--> -->

Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng

Thủ đô Hà Nội đang tích cực triển khai Nghị định số 86/2023/NĐ-CP của Chính phủ về xét tặng các danh hiệu văn hóa. Nghị định mới này, thay thế cho Nghị định 122/2018/NĐ-CP, đặt ra yêu cầu xây dựng tiêu chí chi tiết phù hợp với đặc thù văn hoá và tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đối với Hà Nội, đây là cơ hội để xây dựng bộ tiêu chí vừa đáp ứng yêu cầu chung, vừa thể hiện được bản sắc riêng của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thủ đô.
Đưa văn hóa thành nguồn lực nội sinh của Hà Nội Đình thờ Danh nhân tiên triết Chu Văn An: Sáng mãi nét đẹp văn hóa Hà Nội

Thực tiễn kết quả triển khai của thành phố Hà Nội cho thấy phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng rất tích cực. Nhiều gia đình đã trở thành tấm gương sáng, đi đầu trong mọi phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng
Ảnh minh hoạ

Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Bùi Minh Hoàng cho biết, từ năm 2018 tới nay, tỷ lệ đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” đạt từ 85-88%. Phong trào xây dựng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hoá” đã mang lại sức sống mới, diện mạo mới cho nhiều địa phương, làm thay đổi bộ mặt đời sống, xã hội. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua các công trình được xây dựng mới, nhiều tuyến đường được mở rộng, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, hệ thống đèn chiếu sáng được trang bị. Các phong trào văn hóa - thể thao nhờ đó cũng phát triển mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hoá vẫn còn bộc lộ những bất cập, khó khăn. Có nơi, có lúc việc công nhận các danh hiệu văn hóa còn mang tính hình thức. Vẫn còn tình trạng gia đình, thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa chỉ trên danh nghĩa, có khuynh hướng nặng theo chỉ tiêu hoặc tỷ lệ đạt rất cao nhưng thực tế có nhiều tiêu chí chưa đạt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập này là tiêu chí bình xét, công nhận các danh hiệu được ban hành và áp dụng chung cho cả nước, nhiều nội dung chưa phù hợp với đặc thù từng địa phương cụ thể, dẫn đến việc đánh giá, bình xét chưa sát thực tế.

Để hoàn thiện tiêu chuẩn chi tiết, cụ thể phục vụ công tác bình xét, công nhận các danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường thị trấn tiêu biểu” đảm bảo sát với thực tiễn, phù hợp với đặc thù của Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức lấy ý kiến từ thực tiễn địa phương tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ và các chuyên gia văn hóa. Các đại biểu tham dự đã tham gia đóng góp, đề xuất các ý kiến tập trung vào các nội dung như: Tham gia đóng góp vào dự thảo tiêu chí xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn, tổ dân phố văn hoá” và “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.

Đối với mỗi danh hiệu, các ý kiến đã tập trung vào nội dung tiêu chí và điểm chấm chi tiết; đề xuất điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí, nội dung để phù hợp với quá trình triển khai thực tế tại cơ sở. Cụ thể, mỗi danh hiệu sẽ gồm 4 phần: chi tiết các nội dung theo khung tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 86/2023/NĐ-CP, quy định về điểm cộng, quy định về điểm trừ và quy định về điểm liệt.

Ông Trần Văn Minh, Trưởng thôn 6, xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ cho hay: “Về cơ bản tôi hoàn toàn đồng tính nhất trí đánh giá cao về Bố cục của dự thảo Quyết định ban hành Quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội, dự thảo được trình một cách bài bản, sắp xếp hợp lý. Nội dung các tiêu chuẩn, chấm điểm, đánh giá trong khung dự thảo được chi tiết, cụ thể rõ ràng, mạch lạc rất thuận lợi cho thôn trong quá trình bình xét. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu dự thảo xét tặng các danh hiệu, tôi đề xuất theo như Nghị định 86/2023 ngày 7/12/2023 cũng như trong dự thảo của Sở về tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu văn hóa tôi chưa thấy có thang điểm chuẩn bao nhiêu khi tổng điểm, điểm trừ, còn bao nhiêu điểm thì đủ điều kiện xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, xã Văn hóa tiêu biểu”.

Còn PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đề xuất ba yếu tố cần đảm bảo khi xây dựng khung tiêu chí: Tính mới so với tiêu chí cũ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, và phù hợp với đặc thù địa phương. Ông nhấn mạnh rằng các tiêu chí càng ngắn gọn, súc tích sẽ càng hiệu quả trong thực tế.

Tương tự, PGS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện Trưởng Viện Văn hóa phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bày tỏ sự đánh giá cao đối với quy trình ban hành văn bản của Ban Tổ chức, từ việc xây dựng dự thảo, lấy ý kiến góp ý, chỉnh sửa, đến ban hành chính thức. Ông đề xuất việc xây dựng các tiêu chí chi tiết dựa trên khung tiêu chuẩn của Nghị định 86/2023/NĐ-CP, đồng thời bổ sung các tiêu chí đặc thù của Hà Nội, đảm bảo dễ nhớ, dễ thực hiện cho người dân và tránh quá chi tiết. Đặc biệt, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu chí “Gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” trong việc xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh bày tỏ sự tiếp thu các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia. Bà hy vọng những đóng góp này sẽ giúp Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cùng các sở ngành liên quan hoàn thiện và tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các tiêu chí xét tặng danh hiệu văn hoá. Mục tiêu là tạo ra bộ tiêu chí mang tính đột phá, sát với thực tiễn và thể hiện được đặc thù riêng của Thủ đô Hà Nội cho các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa” và “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Theo Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) vào chiều 13/5, và người dân có thể tới chiêm bái đến hết ngày 16/5.
Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, ít ngày tới sẽ tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ thi công công trình nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long. Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long, đường Hoàng Tùng sẽ được điều chỉnh, các phương tiện cần chú ý để có lộ trình giao thông phù hợp.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội kêu gọi các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động toàn ngành quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong “Tháng Công nhân”, Tháng hành động “An toàn, vệ sinh lao động năm 2025”.
Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Nhận thức rõ thi đua là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có phong trào thi đua đạt danh hiệu “Sáng kiến sáng tạo”.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Hội nghị biểu dương công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu trên quê hương Bác năm 2025.

Tin khác

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long và Hoàng Tùng sắp có sự điều chỉnh

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, ít ngày tới sẽ tiến hành điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ thi công công trình nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long. Giao thông trên đường Đại lộ Thăng Long, đường Hoàng Tùng sẽ được điều chỉnh, các phương tiện cần chú ý để có lộ trình giao thông phù hợp.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Hôm nay (10/5), Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) tổ chức rào chắn và phân luồng giao thông phục vụ thi công Ga ngầm S12 thuộc Metro Nhổn - ga Hà Nội. Để tham gia giao thông trên khu vực, người dân cần chú ý thay đổi lộ trình giao thông.
Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải số Trí Nam bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng trên địa bàn, nâng tổng số trạm khai thác lên 140.
Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi

Ngày 9/5, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố quyết định nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí đối với 30 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và tương đương thuộc các đơn vị.
Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, đặc biệt là việc tuân thủ quy định về thời gian làm việc và điều kiện sức khỏe của tài xế.
Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Hội nghị "Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Hoàn Kiếm với các doanh nghiệp lữ hành" với những đóng góp thiết thực từ các chuyên gia và doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để quận Hoàn Kiếm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng điểm đến du lịch, khẳng định vị thế "viên ngọc" của du lịch Thủ đô trong tương lai.
Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Sáng ngày 8/5/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (8/5/1985 - 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự buổi lễ.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Xem thêm
Phiên bản di động