-->

Hiện thực hóa khát vọng vươn lên

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh mà còn kiến tạo không gian phát triển mới cho cả vùng đồng bằng Sông Hồng. Với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, các đơn vị, địa phương đang nỗ lực, “trên dưới đồng lòng”, quyết tâm đưa Dự án “về đích” đúng tiến độ, nhằm hiện thực hóa khát vọng vươn lên, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Khẩn trương giải quyết các hồ sơ, thủ tục liên quan đến Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội Quyết tâm giải phóng mặt bằng đúng tiến độ để triển khai Dự án đường Vành đai 4

“Trọng điểm của trọng điểm”

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 112,8km; tổng mức đầu tư của Dự án là 85.813 tỷ đồng. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 1.341 ha; kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 19.000 tỷ đồng. Với phương châm “việc gì dân ủng hộ thì sẽ thành công, khó mấy cũng lo được”, ngay từ đầu năm 2021, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động vận động tuyên truyền từ sớm, từ xa, để “trên dưới đồng lòng” ủng hộ dự án.

Là một trong những huyện có tuyến đường Vành đai 4 đi qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết, tuyến đường Vành đai 4 qua huyện khoảng 7,9km thuộc địa phận 6 xã (Bích Hòa 2,1km; Cự Khê 2km; Bình Minh 0,28km; Tam Hưng 0,98km; Mỹ Hưng 1,44km, Thanh Thùy 1,1km). Tổng diện tích đất thu hồi là 79,35ha, của 1.501 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Ngày 14/9/2022, huyện đã hoàn thành việc bàn giao mốc giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 trên bản đồ và ngoài thực địa.

“Ngay khi có chủ trương xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cho từng phần việc cụ thể. Trong đó, xác định giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ “then chốt”, phải thực hiện công khai, dân chủ, theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, bảo đảm đúng tiến độ...”, ông Bùi Văn Sáng chia sẻ.

Còn tại Hoài Đức, huyện có diện tích cần giải phóng mặt bằng lớn nhất trong dự án đường Vành đai 4 với khoảng 220 ha. Có tổng số 49.432 hộ có diện tích đất bị thu hồi. Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường cho biết, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác và phân công các thành viên trong tổ chỉ đạo thực hiện dự án; đồng thời, tổ chức phát động thi đua và giao ước thi đua giữa các phòng, ban đơn vị và UBND 12 xã liên quan trong việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4.

Nhờ sự tích cực, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhân dân đã đồng thuận, ủng hộ dự án. Việc di dời mộ chí, được coi là khó nhất cũng đang có nhiều thuận lợi. Nổi bật là xã Minh Khai, chiếm đến 70% phần mộ cần di dời của huyện. Ngay cả những ngày cuối tuần cũng có hàng chục người đến trụ sở xã để thực hiện các thủ tục liên quan đến di dời phần mộ phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Khai Nguyễn Chí Thao cho biết, xác định di dời mộ chí liên quan đến vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân nên việc tuyên truyền, vận động được thực hiện từ sớm với nhiều hình thức đa dạng. Đến nay, 100% đất nông nghiệp, 100% phần mộ đã được quy chủ và đạt được đồng thuận, nhất trí của nhân dân.

Liên quan đến dự án này, Huyện ủy Thường Tín đã ban hành các Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện; thành lập Bộ phận tiếp công dân phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án xây dựng đường Vành đai 4. UBND huyện đã thành lập Hội đồng bồi thường và 9 Tổ công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho biết, các ban chỉ đạo, tổ công tác có chế độ báo cáo thường kỳ, cập nhật thường xuyên tiến độ. Cả hệ thống chính trị huyện vào cuộc, trên dưới đồng lòng với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, thành phố Hà Nội đã khẩn trương triển khai nhiều công việc, quyết tâm đưa Dự án đường Vành đai 4 “về đích” đúng tiến độ. Đáng chú ý, ngày 13/9/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU “về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội”, yêu cầu huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc đồng bộ, quyết liệt để hiện thực hóa mạnh mẽ mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ như dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, mở rộng không gian, kết nối, phát triển cho Thành phố và các địa phương trong, ngoài Vùng…

Ngay sau đó, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể từng lĩnh vực từ giải phóng mặt bằng, quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ, thủ tục… liên quan đến dự án Vành đai 4. Đặc biệt, ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý, giải quyết các hồ sơ, văn bản gửi đến liên quan tới Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải trong thời gian 24 - 48 giờ; khi phát hành các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị liên quan có đóng dấu hỏa tốc.

Trao đổi với Trưởng ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, trong chuyến khảo sát thực địa dự án tại tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, lãnh đạo 2 địa phương này đều khẳng định, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm, là động lực phát triển to lớn đối với tỉnh nhà. Thời gian qua, người dân trên địa bàn đều hồ hởi, phấn khởi, chờ mong; lãnh đạo các cấp đều ý thức rõ về trách nhiệm, chủ động vào cuộc quyết liệt.

Kiến tạo không gian phát triển

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Đây là Dự án trọng điểm quốc gia, là vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại. Nghị quyết là kết tinh quyết tâm, tầm nhìn và khát vọng của Quốc hội, cử tri và nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Hiện thực hóa khát vọng vươn lên
Phối cảnh nút giao liên thông giữa đường Vành đai 4 và các trục đường hướng tâm.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường Vành đai 4 không chỉ tạo điều kiện thuận lợi kết nối giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô mà còn tăng cường kết nối giao thương giữa các tỉnh phía Nam với phía Bắc. Một số đại biểu nhấn mạnh, Vành đai 4 là một trục giao thông mang tính chiến lược, tạo ra những không gian tăng trưởng mới cho Hà Nội và các địa phương, đưa Hà Nội - Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục là động lực dẫn dắt nền kinh tế cả nước.

Theo ông Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên), dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, không chỉ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội mà còn của các tỉnh, thành phố liên quan trong vùng Thủ đô và cả nước nói chung. Trong khi đó, Giáo sư Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội nhìn nhận, việc hình thành các tuyến đường này không chỉ mở rộng không gian phát triển đô thị mà sẽ tạo nên sự kết nối về không gian phát triển cho cả vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là cao tốc của vành đai cho nên khi tuyến đường hình thành, khu vực lân cận sẽ có các trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối…

Phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, anh ninh ở Vùng đồng bằng sông Hồng, mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cả nước vì Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Hồng vươn lên cùng cả nước và vì cả nước; phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống văn hiến, cách mạng, anh hùng vẻ vang và tiềm năng, lợi thế vượt trội để luôn luôn xứng đáng là trung tâm chính trị đầu não quốc gia; là một trong hai động lực phát triển mạnh mẽ hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa cho việc hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta”…

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, Chính phủ, Quốc hội đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Trong nhiều cuộc họp về phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, trong đó có dự án Vành đai 4 nói riêng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh, đây là các dự án hạ tầng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị cho các địa phương trong vùng. Tuyến đường sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho thành phố Hà Nội và các tỉnh xung quanh, tạo kết nối về kinh tế vùng, giúp chia sẻ và giải quyết nhu cầu giao thông, kết nối và phát huy hiệu quả hơn nữa các tuyến đường hướng tâm, khai thác quỹ đất lớn để phát triển, giảm chi phí logistics và thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc đầu tư hoàn thành Dự án đường Vành đai 4 sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh trong vùng, phù hợp với Quy hoạch giao thông quốc gia, giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội thị, giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện hữu. Mục tiêu không chỉ để hình thành một tuyến hành lang giao thông mà phải biến nó thành một hành lang kinh tế, phải phát triển theo quy hoạch và thu hồi lại các giá trị địa tô tăng lên, đảm bảo giá trị địa tô được chia ra làm cho Nhà nước - nhà đầu tư - người dân đảm bảo hài hòa lợi ích.

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội, cùng hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ hoàn thành các mục tiêu dự án đặt ra, sớm đưa vào sử dụng, đáp ứng kỳ vọng của người dân. Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Ngày 29/9/2022, Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được thành lập do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban. Tiếp đó, ngày 30/9/2022, lãnh đạo thành phố Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đã cùng ký cam kết tiến độ, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng để khởi công công trình vào tháng 6/2023; hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2027.
Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì

Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Thanh Trì khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 19 (Kỳ họp chuyên đề) để tiến hành xem xét, quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND huyện; bầu kiện toàn chức danh Chủ tịch HĐND huyện; Trưởng ban Pháp chế HĐND huyện.
Hà Nội chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản

Hà Nội chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh truyền thông, công khai, minh bạch thông tin liên quan đến nhà ở, thị trường bất động sản; đồng thời, tăng cường kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ, có hiệu quả các kênh thông tin xã hội không chính xác, không chính thống có thể gây tác động tiêu cực đến tâm lý nhân dân, nhà đầu tư, khách hàng và thị trường.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 23/1, Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng tại Di tích nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm).
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Quận Thanh Xuân vừa phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Hà Nội 1 tổ chức trao tặng 150 suất quà, trị giá 200 triệu đồng đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành Đỗ Mạnh Dung (Chi bộ Cự Lộc 2, Đảng bộ phường Thượng Đình) tại nhà riêng.
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025.
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?

Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?

(LĐTĐ) Mặc dù Tết ông Công, ông Táo đã tới, nhưng số gian hàng bán đồ cúng ông Công, ông Táo trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không nhiều. Giá cả các mặt hàng đồ cúng năm nay được đánh giá là bình ổn, không tăng nhiều so với năm ngoái.
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực

Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực

(LĐTĐ) 6 quận thuộc Cụm thi đua số 1 luôn bám sát chỉ đạo của Thành phố để triển khai tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ trên các lĩnh vực gắn với biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua.
Xem thêm
Phiên bản di động