kế thừa FTA Việt Nam – EU (EVFTA), với những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo việc thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại được thông suốt…Sau một thời gian đàm phán, ngày 11/12 vừa qua, hai bên đã chính thức ký kết Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA.

Đánh giá tầm quan trọng của UKVFTA, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss cho biết: “Vương Quốc Anh và Việt Nam có chung cam kết chiến lược đối với thương mại toàn cầu và tự do hóa giao dịch vốn và đầu tư. Tôi rất vui mừng cùng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương này. Đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính liên tục cho mối quan hệ thương mại năng động và ngày càng tăng trưởng giữa hai quốc gia”.

Theo bà Liz Trus, FTA Việt Nam - Vương quốc Anh là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh nước Anh sẽ chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu năm 2021. Gia nhập CPTPP sẽ ngày càng thắt chặt hơn mối quan hệ của Vương quốc Anh với Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để Vương Quốc Anh tăng cường mối quan hệ với 11 nền kinh tế năng động trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mang lại nhiều cơ hội hơn cho Vương quốc Anh, cho nền kinh tế cũng như người dân Anh.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Anh từ năm 1973, suốt 47 năm qua, hợp tác thương mại giữa Anh và Việt Nam không ngừng phát triển. Về thương mại, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh đạt 6,6 tỷ USD. Trong những năm gần đây, Anh cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu (sau Đức và Hà Lan). Tuy nhiên, sản phẩm “made in Vietnam” được tiêu dùng tại Anh lớn hơn rất nhiều số liệu thống kê, bởi có một lượng đáng kể hàng hóa Việt Nam được nhập qua các hải cảng lớn tại Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp và Czech trước khi vào Anh.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 10 tháng của năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Anh đạt 4,7 tỷ USD, giảm 15%. Việt Nam xuất khẩu sang Anh hơn 4,1 tỷ USD giảm 14,19% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu thị trường Anh giảm mạnh nhất là đối với các sản phẩm không thiết yếu như: Đồ gỗ, đồ may mặc, giày dép, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất, đồ dùng du lịch, phương tiện vận tải và phụ tùng. Tuy nhiên, ngoài những sản phẩm có nhu cầu giảm nêu trên thì nhu cầu nông sản thực phẩm, sản phẩm điện tử (máy tính, thiết bị internet), đồ vệ sinh, đồ bảo hộ cá nhân, thiết bị y tế (máy thở, máy lọc máu), dụng cụ xét nghiệm, đồ bảo hộ bệnh viện (găng tay nitrate, khẩu trang, quần áo cho nhân viên y tế và bệnh nhân) lại gia tăng…

Nhiều thách thức

Trong nhiều năm qua, Anh đã trở thành thị trường lớn thứ hai tại châu Âu (sau Đức) đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam-Anh phát triển theo chiều hướng có lợi cho nhiều sản phẩm Việt Nam thể hiện qua mức xuất siêu khoảng gần 5 tỷ USD/năm. Do đó, Hiệp định UKVFTA được nhận định sẽ giúp giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Anh vào Việt Nam. Về phía Việt Nam, với nền tảng là những cam kết tiến bộ, tiêu chuẩn cao của Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư của hai bên trong những năm tới. Những cơ hội và lợi ích lớn nhất tạo ra từ Hiệp định này phải kể đến là thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Đơn cử như đối với ngành thủy sản, năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang vương quốc Anh đạt 298,2 triệu đô la Mỹ, chiếm 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu ngành hàng này của Anh. Với Hiệp định UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Các nhóm hàng có lợi thế sớm nhất trong nhóm thủy, hải sản là tôm và một số loại cá (cá tra). Theo đó, những ngành chế biến tôm và cá tra sẽ có cơ hội thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu cũng như có triển vọng thu hút đầu tư để tận dụng các cam kết này. Cùng với ngành thủy sản, một số ngành khác của Việt Nam cũng được dự báo sẽ hưởng lợi từ Hiệp định UKVFTA như: rau quả, gỗ, gạo…đặc biệt ngành dệt may.

Ngoài ra, UKVFTA còn mang lại cơ hội hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp Anh; thu hút khách du lịch Anh sau khi dịch Covid-19 kết thúc; khích lệ các quan hệ hợp tác song phương khác với Anh trong các lĩnh vực hỗ trợ phát triển, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Đồng thời, tạo thông điệp tích cực trong quan hệ chung Việt Nam-Anh, nhất là khi hai bên mới ra Tuyên bố chung về tầm nhìn hợp tác song phương nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Bên cạnh những cơ hội, Hiệp định UKVFTA cũng mang lại nhiều thách thức đối với ngành hàng Việt Nam, trong đó có dệt may. Cụ thể, mặc dù Hiệp định tạo thuận lợi trong việc mở rộng nguồn cung trong các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định UKVFTA, nhưng do nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN, do đó trong thời gian tới, cần chuyển hướng nhập khẩu nguồn nguyên liệu trong ngành này để tận dụng được những cơ hội từ các cam kết của Hiệp định.

Bên cạnh đó, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh là rất chặt chẽ. Điển hình như với nông sản, dù UKVFTA kế thừa những ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt trong Hiệp định EVFTA nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lội ngược dòng ngoạn mục, cầu mây nữ Việt Nam xuất sắc giành Huy chương Vàng lịch sử

Lội ngược dòng ngoạn mục, cầu mây nữ Việt Nam xuất sắc giành Huy chương Vàng lịch sử

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã tạo nên kỳ tích khi đánh bại chủ nhà Thái Lan với tỷ số 2-1 trong trận chung kết nội dung 4 người tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (King’s Cup). Chiến thắng không chỉ giúp các cô gái áo đỏ đòi lại “món nợ” thua ở chung kết nội dung đồng đội một ngày trước, mà còn khẳng định vị thế hàng đầu thế giới của Việt Nam ở nội dung thi đấu này.
Nhận định Drita Gjilan vs Copenhagen: Khi đẳng cấp lên tiếng

Nhận định Drita Gjilan vs Copenhagen: Khi đẳng cấp lên tiếng

Trận đấu lượt về vòng sơ loại thứ hai Champions League 2025/26 giữa Drita Gjilan và Copenhagen, diễn ra vào lúc 01h00 ngày 30/7, về cơ bản chỉ còn mang tính chất thủ tục. Với lợi thế thắng 2-0 ở trận lượt đi trên sân nhà, Copenhagen đã đặt một chân vào vòng loại thứ ba, và giờ đây, mục tiêu chính của họ có lẽ là bảo toàn lực lượng và tránh những rủi ro không đáng có. Trong khi đó, Drita Gjilan sẽ phải chiến đấu với hơn 100% khả năng để tìm kiếm một phép màu, dù biết rằng điều đó là vô cùng khó khăn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác

Dự báo ngày 28/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc mưa rào và dông.
Nhận định trận U23 Philippines vs U23 Thái Lan: Cơ hội “cứu vãn danh dự” cho Voi chiến

Nhận định trận U23 Philippines vs U23 Thái Lan: Cơ hội “cứu vãn danh dự” cho Voi chiến

Trận tranh hạng ba giải U23 Đông Nam Á 2025 giữa U23 Philippines và U23 Thái Lan, diễn ra vào lúc 20h00 ngày 28/7, không chỉ là cuộc đối đầu để giành một vị trí trên bục vinh quang mà còn là cơ hội để cả hai đội khẳng định năng lực và “cứu vãn danh dự” sau những thất bại đáng tiếc ở bán kết. Đặc biệt với U23 Thái Lan, một nền bóng đá hàng đầu khu vực, trận đấu này mang ý nghĩa rất lớn để xua đi những hoài nghi về phong độ của lứa cầu thủ trẻ hiện tại.
Xã Kiều Phú chăm lo nhà ở cho người có công với cách mạng

Xã Kiều Phú chăm lo nhà ở cho người có công với cách mạng

Chính quyền xã Kiều Phú, Hà Nội vừa khởi công xây nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng. Chính vì thế, thời gian qua, Thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, tăng cường cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, quan tâm xuất khẩu lao động… để thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thời gian qua, các phương tiện xe 3 gác, 4 bánh tự chế vẫn vô tư lưu thông bất kể ngày đêm, trên hầu khắp các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất cao.

Tin khác

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.
Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Hôm nay (27/7), giá dầu thế giới có tuần giảm nhẹ, mức giảm dao động từ 1 - 3%, về mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Giá dầu giảm do lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index tăng lên mức 97,67 điểm.
Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Giá vàng miếng trong nước giảm mạnh 600.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 121,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới liên tục sụt giảm những phiên cuối tuần khiến kim loại quý khép lại tuần giao dịch ảm đạm.
Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Tại thị trường “chợ đen”, giá USD “chợ đen” giảm 5 VND chiều mua và 25 VND chiều bán so với phiên giao dịch ngày 25/7, giao dịch quanh mốc 26.371 - 26.441 VND/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (26/7), giá dầu thế giới giảm do những tin tức tiêu cực về kinh tế từ Mỹ và Trung Quốc cùng với dấu hiệu nguồn cung tăng, dù kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại của Mỹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu trong tương lai.
Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động

Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động

Giá vàng hôm nay (26/7): Giá vàng miếng SJC đi ngang ở mức 119,7 triệu đồng/lượng mua vào và 121,7 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng và vàng thế giới giảm về quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce.
Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá hôm nay (25/7), Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.166 đồng/USD. Cùng thời điểm, giá USD bán ra ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết đi ngang hoặc thấp hơn phiên trước, cao nhất đạt 26.399 đồng/USD. Chỉ số USD index quanh mức 97,52 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động