-->

Hà Nội: Khảo sát trực tuyến việc quản lý đất đai ở hai huyện Gia Lâm và Mê Linh

Chiều 28/5, Đoàn công tác số 01 và số 02 của Ban Thường vụ Thành ủy đã khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn huyện Gia Lâm và huyện Mê Linh. Cuộc khảo sát được tổ chức bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Ủy ban nhân dân Thành phố đến điểm cầu 2 huyện.
Năm 2020, Hà Nội tiết kiệm ngân sách nhiều nhất trong 63 địa phương Bí thư Thành ủy Hà Nội kêu gọi các “mạnh thường quân” hỗ trợ mua vắc xin Covid-19 Hà Nội: Khảo sát trực tuyến việc quản lý và sử dụng đất đai ở 2 quận

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng đoàn kiểm tra số 01 Nguyễn Thị Tuyến và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng đoàn kiểm tra số 02 Nguyễn Trọng Đông chủ trì buổi làm việc.

undefined
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Lương Toàn)

Theo báo cáo của 2 huyện Mê Linh và Gia Lâm, cả 2 địa phương này đều triển khai nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW và Luật Đất đai năm 2013.

Cả 2 huyện đều chủ động xây dựng các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức quán triệt, tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; chú trọng kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Công tác quy hoạch đất đai được thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học và có tính kế hoạch cao, việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của 2 huyện theo từng giai đoạn và có tầm nhìn dài hạn, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất trên địa bàn 2 huyện đã được tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, góp phần tăng thu cho ngân sách để tạo nguồn lực lớn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội.

Riêng huyện Mê Linh đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được 22,5ha, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 2.315 tỷ đồng. Còn huyện Gia Lâm đã tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng được 940,5 ha, liên quan đến 17.234 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ đã chi trả là 6.107,2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, 2 huyện đã triển khai đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách quyết liệt, khoa học, có lộ trình. Đến nay, huyện Gia Lâm đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đạt tỷ lệ 83,5% (nếu bao gồm cả các trường hợp được cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai thì đạt 98,5%). Trong khi đó, huyện Mê Linh đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu đạt 95,2% các trường hợp đủ điều kiện (nếu bao gồm cả các trường hợp được cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai thì đạt 100%)...

undefined
Quang cảnh buổi làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. (Ảnh: Lương Toàn)

Tại buổi làm việc, lãnh đạo 2 huyện cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng thời nêu những kiến nghị đối với Thành phố để triển khai hiệu quả nhiệm vụ này trong thời gian tới.

Sau khi nghe đại diện các sở, ngành và thành viên các Đoàn khảo sát trao đổi, thảo luận, phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đánh giá: 2 huyện Gia Lâm và Mê Linh đã làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI cũng như trong tổ chức thực hiện Luật Đất đai 2013, qua đó góp phần khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Thành phố.

Về những kiến nghị, đề xuất được nêu ra tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các cơ quan liên quan tổng hợp, tham mưu Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Thành phố hoàn thiện báo cáo trình Ban Thường vụ Thành ủy, phục vụ công tác tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW cấp Thành phố và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương trong thời gian tới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động