--> -->

Hệ lụy đau lòng khi cha mẹ chạy theo thành tích

Mong muốn con học giỏi, đạt thành tích nổi trội trong học tập là mong muốn chính đáng của mọi bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đổ tiền, trút bạc, ép con học giỏi bằng mọi giá lại là một suy nghĩ sai lầm của không ít cha mẹ khiến con cái phải gánh chịu nhiều hệ lụy.
he luy dau long khi cha me chay theo thanh tich Phụ huynh ngã ngửa vì điểm số vào lớp 10 của con
he luy dau long khi cha me chay theo thanh tich Phụ huynh, học sinh căng mình trước kỳ thi lớp 10
he luy dau long khi cha me chay theo thanh tich Tình yêu không thể đem ra đổi chác
he luy dau long khi cha me chay theo thanh tich Khi cha mẹ cứ động đến học là chửi con

Con luôn phải dẫn đầu

Vốn thông minh, học giỏi nhưng phải bỏ dở sự nghiệp đèn sách vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị Nguyễn Thúy Linh (một tiểu thương sống tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) quyết đặt giấc mơ học hành của mình lên vai cô con gái nhỏ. “Phải học, học thật giỏi mới thoát cảnh buôn thúng, bán bưng như mẹ”- đó là câu nói cửa miệng của chị đối với cô con gái Quỳnh Chi.

Để con có thể học giỏi, chị Linh không tiếc tiền cho con đi học thêm tối ngày. Công việc buôn bán ở chợ bận rộn nên chị thuê hẳn một người xe ôm gần nhà chuyên việc đưa bé Chi đi học. Cô bé mới 9 tuổi, học lớp 4 ấy, ngoài thời gian học trên lớp đến 5 giờ chiều, lại tất bật đi học thêm hôm thì học toán, hôm học tiếng Anh tới 8-9 giờ tối. “Hai ngày cuối tuần, con cũng chỉ được nghỉ một buổi sáng chủ nhật, còn lại ngày thứ 7 và chiều chủ nhật con cũng kín lịch học thêm”- Quỳnh Chi kể.

he luy dau long khi cha me chay theo thanh tich
Kỳ vọng quá lớn của bố mẹ đã vô tình tạo áp lực cho các con. Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Không phụ công của và mong mỏi của bố mẹ, Quỳnh Chi học rất giỏi. Bé luôn có tên trong danh sách những bạn học sinh xuất sắc, được cô giáo nêu tên trước mỗi cuộc họp phụ huynh và cũng thường đạt giải cao trong các cuộc thi như thi giải toán, thi tiếng Anh qua mạng, thi viết chữ nét đẹp tuổi hồng v.v... Mỗi lần con được nêu tên hoặc đạt các giải cao như thế, chị Thúy Linh không giấu được niềm vui rạng rỡ. Và suy nghĩ, con phải học giỏi, phải dẫn đầu càng ngày càng khắc sâu trong chị.

Giống như chị Thúy Linh, chị Thanh Huyền- Phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội cũng sẵn sàng đầu tư tiền bạc, thời gian cho con học hành, miễn sao con phải học thật giỏi, phải luôn luôn đứng đầu. Ngoài thời gian theo học tại một trường Trung học cơ sở điểm của quận Long Biên, Hoàng Nam, con trai chị còn miệt mài theo học các lớp học thêm ở bên phố, thế nên ngày nào chị Huyền cũng tất tả “trốn” khỏi công sở sớm để kịp đón con, đưa con đi học. Chị cũng từng bộc bạch, lương công chức vốn không cao, trong khi tiền học thêm của con chị tốn hàng chục triệu mỗi tháng. Tuy nhiên với chị: “chỉ cần con học giỏi thì tôi thậm chí có thể vay mượn cho cháu đi học”.

Kết thúc năm học vừa rồi, Hoàng Nam (con trai chị Huyền, học sinh lớp 7) đạt kết quả học tập 9,3, trong khi bạn đứng hạng nhất lớp là 9,4. Cứ tưởng cháu phải vui mừng với kết quả mà nhiều bạn mơ ước ấy, nhưng Nam lại vô cùng buồn bã và không giấu được vẻ lo lắng. Cháu tâm sự: “Tuy được điểm cao nhưng cháu vẫn không được dẫn đầu, điều này khiến mẹ cháu không vui ”. Đúng như lời Nam chia sẻ, chị Huyền đã rít lên khi nghe con trai thông báo kết quả học tập: Tại sao học hành như thế mà vẫn không được điểm 10, tại sao bạn này, bạn kia lại đứng thứ nhất v.v...trước những câu hoi của mẹ, Nam chỉ biết cúi đầu im lặng, nước mắt lã chã rơi...

Những hệ lụy đau lòng

Theo các chuyên gia tâm lý, mong muốn con học giỏi là mong muốn chính đáng của mọi bậc cha mẹ, tuy nhiên, nếu bố mẹ quá mải chạy theo thành tích mà ép con học quá nhiều sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Nếu bệnh thành tích của nhà trưởng ảnh hưởng gián tiếp đến học trò thì bệnh thành tích của cha mẹ lại gây những áp lực trực tiếp lên đầu con trẻ, khiến chúng khủng hoảng. Từ kỳ vọng của gia đình, nhiều học trò khi không đạt được kết quả, thành tích như mục tiêu của bố mẹ rơi vào cảnh khủng hoảng, thậm chí có em tìm đến cái chết vì sợ bố mẹ thất vọng về mình.

he luy dau long khi cha me chay theo thanh tich
Trường THPT Nguyễn Khuyến, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh nơi xảy ra vụ việc nam sinh nhảy lầu tự tử hôm 10/4. Ảnh nguồn Lao động

Theo kết quả y tế trường học giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ Y tế và Bộ GDĐT công bố, số học sinh có ý định tự tử ngày càng tăng cao, cứ 5 em học sinh lại có một em có ý định tự tử. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận 20 trường hợp trẻ em uống thuốc độc tự tử. ThS.BS Phạm Minh Triết, trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, khoa vẫn thường tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhi đến khám vì gặp khó khăn trong học tập, một trong những lý do thường gặp là do áp lực thành tích học tập từ phía gia đình. Lúc đầu, những trẻ này có thể có biểu hiện chống lại ý muốn của cha mẹ, càng về sau trẻ càng không có hứng thú với học tập. Nếu mâu thuẫn này tiếp tục kéo dài, trẻ có thể có biểu hiện buồn, lo lắng và sợ đi học, học tập sa sút, trẻ có thể bị trầm cảm vì không chia sẻ được với ai.

Trên thực tế cũng đã có nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra khi có những học sinh tìm đến cái chết vì quá áp lực. Mới đây nhất, ngày 11/4/2018, một nam sinh lớp 10, Trường Nguyễn Khuyến (TPHCM) đã nhảy từ mái tôn lầu 4 của trường xuống đất và tử vong tại chỗ. Trước khi tự sát, nam sinh đã để lại một thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập; điểm số và hơn hết là mong đợi từ gia đình muốn con mình được học lớp đứng đầu khối.

Trước đó, hồi đầu tháng 1, một nữ sinh lớp 7A, Trường THCS Tân Lâm (trú tại xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cũng treo cổ tự tử trong lớp học sau khi để lại thư tuyệt mệnh có nội dung xin lỗi vì kết quả học tập giảm sút, không đạt được kết quả tốt như kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô.

Đặc biệt, câu chuyện nữ sinh Thùy Trang (THPT Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) tự tử để lại 5 lá thư tuyệt mệnh từ tháng 12/2015 đến giờ hẳn vẫn còn làm bàng hoàng dư luận.Trong số 5 bức thư tuyệt mệnh, có 2 bức thư Trang gửi cho bố mẹ, 3 bức thư còn lại cô nữ sinh gửi cho chị gái và bạn bè. Tất cả đều thể hiện sự buồn chán vì kết quả học tâp không đáp ứng được sự kỳ vọng của bố mẹ, chị.

Cha mẹ nên biết lượng sức con mình

Hơn 10 năm đứng trên bục giảng, gắn bó với nhiều thế hệ học trò, cô giáo Phạm Tươi, Trường tiểu học Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội chia sẻ, điều đáng băn khoăn hiện nay là nhiều em học sinh đang mất đi mục tiêu học tập đúng đắn. Nhiều em dù còn rất nhỏ đã có suy nghĩ mình phải phấn đấu để trở thành lớp trưởng, để được điểm cao nhất lớp. “Thay vì học cho bản thân, học để hiểu mình các em học cho bố mẹ, cho những mong muốn của gia đình. Áp lực rất lớn nhưng các em lại không có động lực học tập nên dẫn đến bi quan, chán nản”- cô Tươi nói.

Theo các chuyên gia tâm lý, có không ít học trò sẵn sàng từ bỏ cuộc sống, từ bỏ tương lai của mình vì những sự cố trong học tập, trong cuộc sống. Sự thất bại tạm thời không giết chết các em nhưng khi đặt chúng bên cạnh những kỳ vọng, nhất là kỳ vọng từ gia đình thì nó trở thành nỗi sợ khủng khiếp.

Yêu cầu đối với con trẻ ngày càng cao, đòi hỏi ở các em phải nỗ lực rất nhiều để thích nghi với cuộc sống. Nhưng hơn tất cả, đòi hỏi từ gia đình là áp lực lớn nhất mà trẻ phải trực diện đối mặt. Khi không đáp ứng được kỳ vọng này các em sẽ có xu hướng buông xuôi, dễ có những suy nghĩ tiêu cực.

Thêm nữa, cha mẹ ngày nay thường đánh giá không đúng khả năng của con trẻ, họ đặt kỳ vọng cao hơn nhiều so với năng lực, mong muốn của con. Trẻ gặp thất bại không hẳn vì các em kém mà do phải chạy theo những mục tiêu quá cao, không phù hợp với mình.

Chương trình học nặng, học trò phải đối mặt với bệnh thành tích ở trường học nhưng không nỗi sợ nào với con trẻ lớn hơn sự kỳ vọng của chính bố mẹ. Ánh mắt buồn bã, tiếng thở dài thất vọng từ của bố mẹ đủ sức mạnh “giết” con trẻ hơn bất kỳ áp lực nào từ bên ngoài.

Vì thế các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên lượng sức con mình. Ai cũng muốn con giỏi nhất, ngoan nhất, nhưng không phải em nào cũng có khả năng và sự chăm chỉ để đạt được mong muốn ấy.

Cha mẹ không nên đặt nhiều kỳ vọng quá vào con mà “quan tâm song song”, bên cạnh quan tâm việc học hành, học thêm của con thì nên để con có thời gian thư giãn, luyện tập thể thao, vui chơi các trò chơi lành mạnh

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Hôm nay (27/7), giá dầu thế giới có tuần giảm nhẹ, mức giảm dao động từ 1 - 3%, về mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Giá dầu giảm do lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Trận giao hữu giữa Bochum và Bayer Leverkusen tại Vonovia Ruhrstadion, dù chỉ mang tính thử nghiệm, hứa hẹn sẽ là một cuộc đọ sức đáng chú ý khi cả hai đội đều có những mục tiêu riêng trong giai đoạn tiền mùa giải. Với một Bochum đang khao khát khẳng định lại mình và một Leverkusen cần lấy lại phong độ, đây sẽ là cơ hội để HLV hai bên kiểm tra chiều sâu đội hình và các phương án chiến thuật.
Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index tăng lên mức 97,67 điểm.
Chung kết EURO Nữ 2025 - Anh vs Tây Ban Nha: Cơ hội lịch sử “lên đỉnh” châu Âu

Chung kết EURO Nữ 2025 - Anh vs Tây Ban Nha: Cơ hội lịch sử “lên đỉnh” châu Âu

Trận chung kết EURO Nữ 2025 vào lúc 23h00 ngày 27/7 hứa hẹn sẽ là một cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai cường quốc bóng đá nữ: Nữ Anh và Nữ Tây Ban Nha. Dù được đánh giá là hai đội bóng có thực lực tương đồng, nhưng lịch sử đối đầu gần đây cùng với phong độ hiện tại đang tạo nên một bức tranh nghiêng nhẹ về phía những cô gái đến từ bán đảo Iberia.
Nhận định trận đấu Barcelona vs Vissel Kobe: Màn ra mắt mùa giải

Nhận định trận đấu Barcelona vs Vissel Kobe: Màn ra mắt mùa giải

Sau những lùm xùm tưởng chừng sẽ hủy bỏ, người hâm mộ bóng đá châu Á cuối cùng cũng có thể thở phào khi trận giao hữu giữa Barcelona và Vissel Kobe đã chính thức được khôi phục. Trận đấu diễn ra vào lúc 17h00 ngày 27/7 (theo giờ Việt Nam) này không chỉ là màn ra mắt mùa giải 2025/26 của gã khổng lồ xứ Catalunya dưới triều đại Hansi Flick, mà còn là bài kiểm tra thú vị với một Vissel Kobe đang có phong độ cực kỳ ấn tượng tại J1 League.
Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Giá vàng miếng trong nước giảm mạnh 600.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 121,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới liên tục sụt giảm những phiên cuối tuần khiến kim loại quý khép lại tuần giao dịch ảm đạm.
Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để cả nước tưởng nhớ và tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giữa không gian lịch sử của Bảo tàng chiến thắng B52, từng mảnh xác máy bay cháy đen, từng hiện vật khói lửa như nhắc nhớ về những ngày tháng Hà Nội đỏ lửa, nơi quân và dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Đến bảo tàng vào ngày này, mỗi bước chân như chậm lại, lắng nghe tiếng vọng lịch sử, để càng thêm trân trọng sự hy sinh và giá trị của hòa bình hôm nay.

Tin khác

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để cả nước tưởng nhớ và tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giữa không gian lịch sử của Bảo tàng chiến thắng B52, từng mảnh xác máy bay cháy đen, từng hiện vật khói lửa như nhắc nhớ về những ngày tháng Hà Nội đỏ lửa, nơi quân và dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Đến bảo tàng vào ngày này, mỗi bước chân như chậm lại, lắng nghe tiếng vọng lịch sử, để càng thêm trân trọng sự hy sinh và giá trị của hòa bình hôm nay.
Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Giữa những ngày của tháng Bảy, khi cả nước lặng mình trong không khí tri ân, mỗi con đường, góc phố lại gợi nhắc chúng ta về những năm tháng không thể nào quên, những tháng năm mà hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Ngày 27/7, Ngày Thương binh - Liệt sĩ không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh những hy sinh lớn lao của các anh hùng, thương binh, liệt sĩ, mà còn là dịp để hun đúc tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” trong từng thế hệ hôm nay và mai sau.
Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"

Sáng tác của những tác giả sinh sống tại nước ngoài là minh chứng cho tình yêu với tiếng Việt, gìn giữ tiếng Việt trong mỗi gia đình và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry" được viết bởi nhà khoa học Nguyễn Thị Thu Hiền, hiện đang sinh sống tại Đan Mạch.
Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam đã đến thăm và tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm tại Hà Nội.
Chợ xe máy cũ chùa Hà ế ẩm

Chợ xe máy cũ chùa Hà ế ẩm

Thị trường xe cũ chạy xăng vốn đã không mấy sôi động trong những năm gần đây, lại càng đìu hiu hơn sau thông tin Thành phố triển khai vấn đề dần thay thế xe máy cũ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện thân thiện môi trường từ tháng 7/2026. Tiểu thương chợ xe máy cũ loay hoay trong ế ẩm, không dám nhập thêm hàng, còn người dân thì thấp thỏm ngóng tin chính sách rõ ràng để quyết định tương lai phương tiện của mình.
Tri ân các Anh hùng liệt sĩ - Bồi đắp truyền thống yêu nước

Tri ân các Anh hùng liệt sĩ - Bồi đắp truyền thống yêu nước

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, phường Thanh Liệt tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi (nghĩa trang Thành phố); Đài tưởng niệm liệt sĩ Thanh Liệt và Nghĩa trang liệt sĩ Tân Triều.
Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Ăn tiết canh, nhập viện vì mất thính lực do liên cầu lợn

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân mắc liên cầu lợn biến chứng viêm màng não, mất thính lực.
Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh

Sáng 26/7, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Cửa Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Cửa Nam giao hòa - Cửa ngõ văn hóa, kết nối di sản, đổi mới sáng tạo”. Triển lãm kéo dài từ ngày 26/7 - 5/8 tại Trường THCS Trưng Vương (số 26 Hàng Bài).
Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Sáng 26/7, tại trụ sở Hội Nhà văn Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên - Mông” của tác giả Phùng Văn Khai và phát động cuộc thi “Đến với con đường tương lai” dựa trên sách “Con đường tương lai" tập 1 của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

“Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP.HCM) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.
Xem thêm
Phiên bản di động