Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết
Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết Quận Long Biên: Ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch sốt xuất huyết Bộ Y tế cấp phép vắc xin sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 |
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 669 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023). Số ca mắc sốt xuất huyết chủ yếu tập trung trong tháng 1/2024.
![]() |
Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố (Ảnh: Hùng Sơn). |
Ngoài ra, trong tuần không ghi nhận ổ dịch sốt xuất huyết. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Thành phố ghi nhận 7 ổ dịch. Hiện còn 2 ổ dịch đang hoạt động tại 3 thôn: Thọ Vực, Bãi Tháp, Đồng Vân của huyện Đan Phượng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức giám sát véc tơ, muỗi truyền bệnh tại các ổ dịch này.
Theo nhận định của các chuyên gia y tế, với điều kiện thời tiết như hiện nay, nắng mưa thất thường, nhất là tại miền Bắc có nhiệt độ trung bình cao, khiến cho môi trường sống của muỗi sốt xuất huyết phát triển. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị cần tăng cường thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy để phòng, chống sốt xuất huyết.
Vừa qua, Bộ Y tế đã ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vắc xin sinh phẩm, trong đó có các vắc xin mới được đặc biệt chờ đợi như vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, việc cấp phép cho vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam là một tin rất đáng mừng cho người dân, nhằm phòng bệnh hiệu quả.
Trong khi số ca mắc sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng thì số ca mắc tay chân miệng, ho gà trên địa bàn Thành phố lại giảm. Cụ thể, trong tuần ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng (giảm 61 ca so với tuần trước đó) và 2 ca mắc ho gà (giảm 13 ca so với tuần trước đó).
Dù vậy, theo quy luật hằng năm, tháng 5 là tháng cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng nên Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân không nên chủ quan, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận số ca mắc, ổ dịch.
Do đó, Sở Y tế Thành phố yêu cầu, các quận, huyện, thị xã cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa ngành Y tế và các nhà trường để thực hiện phòng, chống dịch bệnh, kịp thời phát hiện, điều trị ca mắc, xử lý ổ dịch theo quy định, đặc biệt là các ổ dịch trong trường học.
Cùng với đó, tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng, chống một số dịch bệnh mùa hè như: Tay chân miệng, ho gà, thủy đậu, sởi, rubella…; khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47