--> -->

Hà Nội phát triển giao thông thông minh để chống ùn tắc

Đề án phát triển giao thông thông minh tại Hà Nội đặt ra tầm nhìn: Công nghệ hiện đại, hướng tới con người thân thiện môi trường, theo đó ứng dụng các công nghệ tiên tiến tăng cường thu thập thông tin, xử lý, chia sẻ, dữ liệu giao thông lớn, đa nguồn nhằm xây dựng hệ thống giao thông Thành phố an toàn, kết nối, bền vững.
Cần thêm giải pháp để thúc đẩy “xanh hoá” xe buýt Thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư công trình giao thông đường bộ Hà Nội: 74 tài xế xe buýt tranh tài lái xe giỏi, an toàn

Phát biểu tại phiên chuyên đề công nghệ, kết nối và dữ liệu trong khuôn khổ hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, Tiến sĩ Đỗ Việt Hải - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã trình bày đề án phát triển giao thông thông minh tại Hà Nội.

Hà Nội phát triển giao thông thông minh để chống ùn tắc
Toàn cảnh phiên chuyên đề công nghệ, kết nối và dữ liệu.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Hà Nội với diện tích gần 3,4 nghìn km2 nhưng lưu lượng, mật độ, số lượng các phương tiện giao thông rất lớn, tính đến tháng 6/2023, tổng phương tiện cá nhân là 7,96 triệu, trong đó 6,86 triệu xe máy; 1,1 triệu xe ô tô.

Trung bình hàng năm tăng từ 4 - 5% xe máy; ô tô tăng từ 7 - 10%, quỹ đất hạ tầng dành cho giao thông mới chỉ đạt 12 -13% trên diện tích quỹ đất phát triển đô thị, theo quy định của Luật quy hoạch xây dựng quỹ đất dành cho giao thông rơi từ 23 - 26%.

Hàng năm, ngân sách Thành phố dành trên 40% cho đầu tư công về phát triển giao thông, tuy nhiên tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị trên địa bàn Hà Nội còn khiêm tốn.

Thách thức lớn nhất đối với giao thông đô thị hiện nay của Hà Nội là ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường; di chuyển chưa thuận tiện, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng còn thấp; các đơn vị quản lý điều hành giao thông còn độc lập; dữ liệu giao thông chưa mang tính kết nối đồng bộ. Tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi, do đó cần có giải pháp, theo đó giải pháp cần hài hòa, thiên về thông minh.

Từ những thách thức đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội xác định 3 yêu cầu đặt ra cho giao thông thông minh đó là tăng cường thông tin giao thông; nâng cao hiệu quả quản lý điều hành; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thông minh.

“Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thông minh, đây là dữ liệu dùng chung, chia sẻ đến tất cả các chủ thể, tham gia khai thác dữ liệu. Thực tế hiện nay, hệ thống hạ tầng của Hà Nội có rất nhiều đường dây dẫn thông tin, mỗi đơn vị có một đường dây dẫn thông tin khác nhau, nếu chúng ta có giải pháp chung làm sao kết hợp cùng trong đường dây dẫn, cùng chia sẻ kênh dữ liệu thì chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tiết kiệm, hiệu quả hơn”, Tiến sĩ Đỗ Việt Hải phân tích.

Khung kiến trúc giao thông thông minh Hà Nội có các cấu phần: Người dùng giao thông thông minh; trung tâm điều hành, giám sát, giao thông thành phố; mạng truyền thông diện rộng.

Đề án phát triển giao thông thông minh tại Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Thành phố đặt ra tầm nhìn: Công nghệ hiện đại, hướng tới con người thân thiện môi trường. Theo đó ứng dụng các công nghệ tiên tiến tăng cường thu thập thông tin, xử lý, chia sẻ, dữ liệu giao thông lớn, đa nguồn nhằm xây dựng hệ thống giao thông Thành phố an toàn, kết nối, bền vững.

Trên cơ sở tầm nhìn, đề án giao thông thông minh gồm 3 chiến lược trụ cột: Tăng cường thông tin; nâng cao hiệu quả quản lý điều hành giao thông; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thông minh. Dựa trên các nền tảng: Bản đồ số Thành phố; xử lý dữ liệu lớn; tiêu chuẩn giao thông thông minh.

Phát triển hệ thống giao thông thông minh Thành phố đáp ứng các nhu cầu chủ quan và khách quan, hệ thống giao thông thông minh là phương thức quản lý, khai thác mới đòi hỏi đổi mới cơ chế, chính sách. Phát triển hệ thống giao thông thông minh là quá trình lâu dài, liên tục, đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực bền bỉ và hệ sinh thái giao thông thông minh đổi mới sáng tạo.

Hà Nội phát triển giao thông thông minh để chống ùn tắc
Đề án phát triển giao thông thông minh sẽ góp phần giải quyết thách thức lớn nhất đối với giao thông đô thị hiện nay của Hà Nội.

Lộ trình phát triển giao thông thông minh Thành phố chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn từ năm 2024 - 2026, Thành phố kiện toàn: Xây dựng Trung tâm quản lý và điều hành giao thông Thành phố; đầu tư lắp đặt các hệ thống thiết bị ngoại vi; kết nối nguồn dữ liệu; thẻ vé liên thông.

Giai đoạn 2027 - 2030, hình thành hệ thống giao thông thông minh Thành phố: Xây dựng Trung tâm điều hành giao thông thông minh tích hợp Thành phố; đổi mới phương thức quản lý; phát triển các ứng dụng giao thông thông minh cơ bản; đầu tư lắp đặt các thiết bị ngoại vi giao thông thông minh; thu phí nội đô giai đoạn 1.

Giai đoạn 2030 - 2045, phát triển bền vững: Vận hành, khai thác hiệu quả giao thông thông minh Thành phố; hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông thông minh; tăng cường các ứng dụng khai thác dữ liệu giao thông số; thu phí nội đô giai đoạn 2.

“Trong đề án phát triển giao thông thông minh tại Hà Nội, chúng tôi đặt mục tiêu lấy người dân làm trung tâm. Quan điểm của Sở Giao thông Vận tải là sẽ tiếp cận, cập nhật những tiêu chuẩn, kinh nghiệm tốt nhất của thế giới, làm sao để đề án giao thông thông minh tại Hà Nội đạt được mục tiêu phát triển của các thành phố trong cả nước, tiệm cận với những nước phát triển trên thế giới”, Tiến sĩ Đỗ Việt Hải nhấn mạnh.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội xác định 3 yêu cầu đặt ra cho giao thông thông minh đó là tăng cường thông tin giao thông; nâng cao hiệu quả quản lý điều hành; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thông minh.

Trên cơ sở tầm nhìn, đề án giao thông thông minh gồm 3 chiến lược trụ cột: Tăng cường thông tin; nâng cao hiệu quả quản lý điều hành giao thông; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thông minh. Dựa trên các nền tảng: Bản đồ số Thành phố; xử lý dữ liệu lớn; tiêu chuẩn giao thông thông minh.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô
Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về Chỉ số AI năm 2025

Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Bảng Chỉ số AI Thế giới năm 2025, với 59,2 điểm, vượt nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).

Tin khác

Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.
Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Chiều 20/7, các lực lượng liên ngành tại Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra, khảo sát thực tế và tuyên truyền khẩn cấp các biện pháp phòng chống bão số 3 (Wipha) trên tuyến sông Hồng. Hoạt động này nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, kịp thời khắc phục các tồn tại và nâng cao ý thức cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông thủy và hạn chế tối đa thiệt hại.
Xem thêm
Phiên bản di động