--> -->

Phải cân đối ngân sách để có tiền trả lương

Sáng nay (21.10) Quốc hội tiến hành họp tại tổ để thảo luận về tình kinh tế- xã hội và ngân sách năm 2014, dự kiến năm 2015

Theo ghi nhận của PV tại các tổ thì ba trong số các nội dung được các đại biểu quan tâm nhất là: Tại sao tăng trưởng kinh tế thấp, ngân sách ngày một thâm hụt nghiêm trọng đến mức không có tiền tăng lương theo lộ trình; giáo dục đào tạo nói đổi mãi mà chưa mới.

Đánh giá về bức tranh kinh tế- xã hội hiện nay ông Lê Thanh Hải (UVBCT- Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh ) quan ngại về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư cũng như cách thức phân bổ nguồn vốn đầu tư.

Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, điều quan trọng chúng ta phải đầu tư vào lĩnh vực gì để mang lại cú hích cho toàn nền kinh tế. Nói một cách ngắn gọn lĩnh vực nào thì nhà nước đầu tư, lĩnh vực nào thì khuyến khích tư nhân tham gia, kể cả theo hình thức PPP (hợp tác công tư- PV). Ở khía cạnh khác, một số đại biểu mổ xẻ vấn đề kinh tế vĩ mô, cụ thể để có xuất siêu cán cân ngoại thương của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn ngoại, doanh nghiệp doanh nghiệp FDI, trong khi đó thì những nguyên liệu đầu vào các DN này vẫn chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

Đại biểu Trần Văn Tuý (Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh) đưa ra ví dụ ở Bắc Ninh, chỉ tính riêng hai tập đoàn sản xuất Samsung và Canon đã đóng góp trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nghịch lý ở chỗ, hai cơ sở của Samsung và Canon xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu cũng rất lớn - chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, trong khi đó công nghiệp phụ trợ của ta chưa đáp ứng được yêu cầu và rất khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thế nên, theo đại biểu Túy là phải cần đánh giá lại khu vực FDI và công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước.

Còn Đại biểu Võ Kim Cự (Hà Tĩnh ) thì đề nghị Chính phủ cần có các biện pháp để tạo động lực liên kết vùng tránh sự chồng chéo về mảng đầu tư na ná nhau giữa các địa phương khiến hiệu quả kinh tế không cao. Lo ngại trước thông tin, sang năm khó có khả năng tăng lương.

Trao đổi với PV bên hề hành lang QH sáng nay, đại biểu các đoàn Quảng Trị, Đắc Nông, Hà Tĩnh đều chung quan điểm: Sau khi báo chí phát đi thông tin từ Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiên Dũng về khẳ năng khó tăng lương tâm lý cử tri trong cuộc tiếp xúc trước khi ra Hà Nội họp Quốc hội khá lo lắng.

Cử tri đặt câu hỏi, tại sao ngân sách khó khăn đến vậy? Vì đâu ngân sách khó khăn? Trong khi báo cáo trước QH hàng năm thì thì tình trạng thất thoát, tham nhũng vẫn rất lớn. Thế nên, các đại biểu cho rằng khó khăn gì khó khăn phải đảm bảo lộ trình tăng lương nhằm không xảy ra tâm lý xấu trong dân cư.

Thu thấp chi lại dàn trải, thất thoát

Theo báo cáo của Chính phủ, thực hiện dự toán NSNN năm 2014 là 846.800 tỷ đồng, vượt 10,6% so với dự toán (dự toán thu 782.700 tỷ đồng) tương đương 63.700 tỷ đồng.

Dự toán chi 1.006.700 tỷ đồng, bội chi bằng dự toán là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP. Tổng chi NSNN cả năm khoảng 1.070.400 tỷ đồng, vượt 6,3% so với dự toán, tương ứng với số vượt thu.

Định hướng vượt thu năm 2014, trong đó vượt thu ngân sách trung ương dành cho chi trả nợ, một số nhiệm vụ cấp bách về quốc phòng an ninh, an sinh xã hội.

Dự toán thu NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015 ước 915.100 tỷ đồng, tăng 8,8% so với ước thực hiện dự toán NSNN năm 2014. Dự toán chi NSNN năm 2015 là 1.137.100 tỷ đồng. Bội chi 5% GDP, tương đương 226.000 tỷ đồng. Dư nợ công là 64% GDP, trong phạm vi quy định.

Trong đó, chi trả nợ và viện trợ 150.000 tỷ đồng (tăng 30.000 tỷ đồng so với năm 2014), đảm bảo chi trả các khoản vay nước ngoài đến hạn đảm bảo cả gốc và lãi, một phần gốc và lãi vay trong nước khoảng 130.000 tỷ đồng và phát hành vay đảo nợ.

Thẩm tra về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết: Chi thường xuyên trong tổng cân đối chi tăng từ 60% của năm 2011, 2012 lên 67%, 68% năm 2013, 2014 nhưng vẫn còn một số chính sách an sinh chưa có nguồn thực hiện.

Cạnh đó, chi cải cách tiền lương không thực hiện được theo lộ trình, mục tiêu đề ra, chi trả nợ duy trì 11% - 12% tổng chi cân đối song năm 2014 đã phải thực hiện vay đảo nợ cao hơn so với những năm trước, một số khoản nợ chưa tính hết, cơ cấu chi vẫn dàn trải; thất thoát, lãng phí…

Đây là dấu hiệu của cơ cấu chi không lành mạnh, phản ánh tình hình rất khó khăn trong cân đối NSNN, đòi hỏi kiểm soát thận trọng chi tiêu, cân đối thu - chi, quản lý chặt chẽ kế hoạch vay và trả nợ, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Về việc tăng lương tối thiểu, đề nghị bố trí kinh phí để tăng theo lộ trình để bảo đảm đời sống cho người về hưu và cán bộ công chức có thu nhập thấp.

Xung quanh chi trả nợ, viện trợ là 150.000 tỷ đồng, tăng 30.000 tỷ đồng dự toán năm 2014, cơ quan thẩm tra cho rằng đây là mức tăng khá cao và Chính phủ cần quản lý chặt chẽ vay nợ trung hạn, tích cực trả nợ vay ngắn hạn, tạo điều kiện sớm phát triển thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ.

 

Nên xem

Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 12/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Hyundai tổ chức sự kiện chăm sóc miễn phí hơn 1.200 xe tại 10 tỉnh thành

Hyundai tổ chức sự kiện chăm sóc miễn phí hơn 1.200 xe tại 10 tỉnh thành

Từ 18/5 - 24/8/2025, Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức khởi động chuỗi sự kiện Hyundai Care Day 2025 tại 10 tỉnh thành trên cả nước. Dự kiến, đợt này HTV sẽ chăm sóc hơn 1.200 xe Hyundai.
Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).

Tin khác

Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 12/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” có nhiệm vụ nghiên cứu biển, với khả năng hoạt động ở vùng biển sâu và xa bờ sẽ mở ra một trang mới...
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
Xem thêm
Phiên bản di động