Hàng, quán ăn trong nhà thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
Hà Nội: Kiên quyết xử lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống vi phạm phòng, chống dịch Tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 Tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh yên tâm làm bài thi |
Tối 21/6, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản hỏa tốc số 1294/UBND-KGVX về tiếp tục duy trì, thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.
Trong văn bản nêu rõ, căn cứ tình hình thực tế và đề xuất của các đơn vị về việc nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, từ 0 giờ ngày 22/6, Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép mở cửa trở lại: Dịch vụ cắt tóc, gội đầu; dịch vụ ăn, uống trong nhà phải đảm bảo khoảng cách, có tấm chắn giữa người với người, ngồi không quá 50% công suất chỗ ngồi và không quá 20 người, đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày (nhà hàng rượu, quán rượu, bia, bia hơi chỉ được phép bán hàng mang về).
![]() |
Các tấm mi ca chắn giọt bắn được lắp đặt tại các bàn ăn đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19. |
Ngay khi nhận được văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc cho phép mở cửa trở lại một số loại hình kinh doanh, dịch vụ, nhiều hàng quán trong nhà đã mở cửa phục vụ tại chỗ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo ghi nhận của phóng viên, tại phố Lạc Trung ngày 3/7, các hàng ăn trong nhà đã tuân thủ các quy định của Thành phố như đảm bảo giãn cách, có tấm chắn giọt bắn tại các bàn.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Dũng (chủ quán ăn Nhất Hưng, phố Lạc Trung) cho biết, ngay khi Thành phố cho phép các quán ăn mở cửa bán hàng trở lại, gia đình ông đã tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, khách khi tới quán ăn phải sát khuẩn tay bằng cồn, đảm bảo ngồi giãn cách. Những khách hàng đi cùng nhau sẽ ngồi bàn đôi, khách hàng đi một mình sẽ được quán sắp xếp ngồi tại bàn đơn để đảm bảo khoảng cách tiếp xúc.
“Trong quá trình bán hàng, chúng tôi đều đeo khẩu trang, yêu cầu khách hàng chấp hành các biện pháp phòng dịch của quán. Từ việc thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch, khách hàng khi tới quán ăn sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Chính những người kinh doanh như chúng tôi cũng cảm thấy đỡ lo lắng phần nào”, ông Dũng nói.
![]() |
Quán ăn Nhất Hưng tại phố Lạc Trung kê bàn ghế đảm bảo giãn cách giữa các khách hàng. |
Cũng theo ông Dũng chia sẻ, dù lượng khách cũng như doanh thu bán hàng chưa cao, tuy nhiên, việc Thành phố cho phép kinh doanh bán hàng tại chỗ đã giúp hàng ăn của gia đình ông nói riêng và Thủ đô nói chung có thêm thu nhập, bù đắp lại thời gian bán hàng mang về.
Do tâm lý lo ngại dịch bệnh nên thời điểm hiện tại các quán ăn khá vắng khách. Theo đó, doanh thu bán hàng của các hàng quán ăn uống đều giảm một nửa. Thay vì mở cửa bán hàng, một số hàng quán ăn uống lại lựa chọn cách đóng cửa vì không thể đảm bảo chi phí thuê nhân viên và mặt bằng.
Không chỉ có các quán ăn trong nhà tại phố Lạc Trung, tại nhiều tuyến phố khác như phố Minh Khai, Kim Ngưu, Lò Đúc, phố Huế… các hộ kinh doanh cũng nâng cao ý thức phòng, chống dịch. Tại mỗi quán ăn, bàn ghế đều được sắp xếp đảm bảo giãn cách, có tấm mi ca chắn giọt bắn. Cũng theo quan sát của phóng viên, các nhà hàng ăn uống trên các tuyến phố này cũng đang thực hiện tốt việc đóng cửa trước 21h tối theo yêu cầu của Thành phố.
![]() |
Thay vì ăn uống tại quán ăn, nhiều người mua đồ ăn mang về để đảm bảo phòng, chống dịch. |
Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, người dân cũng đang dần thay đổi thói quen ăn uống. Khoảng hơn 1 tháng trở về đây, chị Lê Thị Loan (quận Hai Bà Trưng) không còn sử dụng dịch vụ ăn uống tại chỗ. Thay bằng việc ăn uống tại quán ăn, chị Loan lựa chọn biện pháp mua đồ ăn mang về.
“Hiện tại, mình đã quen với việc mua đồ ăn mang về. Với mình, đây là biện pháp phòng dịch tốt nhất cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Khi tới các quán ăn họ cũng có biển là khuyến khích bán mang về, miễn phí hộp đóng gói nên mình thấy rất thuận tiện”, chị Loan cho biết.
Theo một số chủ hàng ăn, thành phố Hà Nội đang trong đợt nắng nóng cao điểm, do đó, buổi trưa các quán ăn thường rất vắng khách. Thay vào đó, các hàng, quán ăn sẽ nhận các đơn hàng qua app và đưa cho tài xế giao cho khách, đây cũng là cách để các cửa hàng ăn duy trì việc kinh doanh trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Tin khác

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân
Chuyển đổi số 20/04/2025 21:56

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể
Chính sách 20/04/2025 21:56

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động
Hoạt động 19/04/2025 20:28

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện
Giao thông 19/04/2025 16:41

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội
Thể thao 19/04/2025 13:47

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 13:25

Huyện Ứng Hòa: Dự kiến có 4 đơn vị hành chính mới sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:51

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35