-->

Hà Nội khuyến mại trên 20.000 tỷ đồng để kích cầu tiêu dùng

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để kích cầu tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn thành phố, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai hàng loạt các Chương trình khuyến mại với tổng giá trị khuyến mại đạt trên 20.000 tỷ đồng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các ngành hàng gồm: Điện máy chiếm 30%, tiêu dùng chiếm 20%, ngành hàng thực phẩm chiếm 30% và các ngành hàng khác chiếm 20%.
Hà Nội: Phòng chống dịch Covid-19 ở góc khuất, ngõ nhỏ chưa nghiêm
"Có cán bộ dù năng lực chuyên môn rất tốt nhưng còn sợ sệt, không dám làm"
Nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư 2 dự án giao thông trọng điểm

Chiều ngày 1/9, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Sở Công Thương Hà Nội thông tin về kết quả thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích; Chương trình bình ổn thị trường 8 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2020.

2838 ynh 3
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan thông tin tại hội nghị

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thủ đô, từ đầu năm đến nay, ngành Công thương Hà Nội đã triển khai hàng loạt các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, đảm bảo đạt được kịch bản tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát.

Về chương trình bán hàng Việt, kích cầu tiêu dùng trên địa bàn thành phố, bà Lan cho hay, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai hàng loạt các Chương trình khuyến mại tập trung với chủ đề “60 ngày vàng – rộn ràng mua sắm” trên toàn địa bàn thành phố. Đến nay, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành công lễ khai mạc Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2020; tiếp nhận 4.963 thông báo/đăng ký khuyến mại của các doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình trong tháng 6, tháng 7 và tháng 11/2020 với hạn mức khuyến mại thấp nhất là 10% và cao nhất là 100%.

"Tổng giá trị khuyến mại đạt trên 20.000 tỷ đồng, trong đó, tập trung chủ yếu vào các ngành hàng gồm: Điện máy chiếm 30%, giá trị khuyến mại đạt 6.000 tỷ đồng; tiêu dùng chiếm 20%, giá trị khuyến mại đạt 4.000 tỷ đồng; ngành hàng thực phẩm chiếm 30%, giá trị khuyến mại đạt 6.000 tỷ đồng; ngành hàng khác chiếm 20%, giá trị khuyến mại đạt 4.000 tỷ đồng", bà Lan nói.

Trong kế hoạch, Sở triển khai tổ chức Hội chợ vàng hàng xuất khẩu Việt Nam với quy mô 300 gian hàng, thời gian 30/7 đến 2/8 tại Trung tâm triển lãm quốc tế - Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần 2 tại Việt Nam nên phải dừng tổ chức hội chợ.

Ngoài ra, Sở tổ chức triển khai Chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam, Tự hào hàng Việt Nam” gắn với thực hiện các hoạt động kích cầu tiêu dùng theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; thực hiện các hoạt động kích cầu tiêu dùng, thực hiện các chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá sản phẩm, treo băng rôn quảng bá, hình ảnh tuyên truyền “Tự hào hàng Việt Nam” lên website của doanh nghiệp.

Về công tác chỉ đạo điều hành, tháo gỡ khó khăn, triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp Việt đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và ứng phó với dịch Covid-19, Sở Công thương đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức Hội nghị với các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố; chủ trì tổ chức đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới tăng trưởng của thành phố năm 2020 nói chung, ngành Công Thương nói riêng…

“Hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nộp hồ sơ online, chưa tổ chức thẩm định thực tế thay bằng bản tự báo cáo của doanh nghiệp để cấp giấy chứng nhận đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong thời gian diễn ra dịch bệnh và thực hiện hậu kiểm sau khi hết dịch”, bà Lan cho biết.

3341 fb img 1598956414270
Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã tăng cường dự trữ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong mùa dịch.

Về đẩy mạnh phát triển thương mại, Sở Công Thương đã tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác quản lý, phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn, tạo điều kiện để triển khai các dự án hạ tầng thương mại; Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 31/3/2020 về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố năm 2020. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, tổng số có 11.382 website/ứng dụng thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân được tiếp nhận và chất thuận thông báo/đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố (chiếm hơn 90%).

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục và ứng phó với những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở Công Thương đã hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp mở mới 74 địa điểm kinh doanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu về thực phẩm của người dân. Việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc tại các siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện ích về cơ bản được kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trước diễn biến bất thường của dịch Covid-19, thành phố đã chủ động theo dõi từ sớm diễn biến dịch, xây dựng và tổ chức triển khai kịp thời 4 phương án đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa ứng phó với thay đổi của dịch. Tại phương án 4, Thành phố đã huy động, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn, bảo đảm dự trữ 17 nhóm hàng hóa thiết yếu trong 3 tháng quý III/2020 với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng, đồng thời xây dựng phương án dự trữ thêm lượng hàng hóa phục vụ các tỉnh/thành phố trong vùng đồng bằng Bắc bộ với trị giá hàng hóa khoảng 21.500 tỷ đồng.

Để nắm sát tình hình hàng hóa, từ ngày 10-14/8/2020, Sở Công Thương đã thành lập Đoàn làm việc về công tác chuẩn bị hàng hóa và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các đơn vị thương mại trên địa bàn; làm việc với 4 doanh nghiệp kinh doanh thương mại lớn và 1 chợ.

“Theo báo cáo của các đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn đã tăng cường dự trữ hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu với lượng dự trữ tăng 2-5 lần nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân trong mùa dịch. Các doanh nghiệp cũng chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố sẵn sàng cung ứng đưa hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra”, bà Lan cho biết thêm.

Trong những tháng cuối năm, Sở sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện các Chương trình Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích; Chương trình bình ổn thị trường 4 tháng cuối năm 2020 theo kế hoạch. Bên cạnh đó, tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, các chương trình công tác thúc đẩy phát triển sản xuất hàng Việt theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Bà Lan khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo tập trung kiểm tra công tác bảo đảm hàng hóa, bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố; triển khai các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, kết hợp tuyên truyền, phổ biến tới các tổ chức, cá nhân về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với công tác phòng chống dịch bệnh…

Hoàng My

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động