-->

Hà Nội: Thực hiện thu hút nhân tài và có cơ chế đưa cán bộ không đủ năng lực ra khỏi bộ máy

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký văn bản gửi lãnh đạo UBND Thành phố, các sở, ngành, địa phương về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại công văn số 1767/VPCP-TKBT của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai kết luận của Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.
Phối hợp đảm bảo an ninh công nhân tại khu vực giáp ranh giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc Đề xuất lược bỏ ưu đãi thuế thu nhập cá nhân tại trung tâm tài chính

Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giao Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, theo chức năng nhiệm vụ được giao theo văn bản chỉ đạo trên của Văn phòng Chính phủ.

Cụ thể, trong thời gian tới phải huy động mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, người dân cùng tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, tích cực lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất để đóng góp vào tăng trưởng và phát triển đất nước. Mọi thể chế, cơ chế, chính sách phải hướng tới và đạt được yêu cầu này.

Đồng thời tập trung cải cách, thúc đẩy cả về phía cung và phía cầu một cách phù hợp với thực tiễn và tính chất, trình độ của nền kinh tế Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

"Tiếp tục tập trung cải cách mạnh mẽ thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân, phấn đấu trong năm 2025, giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức...

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Phấn đấu trong vòng 2 - 3 năm tới môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu trong ASEAN", văn bản nêu.

Hà Nội: Thực hiện thu hút nhân tài và có cơ chế đưa cán bộ không đủ năng lực ra khỏi bộ máy
Ảnh minh họa.

Ngoài ra cần nghiên cứu, áp dụng khung pháp lý chuyên biệt góp phần đưa hệ thống pháp luật Việt Nam bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế. Đặc biệt công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo, kinh tế nền tảng, thương mại điện tử và đặc khu kinh tế.

Đề xuất khung pháp lý riêng cho đặc khu kinh tế và đặc khu công nghệ (như các cơ chế thuế đặc biệt ưu đãi, cơ chế đặc thù trong giải quyết các tranh chấp thương mại trong đặc khu..)

Đối với chính sách đất đai và thị trường bất động sản, Hà Nội yêu cầu các đơn vị phải thực hiện theo đúng chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ.

Trong đó phải xây dựng hệ thống bản đồ số quốc gia về quy hoạch và giá đất; nghiên cứu thành lập "quỹ nhà ở quốc gia" để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Áp dụng chính sách tài chính mở cho các mô hình trung tâm tài chính quốc tế, tranh thủ hiệu quả đầu tư gián tiếp của nước ngoài.

Nghiên cứu hình thành mô hình "cảng miễn thuế" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn, phát triển "cổng một cửa đầu tư quốc gia" nhằm tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.

Thực hiện chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và chính sách đặc biệt đối với cán bộ, công chức đạt thành tích tốt trong công việc; đồng thời, có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ năng lực, phẩm chất. Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, có cơ chế và tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Quan tâm hoàn thiện chính sách ứng phó với già hoá dân số.

Thúc đẩy đầu tư tư nhân thông qua việc kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, an toàn, chi phí thấp, dễ tiếp cận vốn tín dụng. Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giúp tăng trưởng bền vững; gia tăng xuất khẩu ròng.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chế biến trên cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp thay vì sản xuất nông nghiệp thuần túy; công nghiệp hóa nông nghiệp; điều chỉnh chính sách hạn điền để tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất; khuyến khích thí điểm các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp. Thực hiện chính sách tài khoá mở rộng; chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là hoạt động tri ân quá khứ, hướng tới tương lai; là minh chứng cho sự quan tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô trong việc tạo ra sân chơi lành mạnh, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng.
Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Những ngày cuối tháng 4, giá thực phẩm tại các chợ và siêu thị tăng cao, khiến người tiêu dùng không khỏi đắn đo khi chi tiêu cho gia đình.
Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 người đàn ông quốc tịch Trung Quốc, cùng 44 công nhân đang thao tác lắp ráp các linh kiện điện thoại di động. Quá trình kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 12.000 chiếc điện thoại 2G thành phẩm nhãn hiệu TECNO T301...
Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, cơ quan Công an phát hiện bị can Hoàng Mạnh Hà và bị can Vũ Mạnh Cường đã thống nhất chi 150.000 USD tìm cách “chạy” vụ việc để không bị xử lý nặng, được xử lý hành chính, không bị xử lý hình sự.
Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Ngày 28/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Ngày 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.

Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục vụ cháy nhà làm 4 người thương vong

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục vụ cháy nhà làm 4 người thương vong

Sáng 28/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh có văn bản chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân lúc rạng sáng, khiến 4 người thương vong.
Kỳ họp thứ 22 HĐND Thành phố sẽ xem xét Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Kỳ họp thứ 22 HĐND Thành phố sẽ xem xét Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2025, ngày 29/4/2025, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22) của HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
UBND thành phố Hà Nội họp xem xét phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội họp xem xét phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố thường kỳ tháng 4/2025, để xem xét một số nội dung trình HĐND và theo Chương trình công tác năm 2025 của UBND Thành phố.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 28/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Xem thêm
Phiên bản di động