Hàng Việt bị làm giả: Doanh nghiệp lao đao
Lộ trình tăng thị phần hàng Việt tại các siêu thị: Khó khả thi ? | |
Hàng Nhật đắt gấp 3 vẫn mua: Đừng vội chê sính ngoại? | |
Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”: Cần chỉ huy trưởng! |
Hàng giả áp đảo hàng thật
Ai cũng biết, một trong những sản phẩm nhái đang hoành hành trên thị trường là mũ bảo hiểm xe máy đang được bày bán tràn lan từ các chợ đến vỉa hè, đường phố với giá chỉ 20.000 - 30.000 đồng/chiếc. Đại diện công ty sản xuất mũ bảo hiểm Chí Thành cho biết, sản phẩm mũ bảo hiểm của công ty mặc dù có chất lượng cao nhưng lại đang phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm kém chất lượng đang được bày bán tràn lan trên thị trường.
Không chỉ bị làm giả trong nước mà nhiều sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao còn bị làm giả ở nước ngoài rồi đóng mác Việt để "hồi hương". Mới đây, tại cuộc họp công bố triển khai chương trình “Tuần nhận diện hàng Việt 2015 – Tự hào hàng Việt Nam”, lãnh đạo Bộ Công thương thừa nhận, thời gian qua, ngoài hiện tượng hàng hóa bị làm giả trong nước thì nay bị phát sinh hiện tượng nước ngoài làm giả hàng Việt.
Việc bắt giữ và xử lý số hàng giả diễn ra thường xuyên |
Cách đây không lâu đã xảy ra sự việc, sản phẩm nông sản của Vinamit, khi đã có chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc, bị đại lý ở đây lấy mẫu mã mang đi đăng ký sở hữu riêng. Trong một thời gian dài Vinamit không hề hay biết, đến khi nhận thấy doanh số tại thị trường này ngày càng sụt giảm, công ty mới tổ chức điều tra. Sau khi tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, Vinamit mới phát hiện được sản phẩm của mình bị chính đối tác Trung Quốc ăn cắp thương hiệu và làm giả.
Tại thị trường Trung Quốc hiện vẫn tồn tại cùng lúc 2 loại sản phẩm Kềm Nghĩa giả và thật. Theo ông Phạm Ngọc Ảnh, đại diện công ty Kềm Nghĩa, để chống lại hàng giả từ Trung Quốc, Kềm Nghĩa đã phải chấp nhận bỏ một số nhãn hiệu, mẫu mã trước đó để thay logo, mẫu mã mới hoàn toàn, đồng thời đăng ký bảo hộ thương hiệu Kềm Nghĩa tại Trung Quốc. Công ty này còn phải tốn khoản tiền không nhỏ để công bố rộng rãi sản phẩm mới của mình tại thị trường này.
Các DN Trung Quốc khi thấy hàng Việt Nam bán chạy, họ nhanh chóng lấy mẫu mã đem đi đăng ký sở hữu rồi tổ chức sản xuất sản phẩm giống y chang để tung ra thị trường với giá cạnh tranh và dần chiếm lĩnh thị trường. Thậm chí với khả năng làm giả khá tinh vi nên lượng hàng này khi được tuồn về Việt Nam trót lọt và có thể ung dung ngồi thu lãi khủng từ việc đánh lừa người tiêu dùng. "Việc tuồn hàng nhập lậu có xuất xứ từ Trung Quốc được gắn mác "Made in Vietnam" không chỉ dễ tiêu thụ, mà còn dễ bán với giá cao hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ hàng Việt đã có vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng”, ông Võ Văn Quyền – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) nhận xét.
Đối với các doanh nghiệp, thực trạng này lại đặt ra bài toán cạnh tranh khốc liệt. Hầu hết khi được hỏi, các chủ doanh nghiệp đều tỏ ra bức xúc, nếu cơ quan quản lý Nhà nước không có các giải pháp để giải quyết tình trạng hàng giả, hàng nhái sẽ làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng vào hàng Việt, các doanh nghiệp Việt cũng không yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Hỗ trợ người tiêu dùng nhận diện hàng Việt
Có nhiều ý kiến cho rằng, trong năm nay Việt Nam ký kết một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN, với Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga..., đặc biệt là Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo cam kết, thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các nước mà chúng ta có ký kết FTA sẽ tiến tới xóa bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên một số nước lân cận, không được hưởng ưu đãi này. Điều này đặt ra nguy cơ các doanh nghiệp của nước bạn sẵn sàng móc nối hoặc sang nước ta sản xuất dù chưa đảm bảo tiêu chuẩn về xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế suất. Thậm chí hàng hóa có thể bị làm giả xuất xứ Việt Nam để đi vào các thị trường được hưởng ưu đãi thuế. |
Trên thực tế, việc bắt giữ và xử lý số hàng hóa giả mạo hàng Việt chỉ là một phần nhỏ trong lượng hàng hóa giả đang trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt khi hàng hóa đã lưu thông trên thị trường thì càng khó kiểm soát. Đại diện chi cục QLTT Hà Nội cho biết, để xử lý người làm giả xuất xứ thì phải bắt quả tang nơi sản xuất. Song thực tế để xác định nguồn gốc một lượng lớn hàng lậu đội lốt hàng Việt không đơn giản, bởi ngoài việc kiểm tra gắt gao còn phải kết hợp lời khai của các đối tượng vận chuyển.
Bà Chu Hương Giang, Phó Tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Minh Dương (Hà Nội) cho biết, một trong những giải pháp gỡ khó cho các doanh nghiệp là cần tăng cường các điểm bán sản phẩm. Đây không chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng và nhận diện hàng Việt, mà còn tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước.
Để bảo vệ thương hiệu Việt, mới đây Bộ Công thương đã chính thức triển khai chương trình “Tuần nhận diện hàng Việt 2015 – Tự hào hàng Việt Nam”. Được biết, dù với tên gọi là “Tuần lễ nhận diện hàng Việt” nhưng sẽ có nhiều hoạt động xuyên suốt diễn ra trong vòng hơn 3 tháng (từ nay tới tháng 10/2015) để người tiêu dùng biết đến các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ uy tín, có chất lượng, các sản phẩm mới… Ngoài ra, để chống hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng len lỏi vào chương trình, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nói thêm, ngoài việc phải qua vòng “tuyển lựa” của Hội đồng tuyển chọn, chương trình sẽ kết hợp với lực lượng Quản lý thị trường để kiểm soát đầu vào sản phẩm tham gia, nhằm đảm bảo uy tín sản phẩm, giúp người tiêu dùng yên tâm.
Đánh giá về tuần nhận diện hàng Việt, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, đây là một giải pháp hỗ trợ phong trào “Người Việt Nam ưu tiêu dùng hàng Việt Nam”. Cụ thể, đến năm 2015, 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến cuộc vận động; đến năm 2020, trên 70% biết đến nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.
Linh Tuệ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Hà Nội: Xử lý hơn 7.500 "ma men" trước thềm Tết Ất Tỵ
Tỷ giá USD hôm nay (27/1): Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục biến động
Giá vàng hôm nay (27/1): Vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ
Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN
Gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Tin khác
Cả năm 2024 Bamboo Capital đạt 844,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
Thông tin doanh nghiệp 26/01/2025 10:43
Hành trình trao quà Tết qua 26 tỉnh thành của SABECO
Thông tin doanh nghiệp 25/01/2025 08:46
Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
Thông tin doanh nghiệp 23/01/2025 15:06
SHB dành hơn 13 tỷ đồng quà tặng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 20:02
BCG mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 14:16
Khúc Xuân yêu thương của Tập đoàn Mường Thanh
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 12:25
Home Credit: Kiên định trong các hoạt động phát triển bền vững
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 06:27
EVNHANOI khuyến cáo khách hàng cảnh giác với chiêu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo
Thông tin doanh nghiệp 22/01/2025 06:25
Techcombank sẵn sàng dẫn dắt ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên vươn mình
Thông tin doanh nghiệp 21/01/2025 17:59
Techcombank công bố cách “săn vé” concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3/2025
Thông tin doanh nghiệp 20/01/2025 20:07