Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%
![]() | Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng |
![]() | Sẽ bầu chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội tại Kỳ họp HĐND đầu tháng 12 |
![]() | Ngày 1/12, khai mạc Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội |
Tốc độ tăng GRDP từ 8,5-9,0%
Về Nghị quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2016 của Thủ đô đã được 83,7% đại biểu tán đồng. Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu đề ra gồm: Về kinh tế: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 8,5-9,0% (theo cách tính mới); GRDP bình quân đầu người là 85-87 triệu đồng; Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 11,0-12,0%; Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0-8,0%.
Về văn hóa – xã hội, TP Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước 0,01‰; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước 0,1%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 0,2%. Đồng thời giảm tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới) so với năm trước 1,3%. Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%. Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 75 trường; Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” đạt 85,7%...
![]() |
Các đại biểu dự kỳ họp HĐND khóa 14 |
Về đô thị, môi trường theo nghị quyết tỷ lệ dân số thành thị dùng nước sạch đạt 100%. Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh đạt 100% trong đó nước sạch đạt 38%. Tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 22 xã. 100% các cụm công nghiệp xây dựng mới khi đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải, 50% các cụm công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lý nước thải…
Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu này, về kinh tế, Thành phố sẽ đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tăng cường thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và hội nhập. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI và quản lý sau cấp giấy nhứng nhận đầu tư.
Đồng thời rà soát quy hoạch, xây dựng danh mục các dự án đầu tư Trung tâm thương mại, chợ đầu mối giai đoạn 2016-2020. Thực hiện hiệu quả việc trao đổi, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương. Tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng mẫu mã hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu…Cùng với đó Thành phố đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa. Xây dựng, điều chỉnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Hữu Thắng góp ý về dự thảo Nghị quyết phát triển KT-XH của Hà Nội |
Về cải cách hành chính, Thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Rà soát, chỉnh sửa và bổ sung các cơ chế, chính sách theo hướng minh bạch, thông thoáng, phù hợp với các Luật và Nghị định mới ban hành. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước.
![]() |
Các đại biểu ấn nút thông qua nghị quyết |
Phí thuê kiốt tại chợ Đồng Xuân tối đa 750.000 đồng/m2/tháng
Với Nghị quyết về bổ sung mức thu phí chợ trên địa bàn TP Hà Nội thuộc thẩm quyền HĐND TP với 85,87% đại biểu có mặt tại hội trường tán thành. Theo đó hiện nay mức thu tối đa phí chợ trên địa bàn TP Hà Nội dành cho chợ hạng 1 do DN quản lý đang là 400.000 đồng/m2/tháng. Trong đó có chợ Đồng Xuân với trên 2.000 hộ kinh doanh, 2.140 sạp hàng (diện tích 3m2/sạp) và 70 kiốt (diện tích 7m2/kiốt).
Hiện tại chợ Đồng Xuân do Công ty cổ phần Đồng Xuân quản lý có số vốn Nhà nước nắm giữ 71%. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên xã hội hóa giao cho DN quản lý và khai thác kinh doanh chợ.
Năm 2015, thời hạn cho thuê địa điểm kinh doanh tại chợ trong giai đoạn từ 2010-2014 đã hết hạn, để triển khai ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo, Công ty cổ phần Đồng Xuân đã xây dựng phương án điều chỉnh mức thu phí, UBND quận Hoàn Kiếm đã rà soát và có văn bản đề xuất điều chỉnh mức thu phí chợ Đồng Xuân.
Căn cứ lợi thế thương mại của từng vị trí kinh doanh và mức thu phí bình quân, UBND TP xác định 88 mức thu phí. Cụ thể: Đối với sạp hàng, mức phí thấp nhất là 121.000 đồng/m2/tháng, mức cao nhất là 744.000 đồng/m2/tháng; Đối với kiốt, mức phí thấp nhất là 277.000 đồng/m2/tháng, mức cao nhất là 587.000 đồng/m2/tháng. Cùng với đó mức thu phí tối đa được bổ xung là 750.000 đồng/m2/tháng. Mức phí mới này sẽ được áp dụng tại chợ Đồng Xuân từ 1/1/2016.
Trần Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau
Tin mới 18/04/2025 06:24

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả
Tin mới 17/04/2025 20:51