-->

Hiểm họa từ tâm lý “ai rồi cũng là F0”!

Trước tâm lý chủ quan “ai rồi cũng thành F0”, các chuyên gia y tế cho rằng, rất nguy hiểm nếu chúng ta chủ động, buông xuôi để cho mình mắc Covid-19. Như vậy là chúng ta đang đánh cược với sức khỏe với tính mạng của bản thân. Bên cạnh đó, nếu lơ là, chủ quan, số lượng F0 sẽ tăng lên rất nhanh trong giai đoạn ngắn, gây quá tải hệ thống y tế.
F0 tự chữa tại nhà nhưng không khai báo với y tế, chính quyền là vi phạm pháp luật Giảm bớt gánh nặng quản lý F0 thông qua ứng dụng công nghệ Gấp rút giảm tải cho y tế tuyến cơ sở

Tâm lý chủ quan

Đặc thù công việc thường xuyên phải đi lại, tiếp xúc nên anh Nguyễn Văn Đông (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) không quá bất ngờ khi biết mình là F0. Ngày 22/2, thấy hơi sốt và có triệu chứng rát họng nên anh đã tự làm xét nghiệm tại nhà bằng kit test và cho kết quả “2 vạch”, sau đó, anh đi xét nghiệm PCR khẳng định dương tính. Anh Đông cho biết, hiện nay tại Hà Nội, tỉ lệ người là F0 mỗi ngày đều ở mức cao nên anh đã sẵn sàng tâm lý mắc Covid-19 từ lâu. “Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng có suy nghĩ “ai rồi cũng sẽ thành F0. Do đó, việc chẳng may bị mắc Covid-19 không còn là vấn đề đáng bận tâm, nhất là sau khi đã được tiêm 2 mũi vắc xin”, anh Đông chia sẻ.

Hiểm họa từ tâm lý “ai rồi cũng là F0”!
Trên thực tế, có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng phải điều trị hồi sức, tích cực.

Khi xung quanh hàng xóm, đồng nghiệp, gia đình rất nhiều F0, anh N.V.M (quận Cầu Giấy) cũng mong muốn... mình là F0. Anh chia sẻ, hàng ngày anh tiếp xúc với F0 nhiều nên nguy cơ mắc Covid-19 rất cao, nhưng thay vì lo sợ, anh lại mong mình sớm mắc bệnh để cách ly cùng 1 lúc với người nhà.

“Hiện nay, gia đình tôi cũng đã có 3 F0 (gồm vợ và 2 con gái). Hầu hết những người trong gia đình mắc bệnh triệu chứng rất nhẹ, chỉ điều trị tại nhà. Không những vậy, tôi còn nghe bạn bè, đồng nghiệp nói bị rồi sẽ không mắc nữa nên khi chung sống với dịch thì bị trước cũng được, cách ly luôn cùng gia đình để tiện chăm nhau, không phải chia phòng vất vả nữa”, anh M cho biết…

Trên thực tế, tâm lý “chấp nhận mắc Covid-19”, đang xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ người dân, khi xác định chung sống với đại dịch. Đặc biệt, nhiều người trẻ đã tiêm đủ mũi vắc xin coi Covid-19 chỉ là bệnh nhẹ như cảm cúm và mắc bệnh cũng như được “tiêm mũi vắc xin tự nhiên”. Những ngày qua trên mạng xã hội liên tục nhận được các chia sẻ của F0. Có những người khi dương tính đã có tâm lý trước sau cũng đến lượt, đến sớm xong sớm. Nhiều người còn chia sẻ “ai rồi cũng F0 cả thôi”. Tâm lý sớm muộn gì cũng thành F0 thì đỡ mệt mỏi hơn, đi làm an tâm hơn đang trở nên phổ biến.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), quan điểm của nước ta là sống chung với dịch, nhưng sống chung thế nào cho an toàn phải tính toán hợp lý. Nếu buông xuôi, thả lỏng, nghĩ “ai rồi cũng thành F0” thì rất nguy hiểm, kéo theo vô số những hệ lụy. Covid-19 có thể lây cho bất cứ người nào, bất kỳ lúc nào và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, có nhiều người chủ quan, cho rằng Covid-19 bây giờ đã nhẹ hơn hoặc là chúng ta đã tiêm đủ liều vắc xin 2 liều, 3 liều thì sức khỏe sẽ không làm sao. Tuy nhiên, mọi người phải hiểu rằng, một số người nhiễm có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có rất nhiều người bị nặng, thậm chí tử vong.

Tuy nhiên, về mặt dịch tễ học, các chuyên gia y tế cho rằng không thể để ai cũng là F0, đến sớm xong sớm. Vì thực tế các bệnh nhân vẫn có nguy cơ trở nặng, khi đó các hệ thống cơ sở y tế sẽ quá tải. Quá tải y tế tương đương với tỷ lệ tử vong sẽ gia tăng. Do vậy, ở bất cứ điều kiện nào, chúng ta vẫn phải làm chậm quá trình lây nhiễm, số ca F0 vẫn phải trong tầm kiểm soát để đảm bảo an toàn. Bởi khi số ca bệnh tăng nhanh gây quá tải hệ thống y tế, nhóm có nguy cơ diễn biến nặng cao như người cao tuổi, người có bệnh nền sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên và nặng nề nhất.

Khi số F0 tăng quá nhanh và vượt mức này gây tình trạng quá tải sẽ dẫn đến việc không đảm bảo trong công tác chăm sóc y tế, từ đó tăng nguy cơ chuyển nặng và thậm chí là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân. Có những trường hợp bệnh nhân nặng khi cơ sở y tế vận hành bình thường sẽ được đáp ứng chăm sóc nhiều hơn nên cơ hội sống của họ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi cơ sở y tế quá tải, khả năng chăm sóc y tế giảm xuống, đồng thời cũng sẽ làm giảm cơ hội sống của họ.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), quan điểm của nước ta là sống chung với dịch, nhưng sống chung thế nào cho an toàn phải tính toán hợp lý. Nếu buông xuôi, thả lỏng, nghĩ “ai rồi cũng thành F0” thì rất nguy hiểm, kéo theo vô số những hệ lụy. Covid-19 có thể lây cho bất cứ người nào, bất kỳ lúc nào và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Hiểm họa từ tâm lý “ai rồi cũng là F0”!
Trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ về tâm lý “ai rồi cũng sẽ bị F0”.

Hiện nay, có nhiều người chủ quan, cho rằng Covid-19 bây giờ đã nhẹ hơn hoặc là chúng ta đã tiêm đủ liều vắc xin 2 liều, 3 liều thì sức khỏe sẽ không làm sao. Tuy nhiên, mọi người phải hiểu rằng, một số người nhiễm có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có rất nhiều người bị nặng, thậm chí tử vong.

“Bản thân chúng ta cũng không thể biết rằng chúng ta khi bị nhiễm Covid-19 sẽ có phản ứng như thế nào, cũng như không biết được bản thân chúng ta có những bệnh nền tiềm tàng ví dụ tim mạch, tiểu đường, các bệnh khác… Do vậy, rất nguy hiểm nếu chúng ta chủ động, buông xuôi để cho mình mắc Covid-19. Như vậy là chúng ta đang đánh cược với sức khỏe với tính mạng của bản thân”, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga tâm lý “mắc Covid-19 rồi sẽ không mắc lại” cũng là suy nghĩ sai lầm. Bởi, ngay cả khi chúng ta đã tiêm vắc xin mũi 2, 3 thì cũng chỉ có kháng thể bảo vệ trong 1 thời gian nhất định. Ngoài ra, kháng thể này cũng tùy theo từng người, có người kháng thể này chỉ tồn tại vài ba tháng, và những người tiêm rồi cũng thể mắc Covid-19. “Bản thân tôi cũng đã tư vấn cho nhiều trường hợp vừa đi điều trị Covid-19 tập trung về, vài ba tháng sau lại nhiễm tiếp, lại còn nặng nề hơn lần trước.

Hiểm họa từ tâm lý “ai rồi cũng là F0”!
Nhiều người tới Phòng khám hậu Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang để được thăm khám và điều trị.

Cho nên quan điểm rằng mắc bệnh rồi, không mắc lại là không chính xác và chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ, thực hiện 5K để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và cộng đồng. Do vậy, tôi khuyến cáo mọi người phải thực hiện tốt 5K, thực hiện bảo vệ chính mình, phòng, tránh lây nhiễm Covid-19… Bởi vì khi đã nhiễm Covid-19 thì có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí hậu Covid-19”, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu Covid-19 (post Covid-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu Covid-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội.

Tính đến 16h ngày 1/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 98.762 ca nhiễm mới, nâng số ca mắc của cả nước lên 3.557.629 ca nhiễm. Vượt khá xa mốc 3 triệu ca. Điều này hoặc gây ra sự hoang mang, lo sợ quá mức, hoặc làm nảy sinh thái độ “vô cảm,” mặc kệ theo kiểu “rồi ai cũng sẽ là F0,” hoặc tâm lý chủ quan do đã tiêm vắc xin mũi 2, mũi 3. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thái độ hợp lý nhất hiện nay là bình tĩnh, nâng cao ý thức tự giữ gìn cho bản thân và bảo vệ sức khỏe của người thân, của cộng đồng.

Hậu Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội. Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19, đặc biệt ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực. Người mắc Covid-19 ở nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối… Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…

Chia sẻ về nguy cơ di chứng hậu Covid-19, bác sĩ Chu Thị Quỳnh Thơ - quyền Trưởng Khoa phục hồi chức năng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho rằng, vi rút SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương đa cơ quan, bởi vậy bệnh nhân Covid-19 sau khi đã qua khỏi giai đoạn cấp tính vẫn có thể có những triệu chứng tồn tại dai dẳng như khó thở, mệt mỏi, đau cơ. Có những rối loạn bệnh nhân hậu Covid-19 phải đối mặt như tình trạng suy giảm thể chất, nhận thức, rối loạn chú ý giảm khả năng tập trung.

Đặc biệt, ảnh hưởng tới việc quay trở lại các chức năng sinh hoạt hàng ngày. “Một số bệnh nhân do can thiệp trong hồi sức có thể gặp như rối loạn nuốt sau khi đặt ống nội khí quản hay những rối loạn về sau. Đối với những bệnh nhân tổn thương phổi, xơ phổi nặng sẽ giảm chức năng thông khí của phổi, rối loạn chức năng hô hấp dễ khiến bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó thở, hụt hơi, bệnh nhân ho dai dẳng. Với triệu chứng như vậy, bệnh nhân rất khó quay trở lại với công việc hàng ngày bình thường như trước đây. Còn với bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng cũng có thể có những biến chứng hậu Covid-19”, bác sĩ Chu Thị Quỳnh Thơ cho biết.

Để chung sống an toàn với dịch Covid-19, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh: Nước ta đang thực hiện giai đoạn bình thường mới, từng bước nới lỏng các hoạt động. Thay vì “Zero Covid-19”, Việt Nam chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, quản lý rủi ro. Vì vậy, ý thức của người dân rất quan trọng, đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả của công tác chống dịch. Nếu mỗi người đều tuân thủ Thông điệp 5K của Bộ Y tế và nhắc nhở nhau thực hiện tốt việc này sẽ giúp cho dịch bệnh bớt nóng hơn, từ đó tránh được sự quá tải cho hệ thống y tế, từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường./.

Ông Phạm Văn Hà - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận Khu khu dân cư số 3 (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội)

Cần phân biệt giữa tâm lý lạc quan và chủ quan

Đôi khi việc trở thành F0 là điều khó tránh khỏi nếu như đồng nghiệp hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan, có tâm thế sẵn sàng mắc bệnh mà lơ là không đeo khẩu trang, không tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế. Về suy nghĩ “ai rồi cũng trở thành F0”, tôi cho rằng, điều này tuỳ thuộc vào thái độ tích cực đón nhận của mỗi người. Với những người không may mắc bệnh, suy nghĩ này sẽ tích cực, để họ không sợ hãi và sớm chiến thắng dịch bệnh. Tuy nhiên, với những ai có suy nghĩ “bị rồi cho xong” mà buông lỏng các biện pháp phòng dịch thì sẽ rất đáng lo ngại. Do vậy, tôi cho rằng, mỗi người luôn phải thực hiện tốt 5K, tâm lý lạc quan nhưng không chủ quan trong phòng, chống dịch.

-----------------------------------------

Chị Phạm Thị Hồng (nhân viên văn phòng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội):

Không phải mắc Covid-19 rồi là “miễn dịch”

Thật là sai lầm khi coi nhẹ nguy cơ bị nhiễm hay thậm chí là “chủ động trở thành F0 cho xong chuyện.” Bởi vì được chữa khỏi Covid-19 không có nghĩa là hoàn toàn vô sự, trường hợp của tôi là 1 ví dụ. Lần đầu tôi mắc Covid-19 là trước Tết Nguyên đán 1 tháng, sau đó phải điều trị và cách ly tại nhà 7 ngày thì khỏi. Dù khỏi bệnh trước Tết nhưng để giữ cho mình và mọi người xung quanh, tôi không đi chơi, chúc Tết ở đâu. Hết kỳ nghỉ lễ, tôi đến cơ quan làm, khi đó cơ quan “nổ” khá nhiều ca dương tính. Do mới mắc Covid-19 nên tôi cũng yên tâm, thậm chí có lúc tự tin đi ra ngoài ăn uống vì nghĩ bản thân tiêm 3 mũi vắc xin, lại mới mắc Covid-19 nên kháng thể sẽ rất mạnh. Sau gần 1 tháng đi làm, tôi thấy người hơi mệt, sốt nhưng không bị mất vị giác như lần trước. Nghĩ rằng đó là biểu hiện của hậu Covid-19 nên đi khám. Tại bệnh viện, qua test nhanh tôi phát hiện tiếp tục bị dương tính. Do vậy, mọi người đừng chủ quan vì mắc Covid-19 rồi hoàn toàn vẫn có thể bị lại. Hãy tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

-----------------------------------------

Chị Lại Thị Hương (quận Thanh Xuân, Hà Nội):

Covid-19 không phải chỉ như cúm mùa

Cả gia đình tôi vừa cùng nhau trải qua Covid-19, đối với tôi, Covid-19 không phải chỉ như cúm mùa. Trước đó, tôi nghe rất nhiều bạn bè chia sẻ về việc dính Covid-19 nhẹ như cảm cúm. Thấy người này, người nọ bị Covid-19 mà vẫn khoẻ như thường, không triệu chứng gì, không mệt… nên cả gia đình có tâm lý chủ quan, không sợ dịch, rồi kệ, bị cứ bị. Thế nhưng sau khi trải qua, tôi mới thấy không phải như mình tưởng tượng mà thực sự rất mệt. Gia đình tôi cả nhà 4 người bị cùng lúc, nên không ai chăm được ai, phải nhờ cậy người thân ở gần đó. Đấy là may mắn người nhà cũng chưa bị Covid-19, thử tưởng tượng tất cả mọi người cùng bị thì không biết phải nhờ cậy ai. Chưa hết, vừa vượt qua Covid-19 thì lại “dính” ngay các di chứng hậu Covid-19: Mất ngủ, hụt hơi, mệt mỏi, chán ăn, khó thở… Do vậy, thời điểm này, ai bảo vệ được mình cứ bảo vệ, ai chưa nhiễm bệnh thì cứ cố gắng giữ gìn, bởi không chỉ bảo vệ cho mình mà còn là bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Dự thảo Luật về hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) gồm 3 cấp (VKSND Tối cao, VKSND cấp tỉnh, VKSND khu vực); kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và VKSND cấp huyện.
Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế suất 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản, thay vì cách thu 2% trên tổng giá bán như hiện nay. Nếu được thông qua, đây sẽ là thay đổi lớn sau gần một thập kỷ giữ nguyên cách tính thuế.
Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Hoài Đức đã triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” nhằm động viên, khích lệ nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên.
Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.
“Giải phóng” kinh tế tư nhân

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.
Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Đàm phán thương mại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Thủ tướng lưu ý, cần chuẩn bị tốt việc đàm phán với Hoa Kỳ; các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh.

Tin khác

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Tập thể cũ - không chỉ là nơi để ở

Với thế hệ đầu 8X như chúng tôi, những khu nhà tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Bởi nơi ấy đã cho chúng tôi có một cuộc sống dù giản dị nhưng hết sức êm đềm, nơi đó “tình làng, nghĩa xóm” là điều không thể thiếu giữa bộn bề phố thị. Có thể, vào thời điểm đó cuộc sống của không ít gia đình còn những khó khăn, vất vả nhưng bọn trẻ con chúng tôi vẫn thật vô tư, hạnh phúc trong khu ở của chính mình.
70 năm đấy vẫn bao nhiêu tình

70 năm đấy vẫn bao nhiêu tình

70 năm trôi qua nhưng Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất (CNQSHRĐ) do Ủy ban hành chính tỉnh Sơn Tây cấp vẫn được chủ nhân của nó giữ nguyên vẹn như thủa ban đầu. Đây là bằng chứng rõ nhất thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến đời sống nhân dân ngay từ những năm kháng chiến.
Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân

Cùng với chính sách miễn học phí đang chuẩn bị được thực hiện, chủ trương khám sức khỏe định kỳ cho nhân dân ít nhất mỗi năm một lần và tiến tới miễn viện phí cho toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035 sẽ là bước tiến lớn hướng tới công bằng, mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội và được nhiều người dân mong đợi.
Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án

Liên quan đến vụ việc người nhà bệnh nhi hành hung nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ), Bộ Y tế vừa có thông tin người nhà bệnh nhi đã xin lỗi nhân viên y tế và cơ quan chức năng đã đề nghị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Ngày 6/5, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn video do camera an ninh ghi lại cảnh một cụ bà ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bị con rắn tấn công ngay trong sân nhà.
Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Liên quan đến sự việc vữa trên trần lớp học rơi xuống khiến một học sinh Trường Trung học cơ sở Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm) bị rạn mắt cá chân, chiều 7/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã có thông tin chính thức.
Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới

Trong chiều 7/5, bé trai bị xe ba bánh cán qua người ở Nam Định sẽ được chuyển từ Khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa đến Trung tâm Ngoại tổng hợp để tiếp tục được theo dõi và chăm sóc. Theo Bệnh viện, nếu trẻ tiếp tục tiến triển tốt, dự kiến sẽ được ra viện trong 3-5 ngày tới.
Xem thêm
Phiên bản di động