-->

Hà Nội: Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của thành phố Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, Thành phố sẽ tiếp tục ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ gắn biển cụm công trình tại quận Long Biên Hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội là thành phố đáng sống

Thống kê năm 2019, trên địa bàn thành phố Hà Nội có gần 108.000 người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 dân tộc thiểu số sinh sống đan xen cùng người Kinh ở tất cả hầu hết 30/30 quận, huyện, thị xã (chiếm 1,3% dân số toàn Thành phố).

Hà Nội: Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2030. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Theo báo cáo, trong những năm qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn được Thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đảm bảo, đầy đủ kịp thời. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của Thủ đô giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021 - 2025) được triển khai thực hiện đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng dân tộc thiểu số Thủ đô.

Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đã ưu tiên dành nguồn lực lớn với hơn 2.144 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Đến nay, đã bố trí hơn 1.172 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Thành phố đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2025 của Quốc hội (19/35 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu). Nổi bật, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường đạt trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%...

Về kết quả thực hiện các dự án nguồn vốn Đầu tư xây dựng cơ bản, đến nay, Thành phố đã bố trí vốn cho 95/114 dự án (đạt 83% kế hoạch với kinh phí đã bố trí hơn 1.050 tỷ đồng); đã thực hiện giải ngân được 883,548 tỷ đồng (đạt 83%); đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư 52 dự án, còn lại 15 dự án cơ bản hoàn thành, 13 dự án đang thi công, 15 dự án chuẩn bị khởi công, dự kiến hoàn thành và cơ bản hoàn thành 2025.

Hà Nội: Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều hộ đồng bào dân tộc Mường ở huyện Ba Vì có đời sống khá hơn nhờ trồng chè an toàn. (Ảnh: Hữu Duyên)

Ngoài ra, hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, miền núi được xây dựng vững mạnh, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi của Thủ đô được giữ vững.

Bên cạnh đó, công tác quán triệt, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã phát huy hiệu quả, với sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chính quyền cơ sở, tạo dư luận tốt và sự đồng thuận cao của nhân dân và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô…

Tại Hội nghị về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2030, mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, thời gian qua, Thành phố luôn quan tâm Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030. Do đó, đã chủ động và sớm cụ thể hoá các chỉ tiêu để thực hiện.

Hà Nội: Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đường giao thông của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất được đầu tư nâng cấp giúp cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tốt hơn. (Ảnh: Hữu Duyên)

Dù vậy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và đề nghị, thời gian tới, các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan phải rà soát lại các chỉ tiêu, mục tiêu để cụ thể hoá trong quá trình thực hiện. Nhất là các chỉ tiêu theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.

Bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với các dự án mới của các huyện đề xuất, Thành phố nghiên cứu tiếp tục đề xuất Hội đồng nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các dự án thực sự cần thiết vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tạo điều kiện thuận lợi thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và đầu tư giai đoạn 2025 - 2030.

Đối với các đề án, dự án nguồn vốn sự nghiệp, cần khẩn trương rà soát tổng thể, tổng hợp, điều chỉnh kịp thời để tổ chức thực hiện. Đặc biệt, quan tâm bổ sung các dự án, đề án hỗ trợ sản xuất, kinh doanh có quy mô phù hợp, hiệu quả cao.

Hà Nội: Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cơ sở vật chất khang trang của Trường Tiểu học Minh Quang A, xã Minh Quang, huyện Ba Vì. (Ảnh: Hồng Đạt)

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố tập trung nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số. Chủ động ngăn chặn, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.
Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Trong những năm qua, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Phụng Châu (Chương Mỹ - Hà Nội) đã đẩy mạnh phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”. Phong trào này đã góp phần tạo ra môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, giáo viên, người lao động trong Trường nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động