"Có cán bộ dù năng lực chuyên môn rất tốt nhưng còn sợ sệt, không dám làm"
![]() | Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt |
![]() | Tạo nguồn lực phát triển kinh tế |
![]() | Hà Nội: Họp trực tuyến toàn thành phố về phòng, chống dịch Covid-19 |
Sáng nay (31/8), Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố gắn với hoạt động giải trình về tình hình, kết quả thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công của thành phố năm 2020 và giai đoạn 2016-2020.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân (tổ Hoàng Mai) đặt câu hỏi tại phiên họp |
Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân (tổ Hoàng Mai) đặt câu hỏi cho Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình cấp thoát nước và môi trường. Cụ thể, đơn vị này có 10/14 dự án chuyển tiếp đang thi công, tuy nhiên trong đó nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân rất thấp, như dự án xử lý nước thải Yên Xá, dự án thoát nước và cải thiện môi trường Hà Nội giai đoạn 2… Đề nghị cho biết nguyên nhân việc giải ngân thấp, trách nhiệm và những giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện giải ngân các dự án?
Trả lời vấn đề đại biểu nêu, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội cho biết, theo kế hoạch năm 2020 Ban được giao vốn 1.300 tỷ đồng, đến thời điểm Hội đồng nhân dân thành phố tổng hợp và theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố, Ban đã thực hiện giải ngân đạt 32%. "Vừa rồi chúng tôi đã hoàn thiện thủ tục bổ sung giải ngân thêm 120 tỷ đồng, nên đến thời điểm này kế hoạch giải ngân đã đạt 42,3%", ông Hùng nói.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, dự án xử lý nước thải Yên Xá, đến nay đã giải ngân được 45%. Dự án này những năm trước khó khăn trong thủ tục đấu thầu, liên danh tư vấn rất phức tạp. Với gói thầu số 1 trên 4.000 tỷ đồng, Ban thực hiện đấu thầu đến nay còn gần 3.100 tỷ, tiết kiệm cho thành phố 928 tỷ đồng (theo thời giá 2018).
Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình cấp thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội cho biết đã đề xuất kế hoạch 1.000 tỷ đồng, nhưng đến tháng 4/2020 thành phố giao tiếp 468,2 tỷ đồng vốn chuyển nguồn mà ngày 31/12/2019 Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới bố trí giao giải quyết trong năm 2019 là không khả thi.
"Năm nay do dịch bệnh nên Ban không triển khai được các thủ tục của những đơn vị cung cấp vật tư thiết bị. Ban đã làm thủ tục thiết kế bảo vệ thi công với những hạng mục trang thiết bị để đầu năm 2021 khi được bố trí vốn thì sẽ triển khai", ông Hùng nói.
![]() |
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Hùng trả lời vấn đề đại biểu nêu |
Đối với dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2, ông Hùng cho biết, đây là dự án Ban nhận lại từ giai đoạn quyết toán. Vừa qua, trên cơ sở những hồ sơ phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng của các quận huyện, Ban phải đưa vào danh mục để báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo thành phố bố trí vốn 115 tỷ đồng, song đến nay giải ngân của các địa phương rất chậm, đặc biệt quận Đống Đa đã đề nghị 70 tỷ đồng nhưng hiện giải ngân rất thấp.
"Với trách nhiệm chủ đầu tư, chúng tôi đã đôn đốc làm việc với các địa phương, cũng đề nghị các quận huyện liên quan dự án chú ý phối hợp tốt. Riêng với phần thuộc khu Kim Liên nhỏ vướng giải phóng mặt bằng liên quan quy hoạch, vừa qua chúng tôi đã phối hợp quận và các ngành có hướng giải quyết, trên cơ sở thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố, dự án này sẽ chuyển cho Ủy ban nhân dân quận thực hiện trong giai đoạn tiếp theo", ông Hùng thông tin.
Về những nguyên nhân chậm giải ngân, ông Hùng thẳng thắn nói: Trước hết thuộc trách nhiệm chủ đầu tư trong quá trình điều hành, do năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ các ban quản lý dự án trước sáp nhập.
"Về trình độ, Ban tiếp nhận cán bộ từ toàn bộ các ban cũ theo quyết định ngày 31/12/2016, nhưng thậm chí có đồng chí đến nay chưa thể chưa tiếp nhận được các công việc, có những cán bộ có chuyên môn không liên quan gì đến ngành của chúng tôi, nhưng vẫn phải thực hiện công việc...
Ban tiếp nhận 146 cán bộ thì có 87 viên chức và 59 cán bộ hợp đồng, trong đó có cán bộ không phù hợp chuyên môn nên tôi đề nghị cho nghỉ thì lại có ý kiến cho giữ nguyên. Phải thừa nhận nguyên nhân đầu tiên là trách nhiệm chủ quan của chúng tôi, song trong quá trình điều hành có những cán bộ dù năng lực chuyên môn rất tốt nhưng còn sợ sệt, không dám làm… Ngoài ra, còn vướng mắc do luật, sửa nghị định…", ông Hùng cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Tin khác

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:27

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:25

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 15:19