-->

Hà Nội: Căn cứ tình hình lũ để xem xét tạm dừng hoạt động các công trình cầu không đảm bảo

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 14 về việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu trên địa bàn Thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã cấp điện trở lại cho 4,3 triệu khách hàng bị ảnh hưởng vì mưa lũ LĐLĐ quận Tây Hồ trao quà tới người lao động tham gia khắc phục sự cố sau bão số 3

Công điện nêu, cơn bão số 3 đi qua địa bàn thành phố Hà Nội, đã gây ra mưa to và dông lốc, làm gãy, đổ nhiều cây xanh, ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật, ngập úng cục bộ. Dự báo tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, mức nước trên các tuyến sông đang tiếp tục dâng cao, kèm theo mưa lớn nhất là các khu vực miền núi, có nguy cơ tác động ảnh hưởng mất an toàn đến các công trình cầu vượt sông.

Để đảm bảo cho nhân dân đi lại an toàn, thuận lợi, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ ảnh hưởng tác động và đảm bảo an toàn khai thác đối với các công trình cầu trên địa bàn, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá toàn bộ các công trình cầu đang khai thác trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý (đặc biệt là các công trình cầu vượt sông, cầu phao, cầu tạm) để kịp thời phát hiện đưa ra biện pháp xử lý ngay đối với các công trình có nguy cơ mất an toàn khai thác.

Căn cứ thực tế hiện trạng công trình, tình hình nước lũ, quyết định việc tạm dừng hoạt động khai thác kịp thời đối với các công trình cầu không đảm bảo hoặc có nguy cơ mất an toàn giao thông; đồng thời phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các lực lượng chức năng phân luồng đảm bảo giao thông, hướng dẫn người dân đi lại được an toàn và thuận lợi.

Hà Nội: Căn cứ tình hình lũ để xem xét tạm dừng hoạt động các công trình cầu không đảm bảo
Ảnh minh họa.

Theo dõi, giám sát thường xuyên tình hình nước lũ trên các tuyến sông, đánh giá các tác động ảnh hưởng đến khả năng khai thác các công trình cầu vượt sông để đưa ra các cảnh báo, biện pháp xử lý phù hợp. Trong trường hợp cần thiết dừng hoạt động khai thác để tiến hành sửa chữa, cải tạo hoặc thay mới.

Tổng hợp danh sách các công trình cầu yếu, cầu tạm cần cải tạo, sửa chữa, thay mới (sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ quan trọng) kèm theo nhu cầu về kinh phí gửi Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư, cải tạo, sửa chữa.

Chịu trách nhiệm toàn diện về việc đảm bảo an toàn khai thác đối với các công trình cầu do địa phương quản lý theo phân cấp; chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn, xử lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật chuyên ngành, cũng như phương án kỹ thuật xử lý sự cố phát sinh (nếu có).

Giám đốc Sở Giao thông vận tải hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai các nội dung công việc, nhiệm vụ đã được giao tại mục 1 nêu trên và tổng hợp, theo dõi đôn đốc các địa phương trong tổ chức triển khai, thực hiện.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình cầu do Thành phố quản lý (đặc biệt là các công trình cầu lớn vượt sông, các công trình cầu đã đưa vào khai thác, sử dụng nhiều năm), trong đó cần quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá các tác động ảnh hưởng đến kết cấu công trình phần dưới (móng, trụ cầu) bị ảnh hưởng bởi dòng chảy, biến đổi địa chất sau nhiều năm khai thác vận hành để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp theo mức độ ảnh hưởng và yêu cầu kỹ thuật.

Quyết định việc dừng hoạt động hoặc hạn chế phương tiện đi qua đối với các công trình cầu thuộc thẩm quyền được giao quản lý. Chủ trì lên phương án phân luồng đảm bảo an toàn giao thông qua các công trình cầu. Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đối với các công trình cầu đang hạn chế tải trọng. Phối hợp đảm bảo an toàn các công trình cầu vượt sông do Bộ Giao thông vận tải đang quản lý nằm trên địa bàn Thành phố.

Tổng hợp danh mục, số liệu các công trình cầu cần cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới, đề xuất UBND Thành phố lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn. Trong đó đề xuất bổ sung ngay danh mục các công trình cầu cần cải tạo, sửa chữa sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để khắc phục sửa chữa các hư hỏng nhẳm đảm bảo duy trì khả năng khai thác…

Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát sao, tình hình nước lũ tăng nhanh trên các tuyến sông, tình hình sạt lở tại các khu vực công trình cầu hiện hữu kèm theo cảnh báo các tác động ảnh hưởng có thể xảy ra; Kịp thời cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương, Sở Giao thông vận tải nắm bắt đưa ra phương án xử lý.

Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính trên cơ sở đề xuất của chính quyền địa phương, Sở Giao thông vận tải tham mưu đề xuất thành phố bố trí kinh phí sự nghiệp kinh tế để đảm bảo an toàn giao thông các công trình cầu hiện hữu cần thiết phải sửa chữa, xử lý ngay; bố trí kinh phí chuẩn bị đầu tư để đầu tư mới, cải tạo, sửa chữa lớn các công trình cầu yếu, cầu tạm trong giai đoạn 2024 - 2025…

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 19/4, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) phục vụ lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT.
Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, theo chỉ đạo của Trung ương, sẽ giảm khoảng 70% xã, phường. Nội dung được lấy ý kiến Nhân dân là phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã mới sẽ hình thành trên địa bàn và dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.

Tin khác

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, theo chỉ đạo của Trung ương, sẽ giảm khoảng 70% xã, phường. Nội dung được lấy ý kiến Nhân dân là phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã mới sẽ hình thành trên địa bàn và dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động