Hãy tìm mọi cách để bảo vệ những cánh rừng ở Việt Nam
Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá với sản phẩm mật ong của Việt Nam Đề xuất nộp 50% giá trị đất nếu trúng đấu giá mà bỏ cọc |
Hàng chục năm nay, từ khi Chính phủ ra lệnh đóng cửa rừng, tài nguyên rừng nhất là ở phía Bắc từ Hà Tĩnh, Nghệ An trở ra đã được giữ gìn tương đối đảm bảo hơn, còn ở phía Nam thì ở khá nhiều tỉnh, thành, công tác giữ gìn rừng còn nhiều khiếm khuyết cần khắc phục. Những vụ phá rừng lớn hàng chục và hàng trăm ha, tháng nào đều có xảy ra, không tỉnh này thì tỉnh khác. Đặc biệt, lưu ý là rừng ở Tây Nguyên bị phá và bị xâm chiếm lấy đất canh tác, mua bán bất hợp pháp khá nhiều. Điển hình gần đây có vụ phá rừng ở huyện E A súp (tỉnh Đắc Lắc) với 400 ha rừng bị phá sạch.
Hãy tìm mọi cách để bảo vệ bằng được những cánh rừng ở Việt Nam (ảnh minh họa) |
Mười năm qua, riêng tỉnh Gia Lai đã bị phá và xâm lấn đến 10.000 ha rừng. Lâm tặc và một số người dân cần có đất canh tác đã bất chấp pháp luật, kỷ cương chỉ vì lợi nhuận mà tìm cách phá rừng bằng mọi giá. Chỉ tiếc rằng, rất ít vụ việc lớn được đưa ra xét xử hình sự một cách công khai, minh bạch. Để đối phó với dư luận, báo chí, thì chỉ có một câu trả lời cho xong chuyện của một số tỉnh đó là: “Chúng tôi sẽ điều tra, xem xét và xử lý nghiêm”. Nhiều vụ phá rừng diễn ra ban ngày một cách công khai, có những vụ địa điểm phá chỉ cách trạm kiểm lâm 1-2 km. Rõ ràng việc quản lý rừng hiện nay là bất cập, đã đến lúc không để tình trạng phá rừng tràn lan như hiện nay, nhất là khu vực phía Nam.
Dư luận cũng đặt câu hỏi: “Tại sao cũng lực lượng kiểm lâm ấy, cũng chính quyền địa phương ấy mà ở phía Bắc rừng được bảo vệ tốt hơn, còn ở phía Nam thì liên tục xảy ra các vụ lấn chiếm đất rừng, thậm chí có vụ rất nghiêm trọng?”. Hãy củng cố lực lượng kiểm lâm trong sạch, vững mạnh, dựa vào nhân dân tốt ở địa phương để bảo vệ rừng, dùng phương thức quản lý vừa bảo vệ rừng vừa có thể khai thác hợp lý những lâm sản do rừng mang lại (trồng nhân sâm, khai thác nấm, một số dược liệu quý tự nhiên trong rừng,…).
Một điều quan trọng nữa là các địa phương phải đảm bảo công ăn việc làm, đời sống, thu nhập ổn định thường xuyên cho người dân, không dựa vào phá rừng để làm rẫy hoặc lấy đất rừng để mua đi, bán lại thu lợi nhuận bất chính. Muốn làm được điều này trước hết là vai trò quan trọng, trách nhiệm chính của Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương có rừng. Các Bộ cần tham mưu cho Chính phủ để hỗ trợ cho các địa phương đề ra những chính sách khoa học thiết thực và hiệu quả trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Rừng vàng có giữ được hay không chính là ở luật pháp kỷ cương, là vai trò của cán bộ và con người tổ chức thực hiện. Phải sát dân, gần quần chúng, có trách nhiệm ở các địa phương để bảo vệ rừng. Không được đổ lỗi khách quan khi rừng bị phá hoại. Khen thưởng động viên những tổ chức, cá nhân kiên quyết bảo vệ rừng, nhân rộng các mô hình tiên tiến đã có ra toàn quốc để góp phần vào công tác bảo vệ rừng. Hãy nghiên cứu học tập công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở các nước tiên tiến như: Ý, Đức, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Singapore,…để bảo vệ rừng ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn.
Thế hệ con cháu tương lai của chúng ta đang trông chờ tinh thần trách nhiệm, hành động kiên quyết, nhanh chóng, hiệu quả để bảo vệ rừng Việt Nam đang bị sa sút khá nghiêm trọng. Rừng nguyên sinh là một tài nguyên quý giá không để bị biến mất, bởi sau này nếu rừng không còn, thì chúng ta có hàng tỷ USD cũng không thể tái sinh lại những cánh rừng nguyên sinh quý giá như vàng ở Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn dân, chúng ta tin tưởng rằng rừng Việt Nam sẽ hồi sinh và giữ vững để phục vụ cho muôn đời sau, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sống lâu bền cho đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54