-->

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 22/9, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức Giao lưu “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”. Buổi giao lưu, tọa đàm được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Thủ đô và truyền trực tuyến tại 32 điểm cầu ở các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh với hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ cùng đông đảo nhân dân các địa phương tham gia.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Cùng người dân vượt qua khó khăn Lực lượng vũ trang Thủ đô đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

"Không xa đâu Trường Sa ơi"

Những năm qua, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả như: Tọa đàm, giao lưu, thi tìm hiểu; tuyên truyền trên sách, báo; thông tin tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, Bảo tàng Chiến thắng B-52 triển lãm chuyên đề và triển lãm lưu động…góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, Đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về vị trí vai trò chiến lược của biển, đảo nước ta; lan tỏa sâu rộng để thấy được những hy sinh, cống hiến, những khó khăn vất vả và tinh thần kiên cường vươn lên trong mọi hoàn cảnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các đảo và Nhà giàn DK1. Từ đó thấy rõ trách nhiệm, hành động cụ thể của mỗi cá nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ biển, đảo Việt Nam.

Riêng trong tháng 9/2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị mở đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng tuyên truyền biển, đảo trong toàn bộ lực lượng vũ trang Thủ đô. Đến nay 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc đã tổ chức Giao lưu, Tọa đàm với chủ đề “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô” các buổi tọa đàm đã thu hút cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang các tổ chức và đông đảo nhân dân tham gia.

Thông qua đó góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, xây dựng ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo chống phá cách mạng Việt Nam.

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô
Tuần tra trên đảo Trường Sa

Cao điểm của đợt sinh hoạt là buổi giao lưu “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”. Tại đây, các đại biểu được lắng nghe những ca khúc về Trường Sa, xem phóng sự “Hiên ngang dáng đứng Trường Sa”. Bộ phim tư liệu phản ánh về lịch sử quần đảo Trường Sa, các hoạt động của cán bộ, chiến sỹ, nhân dân tại Quần đảo Trường Sa và hình ảnh, nhật ký của các đoàn công tác thuộc thành phố Hà Nội đi thăm Trường Sa.

Qua đó, cho thấy, dù trong thời bình nhưng cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo vẫn phải đối mặt với những khó khăn, vất vả. Giữa muôn trùng sóng vỗ, thiếu thốn trăm bề, những cán bộ, chiến sĩ, những chàng trai mười tám, đôi mươi đã vượt qua sóng cả, bão tố, đang ngày đêm chắc tay súng giữ vững chủ quyền biển, đảo. Đồng thời, những hình ảnh cũng phần nào thể hiện tình cảm của quân và dân Thủ đô Hà Nội hướng về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Các đại biểu cũng được giao lưu với các khách mời là những cán bộ đã công tác trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, cán bộ sĩ quan trẻ, đại diện đoàn viên thanh niên và gia đình của các chiến sĩ đang công tác trên các đảo, gồm: Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân; ông Đỗ Trọng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quận ủy Đống Đa; chị Phạm Thị Quyên, Giáo viên Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu…

Tại đây, các khách mời chia sẻ về những kỷ niệm khi ra thăm các đảo và nhà giàn, những khó khăn của bộ đội khi thực hiện nhiệm vụ nơi đầu sóng, ngọn gió; những nỗi niềm của người vợ cáng đáng công việc gia đình, chăm sóc con cái trong thời gian chồng làm nhiệm vụ ngoài đảo xa cùng sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà trường giúp gia đình yên tâm ổn định cuộc sống… Buổi giao lưu đã diễn ra hết sức xúc động và ý nghĩa, để lại ấn tượng tốt đẹp, góp phần lan tỏa và giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào và ý thức đối với chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô
Các đại biểu tham dự buổi giao lưu "Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô".

Buổi giao lưu cũng giúp cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, Đoàn viên thanh niên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô hiểu sâu hơn về nhiệm vụ, điều kiện sinh hoạt của những đồng đội đã và đang công tác tại quần đảo Trường Sa, qua đó nâng cao nhận thức về vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; trau dồi kiến thức, đấu tranh với các thế lực thù địch, lợi dụng các vấn đề biển, đảo nhằm chống phá khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Chung sức cùng Trường Sa

Với tinh thần cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước và quán triệt sâu sắc Chủ trương của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về biển đảo Việt Nam, những năm qua thành phố Hà Nội đã quan tâm, tổ chức các Đoàn đại biểu lãnh đạo Thành phố và cán bộ, nhân dân các địa phương đi thăm, động viên, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1, Lữ đoàn 146, Lữ đoàn 162, Lữ đoàn tàu ngầm 189, tàu ngầm 182 Hà Nội (Quân chủng Hải quân) góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô
Sắc xanh trên quần đảo Trường Sa.

Trong suốt từ năm 2009 đến nay, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã chủ trì tham mưu với Thành phố tổ chức 13 Đoàn công tác với 1.130 đại biểu là lãnh đạo Thành phố các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và cán bộ, nhân dân Thủ đô đi thăm, động viên, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1, đã hỗ trợ xây dựng công trình Nhà khách Thủ đô tại đảo Trường Sa Lớn (khởi công tháng 4/2009, khánh thành tháng 4/2010) và 10 Nhà văn hóa Đa năng tại các đảo (Song Tử Tây, Tốc Tan B, Tiên Nữ, Len Đao, Đá Thị, Đá Đông A, Núi Le B, Thuyền Chài A, Đá Đông C, Đá Đông B) tổng trị giá 419,4 tỷ đồng; hỗ trợ đóng 3 xuồng CV, CQ trị giá 28,5 tỷ đồng.

Các đoàn công tác cũng đã tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 trên 26,1 tỷ đồng. Riêng năm 2020, do đại dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp, nên Thành phố không tổ chức Đoàn đại biểu đi thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa; song vẫn giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố phát động các tầng lớp nhân dân Thủ đô ủng hộ “Quỹ vì Biển đảo Việt Nam” được trên 40 tỷ đồng và đã tổ chức Đoàn đại biểu Thành phố xuống Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng 38 tỷ đồng để xây tặng công trình Nhà văn hóa đa năng theo đề nghị của Bộ Tư lệnh Hải quân; hỗ trợ Chương trình “Góp đá xây Trường Sa” 873.600.000 đồng; thăm, tặng quà các cơ quan, đơn vị Lữ đoàn 146, Lữ đoàn 162, Lữ đoàn tàu ngầm 189, tàu ngầm 182 Hà Nội thuộc Quân chủng Hải quân trên 23 tỷ đồng

Ngoài tặng các công trình, các trang thiết bị, Thành phố và các địa phương còn gửi tặng trên 50 tấn quà là các đặc sản truyền thống của các làng quê của Thủ đô như Phở Hà Nội, Bánh chưng Thanh trì, Giò chả Thanh Oai, Cốm làng Vòng, Rau củ quả Mê Linh, chè Lam, kẹo Lạc, bưởi Diễn, khăn mặt Mỹ Đức, gốm sứ Bát Tràng trị giá trên 30 tỷ đồng.

Tặng các trang bị bao gồm: Máy bơm chống ngập, máy phát điện, quạt tích điện, máy tính đồng bộ, ti vi, đầu thu VTC, tăng âm, bộ karaoke, bồn đựng nước Sơn Hà, Tân á Đại Thành, bình lọc nước chạy điện… phục vụ đời sống sinh hoạt và làm việc của bộ đội trên đảo và Nhà giàn DK1. Tặng 12 máy lọc nước biển thành nước ngọt...

Cùng với sự góp sức của nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô, Trường Sa hôm nay đã có thế đứng vững vàng, vững chắc hơn rất nhiều.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động