Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng
Thủ tướng chủ trì hội nghị về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 3 thành phố trực thuộc Thủ đô |
Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, Hà Nội sẽ nghiên cứu điều chỉnh xây dựng phát triển đô thị hài hòa hai bên sông, trong đó lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm. Đây là quan điểm mới trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ mới.
Với đô thị trung tâm lấy sông Hồng làm trục trung tâm, ưu tiên bổ sung, tăng cường khả năng kết nối giao thông qua các sông lớn, bổ sung thêm các cầu đường bộ, cầu đường sắt đô thị kết hợp đi riêng hoặc đi chung với cầu qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đà.
Hà Nội cũng đề xuất xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng, kết nối hai bên bờ sông Hồng, vừa là phương tiện giao thông vừa là hành trình kết nối di sản văn hoá; chú trọng khai thác cảnh quan, không gian mở và du lịch văn hoá dọc sông.
Nghiên cứu điều chỉnh bổ sung quy mô, công suất quy hoạch cảng Hồng Hà trên sông Hồng, để đầu tư đồng bộ khu cảng cạn và cảng thuỷ nội địa, trung tâm logistic và kết hợp cảng du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và trong khu vực.
Hà Nội đề xuất xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng, kết nối hai bên bờ sông Hồng. |
Về định hướng, thành phố sẽ phát triển 5 không gian phát triển đô thị: Đô thị trung tâm, gồm 2 tiểu vùng phía Nam và Bắc sông Hồng; đô thị Hoà Lạc, định hướng phát triển thành phố khoa học - đào tạo; đô thị Sơn Tây - Ba Vì phát triển văn hoá du lịch; đô thị phía Bắc gồm Sóc Sơn và một phần Đông Anh, một phần Mê Linh; đô thị phía Nam gồm Phú Xuyên, Ứng Hoà khi hình thành sân bay thứ 2 vùng Thủ đô.
Từ cơ sở này, để quy hoạch mạng lưới đường thuỷ, Hà Nội dự định bổ sung tuyến giao thông thuỷ phục vụ du lịch (du thuyền trên sông) hành trình văn hoá di sản từ Đền Hùng - Sơn Tây - Hoàng Thành - Cổ Loa - Phố Hiến.
Đề án cũng đề xuất điều chỉnh, bổ sung các tuyến cao tốc đô thị, đường sắt trên cao, đường trục đô thị kết nối đô thị trung tâm với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và cảng hàng không thứ 2 (dự kiến nâng cấp, điều chỉnh hướng tuyến đường trục phía Nam, đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên thành cao tốc đô thị kết nối).
Mạng lưới giao thông đường bộ cũng được bổ sung thêm các tuyến kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Về định hướng quy hoạch cảng hàng không, bên cạnh Nội Bài, Hà Nội dự định xây dựng cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô; công suất 30-50 triệu hành khách/năm, diện tích 1.300-1.500ha; sẽ triển khai sau năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30